Đặt vòng tránh thai ( phần II)

đăng bởi Tiên Tiên

 Xem thêm thông tin về Vòng tránh thai trên POH tại : Đặt vòng tránh thai (phần I)

Khi nào chị em có thể bắt đầu sử dụng vòng tránh thai ? Lúc đầu có cần sử dụng thêm phương pháp đề phòng không?

Chị em có thể bắt đầu đặt vòng sáu tuần sau khi sinh con. Lý do là vì các bà mẹ mới sinh có nguy cơ rất cao bị đông máu trong những tuần đầu sau sinh và estrogen trong vòng tránh thai làm tăng nguy cơ này hơn nữa.

Bởi vì những bà mẹ mới sinh không cho con bú hoàn toàn có thể rụng trứng trong vòng một tháng sau khi sinh, mẹ sẽ cần phải kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng một biện pháp tránh thai khác trong thời gian này, chẳng hạn như thuốc chỉ chứa progestin hoặc bao cao su.

Nếu muốn đảm bảo rằng mình chưa có thai khi bắt đầu đặt vòng. Một cách để biết chắc chắn là bắt đầu sử dụng vòng tránh thai khi có kinh nguyệt, thường sẽ diễn ra trong vòng tám tuần sau khi sinh nếu mẹ không cho con bú.

Các mẹ không cần phải đợi đến kỳ kinh nguyệt nếu kiêng quan hệ hoặc thường xuyên sử dụng một hình thức tránh thai khác kể từ khi sinh con. Tuy nhiên, sẽ cần phải kiêng quan hệ hoặc sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng (như bao cao su) trong bảy ngày đầu tiên sau khi đặt vòng.

Không sử dụng màng ngăn hoặc nắp cổ tử cung làm phương pháp dự phòng của vì vòng có thể gây cản trở, làm lệch vị trí và giảm độ an toàn của các biện pháp tránh thai rào cản này.

Nếu chị em đã có kinh nguyệt trở lại sẽ có thể chắc chắn rằng mình không có thai nếu đặt chiếc vòng đầu tiên trong vòng năm ngày sau khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Nếu chị em đặt vòng lần đầu tiên và đặt nó vào ngày đầu tiên của chu kỳ - tức là ngày có kinh nguyệt - chị em sẽ được bảo vệ ngay lập tức và sẽ không cần sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai dự phòng nào.

Tuy nhiên, nếu đặt vòng vào khoảng thời gian từ ngày thứ hai đến thứ năm của chu kỳ, chị em sẽ cần phải kiêng quan hệ hoặc sử dụng bao cao su trong bảy ngày đầu của chu kỳ đó để đảm bảo không có thai.

Nếu chắc chắn rằng bạn không có thai - nghĩa là, hoặc là đã không quan hệ tình dục kể từ kỳ kinh nguyệt trước hoặc là đã liên tục sử dụng một phương pháp ngừa thai đáng tin cậy khác – bác sĩ có thể sẽ đồng ý để chị em đặt vòng bất kể thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt.

Với phương pháp này, chị em sẽ cần kiêng quan hệ hoặc sử dụng bao cao su trong ít nhất bảy ngày đầu tiên sau khi đặt vì vòng sẽ không có hiệu lực ngay lập tức.

Nếu chuyển sang đặt vòng thay vì dùng thuốc tránh thai kết hợp hoặc miếng dán tránh thai, chị em có thể chuyển đổi bất cứ lúc nào. Nếu đó là lúc kết thúc chu kỳ dùng thuốc hoặc miếng dán, hãy nhớ đặt vòng tránh thai cùng ngày mà chị em sẽ bắt đầu dùng một vỉ thuốc mới hoặc một miếng dán mới.

Nếu đã sử dụng các phương pháp này đúng quy cách mà không bỏ lỡ một viên thuốc hoặc miếng dán nào và đặt vòng đúng ngày, chị em sẽ không cần sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng nữa.

Nếu đang dùng thuốc tránh thai chỉ có progestin, chị em có thể đổi sang đặt vòng vào bất kỳ ngày nào, nhưng bạn phải sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng như bao cao su trong bảy ngày sau khi đặt vòng lần đầu tiên.

Đặt vòng sau bao lâu thì quan hệ được?

Trong khoảng từ 1 - 3 ngày sau khi đặt vòng sẽ có thể quan hệ được, lời khuyên dành cho các chị em là nên nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng để vòng ổn định vị trí, không bị sai lệch.

Trong những ngày này chị em nên vệ sinh cô bé bằng nước sạch và uống thuốc đúng theo đơn của bác sĩ để tránh các hậu quả không đáng có.

Thường thì sau đặt vòng chị em nên kiêng từ 7 - 10 ngày không quan hệ. Vì nếu sau đặt vòng mà quan hệ luôn có thể dẫn đến vòng bị lệch vị trí hoặc nghiêm trọng hơn là chảy máu vùng kín và ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.

Đặt vòng có khả năng mang thai hay không?

Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 99,2 % điều đó có thể được hiểu là 1000 ca thì sẽ có khoảng 8 ca vẫn mang thai bình thường, điều này được lý giải do vòng đặt bị lệch khỏi vị trí an toàn hoặc chị em đã không tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ nên câu trả ở đây là có.

  Trong trường hợp có thai, chị em nên khám bác sỹ để có quyết định đúng đắn nhất

Trong trường hợp có thai, chị em nên khám bác sỹ để có quyết định đúng đắn nhất.

Chị em không nên quá lo lắng khi bỗng nhiên có thai cần suy nghĩ kỹ về việc có em bé và đi khám để bác sĩ đưa ra các lời khuyên cần thiết về tình trạng của thai nhi và em bé. Vì thực tế vẫn có các trường hợp em bé sinh ra khỏe mạnh với chiếc vòng tránh thai.

Trên đây là một vài kiến thức hữu ích mà POH gửi đến bạn đọc để có một nhận thức đúng hơn về phương pháp tránh thai bằng cách đặt vòng. Ngoài ra chị em cũng có thể tham khảo những phương pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su, cấy que tránh thai, màng ngăn âm đạo, miếng dán tránh thai hay tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn và chọn cho mình phương pháp tránh thai hiệu quả, an toàn  nhé!

Nếu vòng trượt ra khỏi âm đạo thì sao?

Mặc dù điều này không thường xuyên xảy ra, vòng tránh thai có thể tuột ra khỏi âm đạo khi tháo băng vệ sinh tampon hoặc do cơ bắp căng ra khi đi vệ sinh. (Sau khi tháo tampon hoặc đi vệ sinh, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng mình đã không đẩy vòng ra ngoài.)

Vòng tránh thai có thể dễ bị tuột ra hơn nếu chị em có cấu trúc âm đạo khác thường, chẳng hạn như sa tử cung hoặc cơ âm đạo quá lỏng.

Nếu vòng tuột ra khỏi âm đạo, hãy rửa nó bằng nước mát hoặc ấm (không nóng) và lắp lại càng sớm càng tốt. Chị em sẽ tiếp tục được ngừa thai nếu đặt nó trở lại đúng vị trí trong vòng ba giờ.

Nếu vòng tránh thai rời khỏi âm đạo trong vòng hơn ba giờ liên tục trong tuần đầu tiên hoặc thứ hai sử dụng, chị em vẫn nên rửa sạch nó và đặt lại, nhưng sau đó sẽ cần sử dụng phương pháp ngừa thai dự phòng trong một tuần tiếp theo đó.

Nếu vòng bị tuột khỏi âm đạo trong hơn ba giờ liên tục trong tuần thứ ba sử dụng, hãy vứt nó đi. Tại thời điểm này, chị em có thể đặt vòng mới ngay lập tức và bắt đầu một chu kỳ 28 ngày mới, hoặc đợi bảy ngày để bạn có thể có thời gian trước khi đặt một chiếc vòng tránh thai mới.

Nếu chọn chờ một tuần, chị em sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng cho đến khi vòng mới được đặt trong ít nhất bảy ngày.

Nếu làm rơi mất vòng khi nó tuột khỏi âm đạo, chỉ cần đặt vòng mới và bắt đầu một chu kỳ khác. (Nếu vòng mới không được đặt vào trong vòng ba giờ, hãy đảm bảo có sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong bảy ngày tiếp theo.)

Nếu vòng liên tục bị tuột, hãy gọi cho bác sĩ. Chị em có thể cần phải chuyển sang dùng một phương pháp ngừa thai khác.

Nếu vòng đã ra ngoài âm đạo hơn ba giờ và chị em đã quan hệ không được bảo vệ trong thời gian này, hãy cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp để giảm tỷ lệ mang thai.

Nếu quên tháo vòng theo lịch trình thì sao?

Nếu chị em quên tháo vòng sau ba tuần, nhưng nó ở trong âm đạo không quá 28 ngày vẫn có tác dụng ngừa thai. Trong trường hợp này, hãy lấy vòng ra và đặt một cái mới sau bảy ngày.

Tuy nhiên, nếu vòng đã ở trong người hơn bốn tuần, chị em đã không còn được ngừa thai nữa.

Nếu không quan hệ tình dục hoặc đã sử dụng một phương pháp tránh thai dự phòng trong thời gian này, chị em có thể đặt một vòng mới ngay.

Khi đặt vòng mới, vẫn sẽ cần tiếp tục kiêng quan hệ hoặc sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong bảy ngày tiếp theo.

Nếu đã quan hệ tình dục mà không có biện pháp tránh thai dự phòng sau khi vòng đã ở trong người được bốn tuần, hãy cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp ngay lập tức.

Chị em sẽ cần đảm bảo rằng bạn không có thai trước khi đặt vòng mới. Hãy sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng cho đến khi vòng mới đã được đặt trong bảy ngày.

Nên làm gì nếu không có kinh nguyệt trong tuần cuối cùng của chu kỳ?

Chị em thường sẽ có sẽ có lại kinh nguyệt trong hai hoặc ba ngày sau khi tháo vòng. Phụ nữ sử dụng vòng thường có kỳ kinh nguyệt ngắn và nhẹ nhàng hơn. Một vài chị em chỉ có một ngày ra máu.

Một số phụ nữ sử dụng vòng đôi khi hoàn toàn không có kinh nguyệt. Nếu điều này xảy ra với bạn và bạn đã đặt vòng đúng quy cách, đừng hoảng sợ - chỉ cần đặt vòng mới theo lịch trình. Khả năng có thai là rất thấp, nhưng nếu lo lắng, bạn có thể thử thai tại nhà để an tâm hơn.

Tuy nhiên, nếu chị em không có kinh nguyệt trong hai chu kỳ liên tiếp hoặc không có kinh nguyệt đúng một lần khi không đặt vòng một cách chính xác và nhất quán, hãy gọi cho bác sĩ để có thể đảm bảo rằng bản thân không có thai trước khi đặt vòng tiếp. Trong khi đó, hãy sử dụng một phương pháp tránh thai khác.

Không cần phải hoảng sợ nếu đã đặt vòng trước khi nghi ngờ rằng mình có thể mang thai. Không có bằng chứng nào cho thấy biện pháp tránh thai nội tiết tố được sử dụng một cách vô tình trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây hại cho em bé đang phát triển.

Thỉnh thoảng nghỉ đặt vòng có được không?

Điều này là không nên.

Miễn là không có vấn đề gì bắt buộc phải ngừng đặt vòng, không có lý do y tế nào để  dừng đặt vòng hoặc nghỉ một thời gian. Và trừ khi chuyển sang dùng một biện pháp tránh thai đáng tin cậy khác, chị em sẽ có nguy cơ mang thai.

(Chị em có thể cần bắt đầu dùng phương pháp mới của mình một tuần trước khi ngừng sử dụng vòng.) Ngoài ra, khi bạn quay lại sử dụng vòng tránh thai có thể sẽ gặp lại các tác dụng phụ khó chịu trong vài chu kỳ đầu tiên.

Có loại thuốc nào làm cho vòng tránh thai mất tác dụng không?

Một số loại thuốc và các chế phẩm thảo dược có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các biện pháp tránh thai nội tiết tố.

Biện pháp tránh thai nội tiết tố cũng có thể làm cho một số loại thuốc khác giảm hiệu lực. Hãy đảm bảo luôn thông báo cho bác sĩ của bạn là mình đang đặt vòng tránh thai.

Chị em cũng cần nói với người kê toa đặt vòng về tất cả các loại thuốc khác mà bạn dùng, bao gồm cả thực phẩm chức năng và các loại thảo mộc.

Các chất được biết chắc hoặc nghi ngờ làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai nội tiết tố bao gồm chiết xuất cây ban lỗ, kháng sinh rifampin, thuốc ngủ, một số loại thuốc chống HIV, một số loại thuốc chống co giật và thuốc trị nấm có tên griseofulvin.

Hầu hết các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kháng sinh thông thường, chẳng hạn như thuốc trị nhiễm trùng đường tiết niệu, thuốc trị nấm âm đạo cho người bị nhiễm trùng nấm men sẽ không làm giảm hiệu quả của vòng.

Nếu cần dùng một loại thuốc gây ảnh hưởng tới tác dụng tránh thai của vòng trong một thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp tránh thai khác.

Nếu chỉ uống thuốc trong một thời gian ngắn, bạn có thể tiếp tục đặt vòng nhưng bạn sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng cùng lúc và trong bảy ngày sau khi thuốc được loại bỏ khỏi cơ thể.

Bởi vì một số loại thuốc mất nhiều thời gian hơn để được loại bỏ khỏi cơ thể, bạn có thể cần phải sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng trong hơn bảy ngày sau khi ngừng dùng thuốc. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được hướng dẫn cụ thể về bất kỳ đơn thuốc nào bạn được kê.

Vòng tránh thai có tác dụng phụ gì?

Lượng estrogen bạn nhận được từ vòng thấp hơn lượng có trong thuốc tránh thai hàng ngày, do đó bạn ít có khả năng gặp tác dụng phụ từ nó. Nói chung, nếu bạn gặp tác dụng phụ, rất có thể chúng sẽ xảy ra trong hai hoặc ba tháng đầu sử dụng. Một số phụ nữ có thể bị:

  • Thay đổi nhỏ về cân nặng
  • Căng tức ngực hoặc ngực nở ra
  • Buồn nôn hoặc hiếm gặp hơn là nôn ọe
  • Thay đổi tâm trạng
  • Nhức đầu
  • Khó đeo kính áp tròng

Chị em cũng có thể bị chảy máu nhẹ giữa các kỳ kinh nguyệt, được gọi là chảy máu kinh do vòng tránh thai tổn thương lớp niêm mạc tử cung. Hiện tượng này chỉ xảy ra với một số ít phụ nữ sử dụng vòng tránh thai và thường biến mất sau một vài chu kỳ.

Có một tỷ lệ nhỏ phụ nữ phàn nàn về việc bị kích ứng âm đạo khi sử dụng vòng và một số người sử dụng vòng cho biết âm đạo ẩm ướt hơn trước.

Cuối cùng, một số phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết kết hợp bị nám da hoặc có các vùng da sẫm màu hơn, thường là ở trên mặt, mặc dù điều này ít xảy ra với liều estrogen thấp.

Sạm da có nhiều khả năng sẽ là vấn đề nếu chị em từng bị sạm da khi mang thai. Tất nhiên chị em có thể hạ thấp tỷ lệ bị nám da ngay bây giờ bằng cách bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng và quần áo.

Nếu bị nám da mặc dù không có rủi ro nào với sức khỏe cả, nhưng chị em sẽ muốn chuyển sang dùng một biện pháp tránh thai khác không chứa estrogen. Vết nám có thể sẽ tệ hơn nếu bạn tiếp tục sử dụng vòng tránh thai.

Những triệu chứng có khả năng chỉ ra một vấn đề sức khỏe từ vòng tránh thai?

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau nhói ở ngực
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Đau bụng dữ dội, nhức hoặc sưng
  • Sưng ở một chân, hoặc đau bắp chân, đau đùi nghiêm trọng
  • Đau nửa đầu, đau đầu dữ dội dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có những cơn đau đầu dữ dội hơn so với trước khi bắt đầu đặt vòng
  • Bất kỳ triệu chứng thần kinh nào, bao gồm rối loạn thị giác (như mờ mắt hoặc hoa mắt, mất thị lực tạm thời, lóa mắt hoặc thấy đốm đen trước mắt), nói chậm, thấy ngứa ran hoặc yếu đi ở một bên cơ thể
  • Sốt cao đột ngột kèm theo nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, cơ thể yếu ớt, đau họng, đau nhức, đỏ mắt hoặc phát ban giống như bị cháy nắng. Đây là những dấu hiệu của hội chứng sốc độc, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng tampon và một số biện pháp tránh thai rào cản nhất định, như màng ngăn. (Rất ít trường hợp đã được báo cáo ở người đặt vòng, một số người cũng đang sử dụng tampon, vì vậy vẫn chưa rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của việc này.)

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có dấu hiệu phát ban da nghiêm trọng, bị vàng da (vàng da hoặc mắt), cảm thấy ngứa khắp người, nhận thấy một khối u ở vú, cảm thấy chán nản hoặc thay đổi tâm trạng thất thường. Và tất nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình đã có thai.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo