Tổng hợp 20 trò chơi thú vị kích thích sự phát triển của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Có rất nhiều trò chơi dành cho mẹ và bé mà mẹ có thể bày tại nhà chơi với trẻ. Những trò chơi này không chỉ giúp trẻ được “giải trí” mà còn có lợi cho sự phát triển của trẻ. Qua quá trình chơi, con sẽ phát triển tư duy trí tuệ, trí tò mò, sự sáng tạo...Dưới đây là 20 trò chơi gọi ý mẹ có thể chơi với con mà không cần tốn tiền bạc mua nhiều đồ chơi bổ sung.

Một vài lưu ý cho người mới chơi với trẻ: 

  • Sự lặp đi lặp lại rất quan trọng. 
  • Nhiều trò chơi sẽ không dễ dàng để chơi những lần đầu vì trẻ chưa hợp tác
  • Thời gian chú ý của bé sẽ thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào độ tuổi, tính khí và tâm trạng của bé. 
  • Đôi khi em bé sẽ bị cuốn hút vào một trò chơi trong vòng 20 phút, nhưng thường thì cứ 5 phút trẻ lại phải đổi trò chơi một lần. Nếu em bé quay về phía mẹ và mỉm cười, nghĩa là con đang thích thú với trò chơi của mẹ. Nhưng nếu em bé vặn người, quay đi nhìn ra chỗ khác hoặc khóc thì đã đến lúc mẹ nên thay trò chơi mới rồi.

Không phải em bé nào cũng nắm bắt và theo kịp được mọi trò chơi. Mẹ đừng quá lo nghĩ về nguy cơ nhận thức của trẻ. Tuy nhiên  nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi chơi với trẻ mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ của con.

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Đối người mọi người một em bé sơ sinh về cơ bản không khác gì một quả bóng. Trừ lúc bé khóc, em bé hầu như chỉ nằm đó im lặng. Vậy làm thế nào để mẹ có thể tương tác và chơi với bé?

Cách tương tác tốt nhất với bé là thu hút các giác quan của con: xúc giác, thị giác (trẻ chỉ nhìn được ở khoảng cách gần), khứu giác và thính giác. Vào thời điểm này mẹ chưa cần chú ý nhiều đến vị giác của trẻ. 

>> 4 loại trò chơi giúp trẻ thông minh

 Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi thích hợp với những trò chơi phát triển giác quan

Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi thích hợp với những trò chơi phát triển giác quan

Đến cuối tháng thứ 3, em bé sẽ có thể vươn ra và cố gắng với đồ vật. Con sẽ dễ bị cuốn hút bởi các âm thanh, mùi vị và hoa văn đơn giản.

Lưu ý: Khi mẹ tương tác với trẻ có thể mất vài giây để trẻ sơ sinh trả lời mẹ hoặc bé có thể không phản hồi nhiều. Mẹ hãy kiên nhẫn, tiếp tục cố gắng hoặc đợi một lúc để em bé phản ứng. Khi con lớn hơn trẻ sẽ bước vào trạng thái phản ứng nhanh nhạy hơn.

Nhảy múa

Vào buổi chiều khi em bé trở nên gắt gỏng không có trò chơi nào hiệu quả bằng việc nhảy múa cùng trẻ. Mẹ hãy bật nhạc lên, đặt em bé vào địu hoặc bế con thật chắc chắn trên tay và đung đưa theo điệu nhạc.

Em bé thích lắc lư mềm mại. Khi cánh tay của mẹ mỏi, mẹ hãy đặt em bé xuống và tiếp tục nhảy múa cho con xem. Những vũ điệu ngớ ngẩn của mẹ đặc biệt hài hước với trẻ sơ sinh. Mẹ nhớ đóng rèm cửa vào để chơi với con thật thoải mái nhé.

Khám phá đồ vật

Hầu hết thời gian chơi lúc này là để con khám phá đồ vật. Những đồ trong nhà không độc hại, không có nguy cơ điện giật hoặc làm tổn thương trẻ đều có thể biến thành đồ chơi cho con.

Trẻ sẽ thích thú với những đồ vật như hộp đựng thức ăn, thìa, sách, tranh ảnh, vải quần áo nhiều màu sắc, trái cây và rau quả...

Mẹ hãy bày một vài món đồ và ngồi chơi với trẻ. Lần lượt đưa từng món đồ lên để giới thiệu với con đó là gì. Hãy để suy nghĩ của mình như một đứa trẻ và cảm nhận về từng đồ vật.

Mẹ cũng đừng hi vọng trẻ sẽ thực sự thích sách lúc này. Trẻ có thể bị cuốn hút khi mẹ mang một cuốn sách ra. Tuy nhiên con sẽ không tập trung để nghe hết được một câu chuyện.

Khi được vài tháng tuổi trẻ sẽ vươn tay để giành lấy hoặc gấp cuốn sách mẹ đang đọc lại. Trẻ thích nhìn vào sách và được ở gần mẹ nhưng con sẽ không quan tâm đến cốt chuyện đâu.

Hành trình vào tủ quần áo của mẹ

Tủ quần áo của mẹ sẽ chứa đựng nhiều chất liệu khác nhau. Hãy cho bé cảm nhận lần lượt chiếc áo len, quần bò, áo lụa, váy nhung rực rỡ...

Dùng những chất liệu mềm mại lướt qua mặt, tay và chân của con. Đặt những bộ quần áo có chất hơi nhăn lên sàn và đặt con nằm lên.

Một vài tháng nữa trẻ sẽ có thể lướt tay lên những hạt cườm, những hoa văn được thêu và hình ảnh trên quần áo. Nhưng bây giờ trẻ chỉ có thể hài lòng nhìn chằm chằm vào các chất liệu đó thôi.

Cái gì trên đầu con vậy mẹ ơi?

Những thứ đơn giản nhất trong nhà cũng sẽ mang đến nhiều niềm vui cho cả hai mẹ con. Mẹ có thể bắt đầu bằng ba ý tưởng dưới đây nhé:

  1. Buộc hoặc dán một vài dải ruy băng, hoặc những hình thù thú vị khác lên một chiếc thìa gỗ và treo chúng lên trước mặt em bé và mẹ.
  2. Lấy một chiếc khăn voan và ném lên để chiếc khăn nhẹ nhàng rơi trên đầu trẻ. 
  3. Buộc một món đồ chơi vào sợi dây có thể đàn hồi và thả xuống trước mặt con để nó di chuyển lên xuống theo sự co dãn của sợi dây.

Mẹ chú ý không được để trẻ chơi với các đoạn dây một mình vì em bé có thể quấn chúng vào cổ hoặc đưa lên miệng bất cứ lúc nào.

Giọng hát Diva

Mẹ có thể có một giọng hát không được hay cho lắm nhưng em bé không biết điều đó đâu! Bây giờ là thời gian để mẹ thoải mái hát với khán giả nhí của mình. Mẹ hãy cứ thoải mái thể hiện giọng hát với những bài hát từ thiếu nhi tới nhạc trẻ. 

Bé sẽ thích tất cả bài mẹ hát nhưng ít nhất mẹ nên biết những bài hát kinh điển như “Một con vịt”, “Con heo đất”...Nếu mẹ không nhớ lời bài hát có thể tìm các video nhạc để hát theo.

Ban đầu mẹ có thể cảm thấy ngớ ngẩn nhưng vì con thích nó nên mẹ cũng sẽ thoải mái hơn khi hát đi hát lại những bài hát đó. Hãy thử thay tên nhân vật bằng tên bé. Mẹ cũng có thể thử những tone giọng khác nhau.

Hãy thử hát một bài hát với giọng trầm thấp và sau đó bằng một giọng cao vút, để xem con thích bài nào hơn. Mẹ đừng ngại ngần mà làm quen với ca hát vì những bài hát vui vẻ sẽ nhanh chóng chiếm một phần đáng kể trong ngày của mẹ.

4 đến 6 tháng

Ở tuổi này, em bé của mẹ sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều. Con sẽ học lẫy và thậm chí những bé cứng cáp đã có thể học ngồi dậy. Bây giờ em bé có thể cầm nắm đồ vật và dùng miệng để khám phá chúng.

Con sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để làm điều đó, có nghĩa là mẹ sẽ phải trông chừng và cảnh giác hơn. Một mảnh nhỏ bị vỡ ra từ đồ chơi cũng có thể gây ra tai nạn nguy hiểm cho trẻ.

Trò chơi trong giai đoạn này sẽ thiên về phát triển thể chất của trẻ. Em bé sẽ thích thú với trò cù lét, đu trên hai chân mẹ...Con cũng bắt đầu tương tác nhiều hơn với mẹ, tạo ra những tiếng bập bẹ và nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Ngửi mùi gia vị

Nếu mẹ đang ở trong bếp chuẩn bị bữa tối mà em bé lại bắt đầu quấy khóc, hãy bế trẻ đến giá đựng các loại gia vị và hương liệu để cho bé những trải nghiệm mới.

Chọn những hương liệu có mùi dễ chịu như hoa quế, bạc hà, vanilla...và xoa một ít lên tay rồi đưa tới gần mũi bé. Mẹ chú ý đừng để chạm vào mắt hoặc miệng của bé.

Cho bé làm quen với những mùi hương khác nhau

Cho bé làm quen với những mùi hương khác nhau

Mẹ cũng có thể dùng các loại mỹ phẩm có mùi thơm tự nhiên như kem dưỡng da, dầu dừa… Chỉ cần cẩn thận để trẻ không dính vào người con, đặc biệt là miệng.

Chơi với bong bóng

Bong bóng luôn mang đến những điều diệu kỳ với trẻ. Lúc nào con có thể nhìn đủ xa để tập trung vào những quả bóng xà phòng bay lượn trên không trung. Mẹ hãy thử thổi bong bóng khi bé quấy khóc ở trạm xe buýt, con sẽ nín ngay thôi.

Thử thổi bong bóng trong công viên, những em bé lớn hơn sẽ chạy tới và chơi cùng với con. Thử thổi bong bóng trong bồn tắm để thời gian tắm dễ chịu hơn với trẻ. Những quả bong bóng mỏng manh đầy màu sắc có sức hấp dẫn vô tận với trẻ.

Mẹ sẽ bắt được con!

Em bé đã đủ lớn để có thể dự đoán được sự việc. Những hành động giả vờ đến gần trẻ để ôm, hôn hay “ăn thịt” của mẹ sẽ khiến trẻ cười không ngớt. Mẹ vừa tiến lại gần vừa đưa hai tay ra và làm mặt xấu. Đặt trẻ trong một chiếc chăn để con trốn vào mỗi khi mẹ lại gần.

Thỉnh thoảng mẹ hãy ôm chầm lấy con và giả vờ gặm những ngón tay ngón chân nhỏ bé. Khi trẻ lớn hơn mẹ hãy biến trò này thành chạy đuổi bắt quanh nhà. Thỉnh thoảng mẹ đang vội muốn con nhanh ra ngoài cũng có thể tận dụng trò chơi này.

Heo con nhỏ xinh này

Lần lượt chạm vào ngón chân của bé bắt đầu từ ngón chân cái. Coi từng ngón chân con là một chú heo nhỏ xinh. Mẹ vừa chạm vào vừa nói, "heo con nhỏ này đi chợ, heo con nhỏ bé này ở nhà, heo con nhỏ bé này đã bị nướng, heo con này tài giải, heo con này đang chạy về nhà...."

Khi mẹ nói phần cuối cùng, hãy đưa ngón tay lên bụng của bé và cù lét chọc con cười. Trò chơi này thường được sử dụng khi mang vớ và giày và làm bé mất tập trung trong quá trình thay tã. Mẹ cũng có thể chơi trò chơi này trong bồn tắm với một chai mực điểm vào từng ngón chân của bé.

Thời gian bụng

Việc cho trẻ dành thời gian tập tummy-time rất quan trọng, cho dù trẻ có tỏ ra khó chịu hay phản kháng lại.

Mẹ hãy nằm úp bụng xuống sàn y như trẻ và nhìn vào mắt con. Đặt em bé nằm sấp xuống một chiếc khăn mềm và nhẹ nhàng cuộn từ bên này sang bên kia. Để hiểu hơn về tummy time mời ba mẹ tham khảo bài viết:

Tạo ra những âm thanh thú vị mỗi khi cho bé chuyển động cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn mỗi lần tummy time.

Em bé biết bay!

Bây giờ trẻ đã có thể ngẩng đầy lên và mẹ hoàn toàn có thể nâng bé lên không trung. Trẻ sẽ đặc biệt yêu thích cảm giác được nâng lên. Mẹ hãy thử ôm con và đưa lên thật cao và tạo ra những âm thanh của tên lửa.

Hoặc nâng em bé lên và hạ xuống như một chiếc thang máy. Mỗi khi thanh máy dừng lại bố sẽ chạm vào mũi bé và nói “đinh”.. Có rất nhiều cách để “em bé bay!”, hãy rủ bố bé chơi cùng để cả gia đình có khoảng thời gian thật vui vẻ nhé!

 

 

7 đến 9 tháng

Em bé tháng tuổi này đã thành thạo kỹ năng ngồi và nhanh chóng có thể bò. Mẹ hãy khuyến khích thành công khi đạt được những mốc phát triển thể chất này của trẻ bằng những tiếng vỗ tay và cổ vũ “Bé Na giỏi quá!”...

Kỹ năng kiểm soát bàn tay của trẻ ngày càng phát triển, con đã có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia và có thể nắm kiểu gọng kìm. Đồng nghĩa với việc mẹ sẽ luôn phải mang theo những đồ vật nho nhỏ để trẻ thỏa mãn kỹ năng cầm nắm.

Em bé cũng bắt đầu nhận thức được rằng một vật thể rời khỏi tầm mắt con không có nghĩa là nó biến mất. Khám phá ra điều này khiến trẻ cực kỳ thích thú với trò chơi Ú òa.

Chạm vào, Cầm lấy và Đập đồ

Nếu trẻ đang cầm một đồ vật con sẽ đập nó lên bàn. Nếu có hai đồ vật, trẻ sẽ đập chúng vào nhau hoặc cầm lấy và đưa về phía ánh sáng rồi nheo mắt nhìn.

Trẻ có thể đập từng cái lên bàn hoặc đập cả hai cái cùng lúc. Rồi con chuyển đồ vật từ bên phải qua bên trái để xem có khác gì không...

Chủ động kích thích sự phát triển của con bằng cách đưa cho trẻ những đồ vật sẽ tạo ra âm thanh thú vị như hộp rỗng, thìa kim loại, chuông…

Trẻ sẽ thích những đồ vật tạo ra âm thanh

Trẻ sẽ thích những đồ vật tạo ra âm thanh

Mẹ cũng cần chú ý đến sự phát triển xúc giác của trẻ trong độ tuổi này. Trẻ rất thích thú với cảm giác chạm vào bình sứ trơn bóng hoặc một tấm thiệp chạm nổi. Hoặc đơn giản như khi chạm vào đồ ăn cũng khiến trẻ dành nhiều thời gian để “nghiên cứu”.

Kiểm soát cả thế giới

Nhận thức về quan hệ nguyên nhân - kết quả của trẻ đã phát triển nên con sẽ đặc biệt thích thú với những hoạt động thể hiện điều này. Trẻ hiểu được rằng khi con ấn công tắc lên đèn sẽ bật sáng, khi con ấn công tắc xuống đèn sẽ tắt.

Mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng công tắc đèn, vòi nước, chuông cửa...Nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ say mê tới nỗi khăng khăng ôm chiếc đèn nhỏ để tắt bật lặp đi lặp lại.

Chướng ngại vật

Nếu em bé đã biết bò, trườn hoặc đang tập đi trẻ sẽ thích được thử thách khi phải di chuyển qua mọi thứ. Điều này cũng rất tốt cho việc phát triển các kỹ năng vận động của trẻ. Trẻ sẽ leo qua mọi thứ từ chiếc gối đến máy giặt, thậm chí con còn leo qua người ba mẹ khi đang ngủ. 

Ú òa theo nhiều cách chơi khác nhau

Cách truyền thống để chơi Ú òa với trẻ là mẹ giữ một chiếc khăn để che mặt và nói “Ú...” rồi ló mặt ra và nói “Òa…” lặp đi lặp lại. Trẻ sẽ rất thích thú và cười rất tươi.

Thỉnh thoảng mẹ có thể đổi cách chơi như giấu mình sau cánh cửa để bé mở cửa ra và thấy mẹ, giấu mình sau chiếc ghế và ló mặt ra ở hai bên hoặc đứng ở một khóc khuất rồi bất ngờ nhảy ra và “Òa…”

Trò lăn bóng

Trẻ em đặc biệt yêu thích những quả bóng và cách bóng lăn. Mẹ hãy thử tung quả bóng lên và để nó rơi tự do xuống sàn rồi kêu “Ôi...”, chắc chắn em bé sẽ cười lớn vì biểu cảm đáng yêu của mẹ. 

Hoặc mẹ có thể lăn một quả bóng về phía trẻ và xem con cầm và ôm lấy quả bóng như thế nào. Khuyến khích bé lăn bóng về phía mẹ. Ở tuổi này trẻ có thể thả tay ra cho bóng lăn hoặc tung lên một chút. Khi lớn hơn con có thể đá và ném quả bóng đi hoặc thả vào một cái xô. 

10 đến 12 tháng

Nói đến sự phát triển của em bé 10-12 tháng tuổi, con gần như không còn là em bé nữa mà là trẻ nhỏ. Những trò chơi trong tầm tuổi này giúp con thực hành các kỹ năng vận động thô như đứng, kéo và leo trèo.

Những hoạt động này rất quan trọng. Trẻ cũng sẽ rèn luyện các kỹ năng vận động tinh bằng những hành động như nghịch cúc áo hoặc lật các trang sách. Với các em bé còn bú mẹ con sẽ tranh thủ dùng tay chơi đùa với hoa văn trên áo ngực của mẹ đấy!

Sắp xếp lại 

Em bé đang tìm hiểu về những sự liên kết giữa các đối tượng trên thế giới. Con thích sắp xếp và phân loại đồ vật, đồ ra rồi lại nhặt đầy...Mẹ hãy đưa cho bé một chiếc hộp dễ mở và chỉ cho con cách nhặt đồ bỏ vào hộp rồi lại lấy ra.

Khi trẻ đã khám phá ra trò này con sẽ nhanh chóng lôi mọi thứ trong ví của mẹ ra và ném bừa bãi khắp nơi.

Mẹ có thể hướng dẫn cho bé một cách khác: Lấy những chiếc cốc giấy hoặc cốc nhựa và chỉ cho bé cách đổ nước, cát hoặc bột từ chiếc cốc này sáng chiếc cốc kia. Ngoài ra cho bé những chiếc thùng lớn để chứa đồ cũng giúp con luyện tập kỹ năng này tốt hơn.

Vịn tay vào đồ đạc để tập đi

Khi em bé đứng lên, mẹ có thể khuyến khích trẻ vị vào đồ đạc để di chuyển bằng cách đặt món đồ chơi yêu thích của con ở đầu bên kia của chiếc ghế dài. Mẹ có thể làm mẫu bằng cách đặt một món đồ của mẹ ở phía xa và bắt đầu “vịn vào đồ đạc” để lê gối qua đó lấy.

Hoạt động vịn tay vào đồ vật và di chuyển khuyến khích trẻ tập đi

Hoạt động vịn tay vào đồ vật và di chuyển khuyến khích trẻ tập đi

Trẻ sẽ cảm thấy hành động này thú vị và bắt chước mẹ di chuyển về phía bên kia để lấy đồ. Khuyến khích bé chơi với xe đẩy và những chiếc hộp rỗng. Tránh những đồ có khớp tự động như ghế gập vì chúng có thể bật lên một cách bất ngờ và khiến trẻ hoảng sợ.

Bắt chước

Bé ở tuổi này rất thích bắt chước. Mẹ hãy khuyến khích hành vi này của con bằng cách tạo ra một âm thanh kỳ lạ nào đó và gật đầu ra hiệu để bé bắt chước. Bé có thể bắt chước một tiếng y hệt hoặc con tự tạo ra một âm thanh khác.

Để bé bắt chước biểu cảm trên khuôn mặt mẹ cũng là một trò khá thú vị trong giai đoạn này. Ngoài ra mẹ hãy khuyến khích bé bắt chước một số hành động của mẹ như tập thể dục, đá chân, đưa hai tay lên và vẫy...

Tắm là niềm vui

Lúc này trẻ không còn ngồi yêu trong bồn tắm để mẹ tắm rửa sạch nữa. Các bé muốn đứng lên, túm tóc, kéo rèm và vung nước tung tóe...Mẹ lưu ý không được để em bé một mình trong bồn tắm kể cả trong vòng một phút.

Mẹ hãy thu hút sự chú ý của trẻ và khiến thời gian tắm của hai mẹ con vui hơn bằng cách cho thêm nhiều đồ chơi vào bồn tắm. Rất nhiều đồ vật trong nhà có thể tận dụng để làm đồ chơi trong lúc tắm cho con như cốc nhựa, nắp chai, hộp sữa chua, phễu...Trẻ sẽ mê mẩn với hoạt động múc đầy nước rồi đổ ra, lặp đi lặp lại.

Sáng tạo hơn bằng cách đục vài lỗ trên chiếc nắp chai nhựa để làm bình tưới tự chế. Hãy để bé cảm nhận được cảm giác nước nhỏ giọt vào da con và chỉ cho bé cách dùng tay chặn dòng chảy lại. 

Sau khi tắm xong, mẹ để đồ chơi vào một cái rổ hoặc mối cái túi lưới để ráo nước và dùng vào lần sau. Vậy là em bé đã sạch sẽ, vui vẻ và sẵn sàng cho một giấc ngủ ngon lành.

Nguồn: Babycenter

---

Ở POH Acti, cha mẹ không tốn mấy đồng mua học liệu vì 304 hoạt động trong đó đều là những hoạt động đơn giản và dễ thực hiện, sử dụng các vật dụng có sẵn trong gia đình. Đồng thời giúp:

• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo