Vì sao sữa mẹ có mùi tanh? Hãy làm thế này để sữa thơm và đặc trở lại!

đăng bởi Hoài Anh

Do cơ địa mỗi người khác nhau nên sữa mẹ cũng sẽ có mùi và vị khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản sữa mẹ sẽ thơm nhẹ và không có mùi lạ. Nhưng không ít mẹ phát hiện sữa có mùi khó chịu, thậm chí là mùi tanh, mùi chua. Bài viết dưới đây từ POH sẽ giải đáp chi tiết cho các mẹ lý do tại sao sữa mẹ có mùi tanh và cách khử mùi tanh sữa mẹ hiệu quả, giúp bé ăn tốt và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Vì sao sữa mẹ có mùi tanh?

Sữa mẹ có mùi tanh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến sữa mẹ có mùi lạ.

1. Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn hàng ngày của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của sữa. Đôi khi sữa mẹ có mùi tanh là do mẹ thường xuyên ăn hải sản, tôm, cá… 

Ở Việt Nam còn có nhiều món lên men như rau dưa, cà ướp, tỏi ngâm… khi các mẹ ăn nhiều cũng ảnh hưởng tới mùi vị sữa mẹ. Những loại gia vị nồng như hành, tỏi… cũng dễ làm thay đổi mùi của sữa. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn những món chế biến nhiều gia vị này. 

Ăn nhiều thực phẩm tanh như tôm, cá, hải sản… khiến sữa mẹ có mùi tanh

2. Ảnh hưởng của hormone cơ thể

Sự thay đổi hormone prolactin và oxytocin trong cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa, bao gồm cả lượng sữa và mùi vị. 

Giai đoạn đầu sau sinh, lượng hormone trong cơ thể chưa ổn định hoàn toàn có thể làm sữa có mùi tanh nhẹ. Hoặc khi mẹ stress, hormone cortisol tăng cao cũng làm sữa có mùi hơi lạ, hơi hôi hoặc tanh.

3. Bảo quản không đúng cách

Trường hợp sữa mẹ rã đông có mùi tanh là do mẹ bảo quản không đúng cách. 

Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng lâu, không được bảo quản kịp thời trong tủ lạnh sẽ dễ bị hỏng. Nguyên nhân là vì khi sữa tiếp xúc với không khí thời gian dài, chất béo trong sữa bị oxy hóa. Màu sắc sữa sẽ thay đổi và khi ngửi có mùi tanh hôi, mùi chua. Lúc này sữa không còn an toàn để dùng cho bé.

Một khả năng khác đó là sữa mẹ được để trong tủ lạnh chung với thực phẩm như cá, mắm, hành mà không đậy kín khiến cho mùi của các thực phẩm này ám vào sữa và làm sữa có mùi tanh. 

4. Do mẹ đang uống thuốc, kháng sinh, thực phẩm chức năng

Trong khi cho con bú, các mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc. Trường hợp cần dùng thuốc, một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc nội tiết, hoặc thực phẩm chức năng cũng có thể làm thay đổi mùi vị sữa. Đặc biệt là khi mẹ uống các thực phẩm chức năng bổ sung vi chất chứa nhiều sắt hoặc kẽm sẽ dễ khiến sữa có mùi tanh.

5. Vệ sinh bầu ngực chưa sạch

Mẹ không vệ sinh bầu ngực đúng cách trước khi cho con bú hoặc trước khi hút sữa cũng là một nguyên nhân khiến sữa bị tanh. Quá trình cho con bú, phần sữa thừa chảy ra dính lên đầu ti, các loại tế bào tích tụ, tay bé và tay mẹ tiếp xúc nhiều ở phần ngực mang theo vi khuẩn… những nguyên nhân trên đều có thể ảnh hưởng đến mùi của sữa.

6. Vệ sinh bình sữa/ túi trữ sữa không sạch

Một nguyên nhân ít gặp hơn nhưng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mùi của sữa đó là do mẹ vệ sinh bình sữa, túi trữ sữa không sạch. Thông thường, các mẹ sẽ cọ rửa bình sữa và tiệt trùng cẩn thận. Nhưng đôi khi vô ý, bố mẹ hoặc người chăm sóc bé rửa chung bình với bát đĩa của gia đình, hoặc rửa chung giẻ, chung chậu… cũng có thể khiến mùi thức ăn bám vào bình.

Và khi mẹ đựng sữa bằng các bình, túi trữ đó sẽ ngửi thấy mùi tanh. Việc sử dụng chậu rửa, cọ rửa bình không sạch, dùng nước rửa bình hết hạn… cũng sẽ gây ra mùi tanh hôi tương tự.

7. Sữa mẹ thấm ra áo có mùi tanh

Khi sữa mẹ thấm ra áo và tiếp xúc với không khí, sẽ gây ra mùi tanh khó chịu. Đặc biệt là các mẹ sinh con vào mùa hè, không khí nóng ẩm, ra mồ hôi nhiều thì sữa bị thấm vào quần áo càng nặng mùi. Điều này là hoàn toàn bình thường với các mẹ nuôi con nhỏ.

Sữa mẹ có mùi tanh có ảnh hưởng đến bé không?

Khi sữa mẹ có mùi tanh, điều đầu tiên mà các mẹ bỉm lo lắng là liệu điều này có ảnh hưởng đến bé hay không. Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ mùi tanh và phản ứng của bé.

Sữa mẹ có mùi tanh có sao không?

Nếu sữa có mùi tanh nhẹ do chế độ ăn uống hoặc thay đổi hormone của mẹ thì sẽ không ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong sữa. Và mẹ vẫn có thể dùng sữa đó cho bé ăn được.

Tuy nhiên, với một số bé khá nhạy cảm, khi gặp sữa có mùi tanh hoặc mùi lạ, bé ngay lập tức từ chối bú hoặc quấy khóc. Bé cũng có thể bú ít hơn, nhả ti thường xuyên hoặc thậm chí bỏ bú hoàn toàn, khiến con bị đói. Lúc này mẹ nên đổi sữa mới cho bé.

Nếu sữa mẹ bị hôi tanh do bị hỏng vì bảo quản sai cách dẫn tới nhiễm khuẩn, chất lượng sữa sẽ giảm nhiều. Các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, và vitamin có thể bị phân hủy, thậm chí gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Lúc này mẹ không nên cho bé sử dụng sữa có mùi tanh nữa.

Vậy khi sữa mẹ có mùi tanh phải làm sao? Điều này cần xuất phát từ nguyên nhân vì sao sữa mẹ có mùi tanh. Việc nhận biết đúng nguyên nhân là rất quan trọng để mẹ tìm cách xử lý hiệu quả. 

Làm thế nào để sữa mẹ thơm và đặc trở lại?

Nếu sữa mẹ có mùi tanh, mẹ hãy làm như thế này để khử mùi tanh, giữ cho sữa thơm, đặc sánh và giàu dinh dưỡng.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất: protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất để sữa giàu dinh dưỡng. Tránh ăn nhiều thực phẩm tanh như cá, hải sản hoặc thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi. Thay vào đó hãy ưu tiên bổ sung các phẩm lợi sữa như đu đủ, vú sữa, hạnh nhân, hạt óc chó giúp sữa đặc và thơm hơn.

Ăn gì để sữa mẹ không tanh?

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giảm căng thẳng: Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế căng thẳng stress để hormone trong cơ thể ổn định. Điều này sẽ giảm tình trạng sữa có mùi tanh do nội tiết, đồng thời giúp tăng lượng sữa mẹ.
  • Vệ sinh dụng cụ hút sữa, trữ sữa đúng cách:  Mẹ nên sử dụng chậu, nước rửa bình và cọ rửa bình sữa riêng, tránh rửa chung với bát đĩa gia đình. Sau khi rửa, tiệt trùng bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng để đảm bảo sạch khuẩn.
  • Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ: Mẹ hãy rửa tay sạch, lai rửa ngực bằng nước ấm trước và sau khi cho con bú hoặc hút sữa.
  • Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Trước khi cho sữa vào tủ lạnh, mẹ hãy kiểm tra kỹ chất lượng sữa một lần. Túi hoặc bình đựng phải kín để tránh không khí hoặc mùi thực phẩm khác xâm nhập. Tốt nhất là mẹ sắp xếp sữa của con vào một ngăn riêng biệt để tránh nhiễm khuẩn chéo.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc: Nếu mẹ đang sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khiến sữa có mùi tanh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng sử dụng thuốc nếu được.
  • Sử dụng miếng lót sữa: Miếng lót có tác dụng thấm hút phần sữa thừa, tránh tình trạng sữa thấm ra áo gây mùi khó chịu. Ngoài ra mẹ hãy chịu khó thay quần áo sạch, chọn trang phục thoáng mát, mềm mại để dễ chịu hơn.

Kinh nghiệm dân gian khử mùi tanh sữa từ các mẹ bỉm 

Ngoài những giải pháp trên đây, theo dân gian, các bà các mẹ cũng có những “bài thuốc” từ thiên nhiên giúp khử mùi tanh sữa mẹ. Dưới đây là những kinh nghiệm mà các mẹ bỉm có thể tham khảo và áp dụng.

Sử dụng lá mít

Cách thực hiện:

  • Đem lá mít rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi.
  • Dùng một chiếc lược sạch nhúng vào nước lá mít và vuốt xuôi dọc bầu ngực từ trên xuống dưới. 

Cách này được truyền miệng là áp dụng trong những ngày đầu sau sinh, khi mẹ muốn kích thích sữa về và khử mùi tanh.

Sử dụng búp dứa 

Cách thực hiện:

  • Lấy phần búp dứa trắng non bên trong, rửa sạch và cắt hạt lựu.
  • Nấu búp dứa cùng hạt lạc (đậu phộng) hoặc nấu canh xương 

Các mẹ cho con bú có thể ăn món ăn này như một món canh. Búp dứa không chỉ giúp cải thiện mùi sữa mà còn kích thích sữa về nhiều hơn.

Gói xôi nếp

Cách thực hiện:

  • Vo sạch gạo nếp, để ráo và đem đồ chín như nấu xôi bình thường.
  • Khi xôi đã chín, cắt lát mỏng hành tím và trộn đều vào xôi nóng.
  • Lấy một lượng xôi vừa đủ, bọc trong khăn sạch và đắp lên hai bầu ngực.

Hơi ấm từ xôi nếp sẽ giúp khử mùi tanh và kích thích tuyến sữa thông suốt, giảm căng tức ngực cho mẹ.

Trên đây là những điều mẹ có thể làm để khử mùi tanh sữa mẹ và kích thích tăng tiết sữa. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm những kiến thức nuôi con sữa mẹ hữu ích trong khóa học chăm sóc bé sau sinh POH EASY - Giúp con ăn no, ngủ đủ!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo