Gia đình - Mối liên kết vững bền

đăng bởi

 

Một em bé mới sinh có thể có tác động đặc biệt mạnh mẽ đến các thành viên trong gia đình, từ cha mẹ ông bà cho đến các anh chị lớn.

Trong khi các mẹ đang làm quen với đứa con bé bỏng của mình, những người khác có thể cũng đang phải vô cùng cố gắng để thích nghi với vai trò mới của họ.

Sự gắn kết gia đình là nền tảng để con phát triển tốt 

Bài viết này sẽ giúp ba mẹ tìm ra cách động viên mọi người trong gia đình gắn kết hơn và phát triển mối quan hệ lâu dài với thành viên mới.

Em bé sơ sinh sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của cha mẹ như thế nào?

Có con có thể là một trong những sự kiện hạnh phúc và thú vị nhất trong cuộc đời mỗi người mẹ, nhưng nó cũng có thể gây ra những mệt mỏi và căng thẳng, ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai vợ chồng.

Khi gần gũi với con trong vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên, người chồng có thể sẽ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị lãng quên và nghĩ rằng mình đang phải vật lộn để tạo nên tình thân với một thành viên mới.

Tin vui là anh ấy sẽ dần cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu phát triển mối quan hệ gắn bó với bé theo thời gian.

Gia đình - Mối liên kết vững bền

Để chồng cùng tham gia chăm sóc con yêu giúp tạo sự gắn bó với con, mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn

Các mẹ nên cố gắng bảo chồng cùng trải nghiệm và tham gia các hoạt động chăm sóc con. Thời gian tắm hoặc chơi là cơ hội lý tưởng vì con sẽ yêu tất cả sự chú ý và âu yếm của bố.

Thêm vào đó, điều cũng cho phép mẹ có khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

Nếu mẹ đã phải trải qua thời kỳ chuyển dạ đầy khó khăn và đau đớn, chồng của bạn có thể bị ảnh hưởng khi chứng kiến hai mẹ con trong tình huống nguy hiểm đó.

Điều này đôi khi gây tác động đến cách người chồng cảm nhận về sự thân mật với bạn và thậm chí là về nhu cầu tình dục của mình.

Anh ấy có thể lo lắng việc quan hệ sẽ gây đau đớn cho bạn và không còn chắc chắn về cảm xúc của bản thân nữa.

Do đó, các mẹ nên cố gắng trò chuyện và chia sẻ với chồng về bất kỳ mối bận tâm nào, điều này sẽ giúp hai vợ chồng cùng vượt qua quãng thời gian này.

 

 

Các mẹ có thể thấy rằng những khúc mắc về mối quan hệ của mình có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh, điều này là hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng.

Bạn cũng sẽ nhận ra đôi khi hai vợ chồng có thể không đồng ý với nhau về trách nhiệm của mỗi người trong việc nuôi dưỡng con cái. Hãy tận dụng cơ hội để nói chuyện cùng người bạn đời của mình một cách cởi mở về cảm xúc của bản thân và những quan điểm khác nhau của cả hai để tìm ra giải pháp nhé.

Việc nhà có thể trở nên quá tải khi có thêm em bé mới sinh, hai vợ chồng bạn cần phải thỏa thuận về việc ai sẽ làm những gì.

Sẽ dễ dàng hơn nếu thảo luận rõ điều này từ trước khi sinh con, nhưng cũng hãy chuẩn bị tinh thần thay đổi một vài thứ ngay khi em bé mới về nhà.

Nếu các mẹ đang trong thời gian nghỉ đẻ, bạn có thể cảm thấy bị cô lập và ghen tị với cuộc sống của người bạn ở bên ngoài. Đừng nên như vậy, hãy tận dụng tối đa cuộc sống mới như một bà mẹ và ra ngoài nhiều nhất có thể, cho dù đó là thăm gia đình và bạn bè hoặc tham gia một nhóm “Mẹ và bé” nào đó trên mạng xã hội nhé!

Em bé mới sẽ ảnh hưởng đến anh chị lớn như thế nào?

Bố mẹ nên trò chuyện cùng con về em bé từ khi mang thai, điều này sẽ giúp con hiểu và chuẩn bị cho sự thay đổi sắp tới.

Nói với con về những gì xảy ra trong bụng mẹ sẽ giúp con tưởng tượng ra em trai hoặc em gái của mình và dần hình thành suy nghĩ rằng đứa bé sẽ là một thành viên mới trong gia đình.

Việc anh chị em mâu thuẫn nhau là hoàn toàn bình thường. Đứa con mới biết đi của bạn ban đầu có thể từ chối em bé mới, hoặc thậm chí thể hiện thái độ khó chịu, thù địch và gây sự.

Một đứa trẻ lớn hơn sẽ có những hành động nhỏ không rõ ràng, ví dụ, con có thể đòi một bình sữa, nói bằng giọng trẻ con, muốn được ôm ấp, âu yếm nhiều hơn hoặc dễ nổi cáu hơn bình thường.

hiện tượng con yêu đi phân lỏng có thể là do bị tiêu chảy

Mẹ nên quan tâm để con lớn hiểu mình cũng được yêu thương như em bé

Ngay cả khi con lớn chơi đùa vui vẻ với em trai/em gái mới của mình và trông có vẻ trưởng thành hơn trước, việc con vẫn có những hành động ganh đua nhỏ là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Các mẹ có thể sẽ thấy buồn vì cách hành xử của đứa con lớn, lo lắng rằng ba mẹ đã khiến con cảm thấy bị đẩy ra ngoài, dẫn đến tức giận và ghen tị.

Do đó, ba mẹ nên nói cho con biết rằng việc có thêm một thành viên mới đến không có nghĩa là bé trở nên ít quan trọng hơn với bố mẹ.

Hãy vỗ về cảm xúc của con, đồng thời cũng làm rõ quan điểm rằng ba mẹ sẽ không cho phép con làm tổn thương em bé.

Dành thời gian cùng con làm một vài điều gì đó vui vẻ, điều này giúp trấn an con rằng con cũng quan trọng với ba mẹ như em bé mới vậy.

 

 

Vai trò của ông bà trong gia đình

Các bậc cha mẹ thường dễ dàng đánh giá thấp sự hào hứng và niềm tự hào của ông bà về sự xuất hiện của một thành viên mới.

Ông bà thường muốn dành nhiều thời gian hơn với cả hai vợ chồng, đưa ra nhiều ý kiến và lời khuyên về cách làm cha làm mẹ của các bạn đấy!

Đối với một số người, họ có thể đã có khá nhiều con cháu và tỏ ra không quá hào hứng với em bé mới chào đời lần này, do đó khiến ba mẹ cảm thấy khó chịu.

Hoặc ông bà có thể sống quá xa và khó có thể thường xuyên gặp được những đứa cháu bé bỏng của mình.

Dù tình huống của ba mẹ là gì, hãy cố gắng khuyến khích ông bà xây dựng mối quan hệ riêng với bé. Bởi vì ông bà đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con bắt đầu hiểu các mối quan hệ gia đình.

Khi nào để người khác bế bé và những thắc mắc về chuyện bế bé

Ông bà giúp bé hiểu hơn về sự gắn bó gia đình

Không có gì lạ nếu mối quan hệ của bạn với bố mẹ ruột và bố mẹ chồng thay đổi khi đã có con. Lúc này, ba mẹ sẽ thấy đồng cảm hơn khi đã là cha mẹ và hiểu được những suy nghĩ hay quyết định trước kia của bố mẹ mình.

Mặt khác, ba mẹ cũng có thể đúc rút ra một vài quan điểm hoàn toàn khác về việc nuôi dạy con cái sau khi đã trải qua tất cả. Những cảm xúc này cũng sẽ ảnh hưởng đến cách bố mẹ chồng và bố mẹ ruột tham gia vào gia đình với tư cách là ông bà đấy.

Nếu bạn có cha mẹ đã ly dị hoặc mất đi người thân, sự xuất hiện của một đứa trẻ mới có thể khiến họ hồi tưởng lại cảm giác mất mát đó. Ông/bà có thể cảm thấy cô đơn, buồn và khóc ngay cả trong thời điểm hạnh phúc này.

Hãy kiên nhẫn, để họ chấp nhận và quen dần với sự âu yếm, ôm ấp cùng bé, và tự tạo mối quan hệ đặc biệt với đứa cháu bé bỏng này nhé.

Các mẹ hãy luôn nhớ rằng mọi người trong gia đình bạn đều sẽ cần thời gian để điều chỉnh. Hãy để các mối quan hệ trong gia đình bạn phát triển theo tốc độ của riêng nó, điều này sẽ xây dựng nền tảng cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn trong tương lai.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo