Ngôn ngữ nói là công cụ quan trọng giúp bé biểu đạt tư duy.
Trong giai đoạn 0-1 tuổi - giai đoạn tiền ngôn ngữ, bé học ngôn ngữ thông qua lắng nghe và quan sát - bắt chước người lớn xung quanh.
Các bài tập Ngôn ngữ trong chương trình POH Acti: Phát triển giác quan, vận động và ngôn ngữ cho bé 0-1 tuổi được cá nhân hóa phù hợp với sự phát triển của bé theo từng ngày tuổi giúp: hướng dẫn cha mẹ cách nói chuyện phù hợp với con, con bật âm sớm và có khả năng nói sớm.
Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức, sự phát triển nhân cách, tâm lý và thái độ sống của bé ngay từ những năm tháng đầu đời.
Để dạy con ngoan, bố mẹ hãy cùng POH Acti thử áp dụng những thay đổi nhỏ dưới đây:
>> "Kĩ thuật" nói sao cho con chịu nghe
>> Giao tiếp không lời với trẻ 0-1 tuổi
Đừng dùng ngôn từ thô tục
Nên nói với trẻ “Mời con đi vệ sinh”, chứ đừng bao giờ nói “Đi ỉa, đi đái đi” bô bô trước mặt người khác. Trẻ đánh bủm cũng không nên nhận xét bàn tán - chỉ cần đơn giản công nhận, vì việc xì hơi ợ hơi là nhu cầu sinh học bình thường của cơ thể con người.
Đừng “Vâng, dạ, ạ” khi nói chuyện với trẻ
Nhiều ông bà, bố mẹ làm thế vì muốn trẻ bắt chước để cũng gọi dạ bảo vâng. Vấn đề không phải ở chỗ trẻ nói được các từ đó. Cái bé cần học là biết nói những từ đó với người lớn tuổi hơn mình.
Nếu bạn muốn con sử dụng những từ đó thì hãy cư xử như thế với bố mẹ mình, với những người nhiều tuổi hơn mình xung quanh để bé hiểu. Người lớn dạ vâng với em bé là làm mẫu sai trật tự xã hội và sai cách dùng tiếng Việt. Đây không phải là cách dạy con ngoan đúng.
Đừng bắt trẻ ạ đi rồi mới cho cái này cái kia
“Ạ” thể hiện sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trẻ yêu tất cả mọi người xung quanh vô điều kiện mà khi muốn cái gì thì phải ạ mới được cho. Chẳng phải chúng ta đang dạy trẻ mọi thứ đều có điều kiện hay sao?
Thế là đến một lúc khi bạn không đồng ý cho trẻ cái gì, bé quay lại bảo “Con không yêu mẹ nữa đâu đấy nhé. Mẹ phải cho con ăn kẹo con mới yêu mẹ”. Mẹ nuôi dạy con nên nhớ nhé.
Đừng dùng những cụm từ tiêu cực như đối phó với trẻ
Đừng nói với con những lời lẽ như: ăn vạ, quấy, lười học, chậm như sên… mà hãy luôn chọn từ ngữ tích cực khi nói chuyện với con, nói về con. Trẻ không phải là kẻ thù để phải đối phó.
Con không ăn vạ mà là đang thể hiện chính kiến của mình. Trẻ không lười học mà vì học theo cách không phù hợp thì trẻ làm sao thích được. Đây không phải là phương pháp dạy con ngoan đúng.
Đừng bàn luận hay nhận xét trẻ
Khi chăm sóc con, các mẹ hay bàn luận và nhận xét không tốt về con.“Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”; “Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là lăn ra ốm”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”. Hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư.
Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không?
Kể cả chúng ta nếu có khuyết điểm thì cũng không thích ai nhận xét hay mang mình ra bình luận với người khác như vậy. Thế nhưng chúng ta lại thường làm vậy với con mình – những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ. Để dạy con ngoan, mẹ nhớ đừng phạm phải nhé.
Dạy con ngoan, đừng đặt mình lên vị trí cao hơn trẻ
Các thầy cô giáo không bao giờ nói dạy học, mà chỉ nói “Cô hướng dẫn con trước rồi con sẽ tự làm nhé”. “Lại đây, cô chỉ cho con xem cái này thú vị lắm”. “Cô sẽ giúp con một tay nhé?”…, vì quá trình học sẽ là do trẻ tự làm chứ không phải do cô dạy trẻ mới biết học.
Chỉ là từ khác nhau nhưng thể hiện sự tôn trọng của các cô với trẻ. Bí quyết dạy con ngoan này đơn giản mà hiệu quả.
Đừng dùng câu hỏi hay câu phủ định
Những câu dạng này sẽ không giúp gì cho việc dạy con ngoan. Nếu bây giờ tôi bảo bạn ĐỪNG nghĩ đến “một con voi màu xám” thì trong đầu bạn có gì? Hẳn nhiên là một con voi màu xám đúng không. Với con chúng ta cũng vậy, nhiều khi chính chúng ta lại là người gợi ý cho con phạm lỗi mà không biết.
Trẻ con có xu hướng làm theo những gì mà chúng hình dung trong đầu. Tưởng tượng xem nếu con bạn đang cầm một bình hoa, và bạn cứ ra rả “coi chừng vỡ cái bình” thì kết quả rất dễ xảy ra là “Keng” – chiếc bình vỡ tan.
Nhưng nếu bạn nói “Con hãy giữ cái bình một cách thận cẩn thận nhé”. Bạn đã giúp trẻ hình dung được điều đó. Và tâm lý của trẻ lúc này sẽ muốn giữ chiếc bình cẩn thận.
Tương tự vậy, thay vì “Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành “Nước này là để uống con à”. “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Bộ mảnh ghép này là để xếp hình.” “Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Con hãy khẽ thôi nhé, nói to là mất lịch sự đấy con ạ”… Bạn sẽ giúp trẻ biết nghe lời hơn.
Đừng suy nghĩ tiêu cực
Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé vẽ ra ngoài hình tô màu, có thể bảo: “Chỉ hơi ra ngoài tí thôi. Bao giờ tay con khéo hơn thì tất cả các nét sẽ nằm gọn trong hình vẽ”.
Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”…
Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề. Phát triển tư duy cho con, giúp bé suy nghĩ tích cực. thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao?
Đừng ra lệnh
“Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là không tốt”. “Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ” thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”…
Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng. Biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình.
Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con. giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ. Dạy con ngoan và giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội.
Nguồn: Sưu tầm
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo