Thường xuyên đi tiểu khi mang thai có bình thường không?

đăng bởi

Hầu hết các bà mẹ đều gặp phải vấn đề thường xuyên đi tiểu khi mang thai. Vậy dấu hiệu này có nguyên nhân và ý nghĩa gì, có vấn đề gì xoay quanh chúng không. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề mà mẹ bầu đang thắc mắc tưởng chừng quen mà lạ này.

 

 

Đi tiểu nhiều có phải mang thai không?

Nếu như lướt qua những dấu hiệu mang thai cơ bản thì hầu hết đều liệt kê việc đi tiểu nhiều.

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ thì người phụ nữ sẽ gặp nhiều sự thay đổi. Chúng ta có thể kể đến việc tử cung chèn ép bàng quang và từ đó gây ra cảm giác mắc tiểu liên tục trong cả ngày.

Từ những tuần thứ 6 đổ đi lượng máu trong cơ thể của người mẹ bắt đầu tăng lên. Việc thận bài tiết nhiều sẽ khiến cho số lần đi tiểu của mẹ bầu tăng lên. 

Mẹ bầu tiểu nhiều

Mẹ bầu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều

Thế nhưng các mẹ đừng nhầm lẫn việc đi tiểu nhiều là mang thai với những bệnh lý khác nhé. Phụ nữ hoàn toàn có thể đi tiểu nhiều là do tâm lý lo lắng, uống nhiều nước khi đi ngủ, thậm chí là các bệnh lý về bàng quang, thận, viêm nhiễm phụ khoa hoặc tiết niệu…

Để nhận định rằng mình có phải có thai hay không, thì việc đi tiểu nhiều đi kèm các triệu chứng sau đây mới cần được xem xét.

Đó là buồn nôn hay nôn ói, ngực căng tức, ăn nhiều, âm đạo chảy máu, khó thở, thèm ngủ, dễ mệt mỏi, dễ cáu gắt, đau lưng, dịch nhầy đặc, nhạy cảm với mùi lạ…

Vì sao mẹ thường xuyên đi tiểu khi mang thai?

Tiểu tiện quá nhiều khi mang thai là vấn đề thường gặp ở bà bầu. Vấn đề này chỉ đơn giản là tới rồi biến mất, phụ thuộc vào từng giai đoạn mang thai.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đây là dấu hiệu rất bình thường. Tử cung thấp xuống trong xương chậu. Kể cả trong những tuần đầu tiên, em bé đang được hình thành và tạo áp lực lên bàng quang.

Khi bé phát triển và lớn so với xương chậu của mẹ, tử cung bị đẩy lên bụng, mẹ có thể chẳng cần vào toilet quá nhiều.

Càng về sau, cơ thể càng tạo ra nhiều nước tiểu. Đấy là do thận phải xử lý khối lượng lớn chất thải từ bé và hệ tuần hoàn của mẹ. Bàng quang mở rộng dung tích trong quá trình mang thai để đối phó với tình trạng này.

Tuy vậy, trong tam cá nguyệt thứ 3, bàng quang rộng hơn bắt đầu không giúp ích nhiều cho mẹ, bởi bàng quang bị ép lại khi em bé lớn dần lên.

 

 

Cụ thể hơn việc đi tiểu nhiều được lý giải bởi:

Áp lực từ tử cung người mẹ

Tử cung phát triển ngày càng lớn vậy nên bàng quang cũng cũng bị áp lực nặng nề, nhất là càng về tháng cuối của thai kỳ khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Tăng tĩnh mạch

Nguyên nhân trên khiến mẹ bầu bị phù thũng, nhiều nhất ở 3 tháng cuối. Tuần hoàn máu tăng làm cho nước tiểu bài tiết nhiều hơn.

Hormone thay đổi

Hormone thay đổi làm tăng lưu lượng máu ở vùng xương chậu và thận, đây là lí do khiến bàng quang đầy nhanh hơn bình thường.

Nếu như mẹ bầu nhịn tiểu vì ngại khi đi làm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, ức chế… nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới chức năng của bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu…

Nếu như mẹ bối rối với việc thường xuyên phải đi tiểu thì nên chuẩn bị tinh thần mỗi khi tham sự kiện lớn, hay lót quần bằng băng vệ sinh hàng ngày để chống lại cơn són tiểu.

Biện pháp khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều ở bà bầu

Khi đi làm mẹ nên tránh ngồi một chỗ, thi thoảng đứng lên và đi lại đi nhẹ nhàng, khi ngủ ngơi thì gác chân cao một chút để chống phù nề và giảm tăng tĩnh mạch. Mẹ nên đứng lên và đi lại nhiều, tránh ngồi lâu một chỗ để hạn chế tình trạng phù nề.

Mỗi lần đi tiểu mẹ hãy ép hết nước trong bàng quang để tránh buồn tiểu nhiều hơn. Trước khi đi ngủ hãy uống ít nước để bàng quang không bị tích tụ và tiểu đêm. Những đồ lợi tiểu cũng nên cần được hạn chế.

Có thể mẹ không biết, việc tâm lý căng thẳng sẽ khiến cho cơ thể tiểu nhiều hơn đó. Mẹ hãy cố gắng thư giãn nhé. Nếu có điều kiện hãy luyện tập bài tập Kegel để gia tăng sức của các cơ bắp quanh niệu đạo. Điều này sẽ kiểm soát bàng quang tốt hơn.

Có nên cắt giảm lượng nước nạp vào cơ thế?

Đừng cố gắng uống ít hơn để đi tiểu ít hơn, kể cả khi mẹ cảm thấy việc phải vào toilet nhiều lần quá phiền phức. Mẹ cần uống nhiều nước để chất dinh dưỡng có thể hấp thụ vào bé, và để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Uống ít nhất 1.6l, hoặc 8 cốc nước một ngày. Một cốc tiêu chuẩn chứa 200ml nước.

Trong quý cuối cùng, cũng như mẹ cần bổ sung thêm calo, mẹ cũng cần bổ sung thêm nước. Uống thêm 300ml mỗi ngày, nâng tổng lượng nước nạp vào cơ thể là 1,9l.

Điều này thật sự khó khăn vì dạ dày và bàng quang phải chen chúc cùng thai nhi đang lớn dần lên. Hãy uống càng nhiều càng tốt vào ban ngày, và đừng uống bất kể thứ gì trong vòng 1 đến 2 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ để giảm thiểu để tránh vệ sinh vào ban đêm.

Nếu cách này không ổn, mẹ sẽ phải thức dậy và đi vệ sinh giữa đêm trong vài tháng trước khi em bé chào đời. Hãy cứ coi như mẹ đang tập dượt cho những đêm không ngủ chăm sóc em bé.

Thường xuyên đi tiểu khi mang thai mẹ bầu nên lưu ý gì?

Tất nhiên việc mẹ bầu thường xuyên đi tiểu khi mang thai là chuyện bình thường nhưng nếu như mẹ đi tiểu kèm theo nóng ruột và đau buốt thì phải đi khám. Rất có thể mẹ đã bị viêm nhiễm đường tiểu khi mang thai.

Hiện tượng đi tiểu nhiều sẽ hết sau khi sinh em bé

Hiện tượng đi tiểu nhiều sẽ hết sau khi sinh em bé

Những triệu chứng đi kèm tiểu nhiều mà mẹ cần lưu ý đó là đau lưng, đau bụng, nước tiểu đỏ hay đục, tiểu liên tục nhưng ít và không tiểu được cũng là điều không được bỏ qua.

Sau khi sinh thì tình trạng tiểu nhiều sẽ cải thiện rõ rệt. Thế nhưng các mẹ có thể gặp phải việc vài ngày sau sinh sẽ tiểu nhiều hơn cả trước. Sau 5 ngày thì mọi thứ đều ổn trở lại.

Hiện tượng bí tiểu khi mang thai

Việc bí tiểu khi mang thai hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân là do mẹ nhịn tiểu quá lâu, khiến nước tiểu tích tụ trong bàng quang, chúng làm bàng quang chướng lên, thậm chí là mất khả năng co bóp, dần dà sẽ trở nên bí tiểu. Mẹ bầu có thể gặp phải bí tiểu sau sinh nữa.

Những dấu hiệu bí tiểu khi mang thai đó là cơ thể thấy khó chịu và bứt rứt, ăn uống thất thường và không ngon miệng nữa, đôi khi nằm thấy khó chịu và muốn dựa lưng vào tường, tất nhiên không thể không kể đến việc đi tiểu khó khăn, buồn tiểu mà không thể tiểu.

Nếu phát hiện mình bị bí tiểu khi mang thai thì nhất định phải khắc phục bằng việc thay đổi chế độ sinh hoạt. Những việc mẹ có thể làm đó là: Tạo thói quen đi tiểu cho bản thân. Khi bị bí tiểu có thể kết hợp chườm bụng dưới và uống nhiều nước để tiểu tốt hơn.

Nếu như đã thay đổi mà không cải thiện, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Tại đây bác sĩ sẽ giúp mẹ bằng việc kê các đơn thuốc để lợi tiểu phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Nếu như mẹ đi tiểu ít khi mang thai thì mẹ nên cố gắng nạp khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày. Nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ,việc khử nước sẽ khiến co bóp ở dạ con gây động thai.

Việc đi tiểu ít khi mang thai có thể do mất nước, vậy nên mẹ phải làm mát bản thân, còn giúp mẹ giảm ợ nóng, khó tiêu hay táo bón…

Đi tiểu thường xuyên có nguy hiểm gì không?

Chỉ khi đi kèm những triệu chứng khác mẹ mới cần lo lắng. Nói chuyện với bác sĩ nếu:

  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Cảm thấy buồn tiểu ngay sau khi đi tiểu.  
  • Nước tiểu có mùi khó chịu, vẩn đục và có máu.
  • Đau bụng dưới liên tục.
  • Thường cảm thấy không khỏe
  • Són tiểu khi cần đi vệ sinh

Mẹ có thể bị nhiễm trùng tiểu. Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và gặp bác sĩ trong vòng 24h. Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu và xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tiểu, tại phòng bệnh hoặc chuyển tới phòng thí nghiệm.

Nếu xét nghiệm cho thấy mẹ bị nhiễm trùng tiểu, mẹ cần thiếu kháng sinh để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận không được điều trị làm tăng nguy cơ sinh non.

Nhiễm trùng tiểu là một trong những loại nhiễm trùng hay gặp nhất khi mang thai. Nếu mẹ dễ bị nhiễm trùng tiểu, hãy hỏi bác sĩ một cái bình sạch, dự phòng khi mẹ đi tiểu, để mẹ luôn có sẵn khi cần dùng.

 

 

Khi nào mẹ hết đi tiểu nhiều?

Ngoài khoảng thời gian vấn đề này tạm lắng xuống trong tam cá nguyệt thứ 2, mẹ sẽ sớm tạm biệt gặp tình trạng này sau khi em bé chào đời, nhưng không phải ngay lập tức. Trước tiên, mẹ sẽ thải một lượng lớn nước tiểu. Cơ thể cần loại bỏ chất lỏng dư thừa còn sót trong quá trình mang thai.

Đỉnh điểm là trong khoảng ngày 2 và ngày 5 sau khi em bé chào đời, mẹ sẽ tiểu nhiều và với lượng lớn. Sau đó mọi chuyện sẽ trở lại như trước khi mang thai.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti