Khi mùa đông đến, điều quan trọng là mẹ phải đảm bảo em bé ấm áp và khô ráo. Dưới đây là một số cách giúp mẹ dễ dàng giữ cho em bé khỏe mạnh, ấm áp và thoải mái:
Cách giữ ấm cho bé ban đêm
Mặc dù mẹ muốn giữ ấm cho bé vào ban đêm, nhưng điều quan trọng là không để bé bị nóng. Để cho em bé quá nóng có thể làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Một điều rất quan trọng khi chăm sóc trẻ mùa đông là mẹ cần giữ ấm bàn chân cho bé
Rất hiếm khi phòng của bé cần sưởi ấm vào ban đêm, nhưng hãy chắc chắn rằng mẹ giữ cho phòng ấm áp. Sử dụng nhiệt kế phòng để giữ cho phòng của bé ở nhiệt độ an toàn, thoải mái.
Mẹ nên để bé nằm ngủ xa bộ tản nhiệt, lửa hoặc ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Đừng đặt chai nước nóng hay chăn điện trên giường của bé.
Điều gì giúp mẹ giữ bé ở nhiệt độ thích hợp?
Chọn ga trải và chăn thuộc chất liệu cotton cho cũi thay vì chăn lông. Mua nên vài bộ để có thể thay đổi.
Cách mặc quần áo cho bé mùa đông
Bộ đồ ngủ nên làm bằng vải cotton mềm sẽ giữ ấm từ đầu đến chân cho bé suốt đêm. Khi phòng bé quá lạnh, mẹ có thể mặc thêm áo lót cho bé bên trong đồ ngủ. Không cần đội mũ cho bé khi đang ở trong nhà hoặc khi đang ngủ.
Mẹ có thể sờ bụng bé để cảm nhận nhiệt độ trẻ em mùa đông, xem bé đang quá nóng hay quá lạnh để điều chỉnh giường cho phù hợp.
Nếu quá nóng, hãy tháo bớt lớp chăn và thêm vào nếu lạnh. Các dấu hiệu cho thấy bé đang bị nóng bao gồm đổ mồ hôi, tóc ẩm và phát ban nhiệt.
Mặc đồ ngủ cho bé vào mùa đông
Đừng phán đoán bé cảm thấy nóng hay lạnh bằng việc sờ chân hay tay bé. Vì chân và tay bé thường lạnh. Tuy nhiên nếu tay chân bé có vẻ xanh xao, hãy đeo vớ cho bé.
Vậy mùa đông bé sốt có nên đắp chăn? Mẹ nên nhớ rằng nếu bé bị sốt, mẹ nên rút bớt chăn ga trên chỗ bé nằm.
Nhiều bố mẹ sử dụng túi ngủ có khóa cho bé để giữ bé nằm yên. Túi ngủ giữ cho bé ít bị giật mình tỉnh giấc hơn. Bé vẫn có thể di chuyển tay trong khi phần còn lại của cơ thể được che kín.
Nên mặc gì cho bé khi ra khỏi nhà?
Nếu mẹ dự định ra ngoài cùng bé vào buổi sáng mùa đông, mẹ cần sớm bắt đầu mọi thứ. Có rất nhiều thứ cần chuẩn bị sẵn sàng và em bé có thể sẽ không hợp tác khi mẹ mặc quá nhiều lớp quần áo lên người bé.
Một nguyên tắc nhỏ là bé cần nhiều hơn mẹ một lớp quần áo. Gom tất cả các quần áo mẹ cần lại một chỗ để có thể nhanh chóng mặc vào cho bé trước khi ra ngoài.
Khi ngoài trời rất lạnh, một chiếc áo choàng che hết cơ thể cho bé là một lựa chọn hoàn hảo.
Hầu hết snowsuit được trang bị mũ trùm đầu. Hãy tìm loại có lớp cách nhiệt tốt, chẳng hạn như lông cừu hoặc vải nỉ, và vải bên ngoài không thấm nước.
Mẹ nên sắm một chiếc áo choàng lớn đồng thời đội mũ cho con khi đi ra ngoài vào mùa đông
Em bé có thể mất rất nhiều nhiệt qua đầu, vì vậy hãy luôn đội mũ cho bé khi đi ra ngoài vào mùa đông. Nếu tay bị lộ ra, mẹ có thể đeo găng tay cho bé. Mang theo một cặp dự phòng nếu bé thường bú ngón tay. Mẹ cũng nên giữ ấm cho chân bé bằng vớ.
Vào những ngày trời lạnh, mẹ có thể quấn chăn bên ngoài lớp snowsuit của bé nếu bé vẫn lạnh. Trong xe đẩy, một lớp lót bằng da cừu sẽ cung cấp thêm độ ấm và rất thoáng khí.
Hãy nhớ luôn luôn cởi mũ và lớp quần áo bên ngoài ra khi mẹ và bé vào bên trong nhà vì nếu không, bé sẽ có thể dễ dàng bị quá nóng.
Mẹo an toàn: Không mặc quần áo cho bé quá cồng kềnh khi ngồi trong ghế ô tô. Nếu xe ấm áp, mẹ không cần mặc thêm nhiều quần áo cho bé.
Bé có thể ở ngoài trời bao lâu?
Bất kể thời tiết như thế nào, sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé khi đi ra ngoài và tận hưởng một chút không khí trong lành. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá khắc nghiệt, mẹ có thể sẽ muốn rút ngắn thời gian ở ngoài trời để giữ cho bé không bị cảm lạnh.
Em bé không có nhiều khả năng bị lạnh khi mặc đầy đủ quần áo và ở gần mẹ nhưng phải luôn luôn kiểm tra nhiệt độ cho bé.
Hãy nhớ rằng khi mẹ đang vã mồ hôi khi đẩy em bé đi dạo, bé hoàn toàn có thể bị lạnh. Làm thế nào để mẹ biết rằng bé đã đủ ấm? Hãy chú ý đến những cử chỉ của bé.
Nếu lúc đầu bé vui vẻ khi đi ra ngoài nhưng sau đó bắt đầu quấy khóc, có thể bé đang cố nói với mẹ rằng bé đang bị lạnh. Nên kiểm tra bụng, tai và mặt của bé thường xuyên và đi vào nhà trước khi bé cảm thấy khó chịu.
Mẹo an toàn: Nếu em bé bị lạnh, đừng cố gắng làm ấm da bằng cách chà xát vì có thể bé sẽ bị đau.
Làm thế nào để giữ cho da bé không bị nứt nẻ?
Gió lạnh bên ngoài và hơi nóng trong nhà có thể làm da người lớn bị khô nên làn da mỏng manh của bé đặc biệt dễ bị tổn thương.
Giữ ẩm cho da bé bằng kem dưỡng. Nhiều loại kem được sản xuất đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Nếu đang đi ra ngoài, mẹ có thể bôi một ít kem dưỡng ẩm hoặc nước làm mềm da cho em bé để giúp da không bị khô, nứt nẻ.
Mẹ nên lau khô người và bôi kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm
Nước cứng có thể làm khô da bé, vì vậy mẹ không cần tắm cho bé mỗi ngày trong những tháng mùa đông. Ngoài ra, em bé có thể không thích tắm trong phòng lạnh. Đóng cửa sổ và đảm bảo phòng ấm áp trước khi mẹ tắm cho bé.
Khi tắm cho bé, mẹ nên dùng sữa tắm dịu nhẹ cùng với nước ấm. Sử dụng nước làm mềm da để tắm cho bé nếu bé bị chàm hoặc da bị khô.
Đừng để bé ngâm trong bồn quá lâu. Quấn bé vào một chiếc khăn ngay sau khi tắm xong, thấm khô da và sau đó thoa kem dưỡng cho bé.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo