Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần thứ 3

đăng bởi

Một quãng đường không ngắn mà cũng không dài kể từ khi chào đời. Bé 2 tháng tuổi tuần thứ 3 đã cho mẹ thấy được những nỗi vất vả khi xuất hiện một thành viên nhỏ trong đời, thế nhưng cũng không ít niềm vui khi thấy bé lớn lên từng ngày. Vậy ở tuần này, bé phát triển ra sao, lớn lên như thế nào, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây của POH nhé.

 

 

Bé 2 tháng 3 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Con chưa phải là một vận động viên, nhưng em bé của mẹ đang phối hợp tốt hơn một chút.

Mẹ sẽ nhận thấy rằng những chuyển động tay và chân của những ngày mới sinh của con đã nhường chỗ cho những chuyển động mượt mà hơn, tròn trịa hơn, đặc biệt là khi con quan sát mọi người.

Hãy cho bé đủ không gian để duỗi và di chuyển tay và chân. Đặt một tấm chăn trên sàn nhà và để con di chuyển khi con muốn.

Những động tác này có thể giúp bé tăng cường và làm săn chắc cơ bắp đang phát triển. Khi nằm trên bụng, con sẽ bắt đầu đẩy chân - bước đầu tiên để di chuyển.

Mẹ chuẩn bị thảm rộng cho con chơi đùa giúp cơ bắp phát triển tốt hơn (1)

Mẹ chuẩn bị thảm rộng cho con chơi đùa giúp cơ bắp phát triển tốt hơn

Khi bé 10 tuần tuổi cũng là lúc con yêu tự kiểm soát được một phần trọng lượng của cơ thể. Do đó, việc mẹ giữ bé đứng thẳng trên đôi chân nhỏ nhắn của con trong thời gian ngắn là điều dễ dàng thực hiện. Thế nhưng mẹ không nên ép bé luyện tập khi bé mệt mỏi hay không thích.

Mẹ có thể nghe nhiều hơn những câu ê a ngộ nghĩ của trẻ, trẻ đang cố gắng giao tiếp với mọi người xung quanh đó mẹ ạ.

Ngoài ra, bé sẽ dần lộ rõ những kiểu khóc khác nhau, tính cách của bé dần trở nên quen thuộc. Khi bé buồn ngủ, con sẽ khóc thút thít và hờn dỗi. Đôi khi con khóc dữ dội là biểu hiện đòi hỏi một thứ gì đó…

Cha mẹ nên lắng nghe và giải mã những cơn khóc của trẻ để có biện pháp xử lý. Ngoài ra, em bé sơ sinh khóc cũng có thể là dấu hiệu  con yêu đang gặp vấn đề về sức khỏe đó mẹ nhé.

Ba mẹ tham khảo bài viết Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc và cách dỗ trẻ của POH để chăm sóc bé yêu dễ dàng hơn nhé!

 

Trẻ 10 tuần tuổi bú bao nhiêu, ăn ngủ ra sao?

Trong tuần thứ 10, việc mẹ muốn cho bé bú sữa mẹ kết hợp với sữa bình hay bú mình sữa công thức cần có sự chuẩn bị kỹ về số lần bú, thời gian bú và lượng sữa cho bé bú.

Khi này, mẹ sẽ không phải lo lắng về vấn đề cho bé bú bao nhiêu là đủ. Ở thời gian này mẹ có thể cho bé bú khoảng 90-150ml mỗi lần và một ngày bú từ 6-8 lần.

Thói quen đi ngủ, thức dậy lúc nào và thời gian ăn uống của bé có thể đã theo một nếp, lịch sinh hoạt khoa học hơn.

Nếu như mẹ không tạo cho bé một thói quen tự ngủ thì việc chăm sóc bé sẽ trở nên khó khăn hơn. Mẹ có thể không tài nào chợp mắt khi rất mệt mỏi, dỗ dành bé tới lui nhưng vẫn không chịu ngủ khiến mẹ vất vả.

Nếu như bé yêu của bạn ngủ suốt đêm (kéo dài từ 5-6 giờ) thì thật may mắn. Nhiều bé sẽ thức dậy nửa đêm, mẹ có thể cho bé ăn. Giấc ngủ của bé sẽ thay đổi khi bé lớn lên. Thế nhưng tạo cho bé nếp ngủ không bị thức giấc quá nhiều vẫn là điều nên làm.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Những điều mẹ nên hỗ trợ bé trong thời gian này:

Khi này mẹ hãy nói chuyện đơn giản và cười với bé nhiều hơn. Có nhiều tông giọng khi nói chuyện với bé, hát hay kể chuyện cho bé nghe.

Trẻ 2 tháng tuổi 4 tuần biết làm gì

Mẹ trò chuyện và cười với em bé nhiều hơn ở tuần này

Tinh ý nhận tín hiệu từ bé. Khi bé khóc lóc, nhắm mắt, ngoảnh đi, có thể bé không muốn chơi đùa cùng ai nữa vì mệt mỏi. Bé có thể vừa khóc, mắt hơi lờ đời vì đòi đi ngủ….

Mẹ không phải cần dành quá nhiều thời gian cho trẻ khi này. Mẹ có thể nhờ người thân trông coi dùm để ra ngoài gặp gỡ bạn bè để thoải mái hơn trong hành trình chăm con, bé hoàn toàn có thể chơi đùa với người thân. Thậm chí là mẹ có thể đưa bé ra ngoài để bé được tiếp xúc với nhiều khung cảnh và đồ vật khác nhau.

Lời khuyên cho giấc ngủ ngon

Dù em bé ngủ trong cũi từ khi còn nhỏ hay ngủ chung giường gia đình trong những năm tới thì một thói quen đi ngủ nhất quán sẽ giúp con vào giấc dễ dàng hơn và ngủ ngon hơn. Chắc chắn không phải là quá sớm để bắt đầu thói quen này.

Với những em bé chưa biết tự ngủ, trình tự ngủ có thể bao gồm tắm, ôm ấp đung đưa nhẹ nhàng (tuyệt đối không rung lắc), kể chuyện trước khi đi ngủ, âu yếm với vật trấn an (như chăn mềm hoặc thú nhồi bông), được bế đi trong nhà và nói chúc ngủ ngon... Các thói quen sẽ phát triển khi con lớn lên.

Với những em bé đã biết tự ngủ mẹ có thể chỉ cần tắm, đọc truyện, tắt đèn, ôm ấp nhẹ nhàng và đặt con vào cũi lúc con vẫn còn thức để con tự đưa mình vào giấc ngủ.

 

 

"Xin chào, tên mình là..."

Ở tuổi này, em bé sẽ cởi mở để kết bạn với cả trẻ sơ sinh và người lớn. Mẹ có thể nhận thấy rằng con mỉm cười khi nhìn thấy bất cứ ai vào phòng hoặc đưa tay ra khi ai đó muốn giữ con.

Bây giờ là thời điểm tốt để em bé làm quen với người giữ trẻ hoặc những người khác có thể chăm sóc bé sau này.

Hãy để những người chăm sóc tiềm năng đến và dành thời gian ở cùng mẹ và em bé. Sau này, con có thể bị nỗi lo lắng trước người lạ nhấn chìm, làm cho việc giới thiệu đơn giản cũng trở nên khó khăn.

Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh có tính khí khác nhau và một số ít cởi mở với người mới hơn những bé khác.

Nếu em bé không chào đón ai đó mới với vòng tay rộng mở, hãy kiên nhẫn, ôm bé và làm quen lại với bé. Nó có thể chỉ mất một chút thời gian. Môi trường xung quanh quen thuộc sẽ giúp việc giới thiệu suôn sẻ hơn.

Em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt

Tất cả các em bé là duy nhất và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì em bé của mẹ có tiềm năng để thực hiện - nếu không phải ngay bây giờ, thì sẽ sớm thôi.

Nếu con sinh non, hãy nhớ rằng trẻ em sinh ra sớm thường cần thêm một chút thời gian để chạm tới các mốc phát triển quan trọng của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của em bé, hãy hỏi bác sĩ của mẹ.

Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay bây giờ: http://easy.poh.vn/

--- Xem thêm: Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 2

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 4

Nguồn: Babycenter