Một thai kỳ thường kéo dài từ 40 đến 42 tuần. Trong mỗi tuần, thai nhi sẽ có những phát triển khác nhau. Đồng thời cơ thể của mẹ cũng có những thay đổi qua từng thời kỳ. Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng tuần vô cùng cần thiết.
Nhờ vào đó, mẹ sẽ có những chấn chỉnh cũng như tác động kịp thời để sự phát triển của thai nhi hoàn thiện đến lúc đơm hoa nở nhụy. Hôm nay, các mẹ hãy cùng POH tìm hiểu về thai nhi tuần thứ nhất nhé.
MỤC LỤC
Quá trình hình thành thai nhi tuần đầu tiên
Quá trình hình thành thai nhi tuần đầu tiên
Tuần đầu tiên của thai kỳ tính từ khi nào?
Giai đoạn thai kỳ của bạn bắt đầu ngay từ trước cả thời điểm trứng rụng và được thụ tinh. Ngày đầu tiên của hành trình mang thai bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng (mặc dù 2 tuần sau bào thai mới hình thành và phát triển).
Chỉ có một tinh trùng vượt qua mọi rào cản đi vào trong lõi trứng để được thụ tinh. Tại thời điểm tiếp nhận tinh trùng, trứng sẽ hình thành một lớp tường bảo về để ngăn chặn những sự tấn công khác. Sự hợp nhất giữa trứng và tinh trùng xảy ra khoảng 24 giờ.
Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 2
Sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra như thế nào?
Lúc này, trứng được thụ tinh chính thức trở thành hợp tử. Trên đường di chuyển từ ống dẫn trứng xuống tử cung, hợp tử không ngừng phân chia thành nhiều tế bào.
Để tránh việc hợp tử dừng lại và làm tổ trong ống dẫn trứng (mang thai ngoài tử cung), một số lông mao trong ống dẫn trứng sẽ ngăn cản việc hợp tử đứng yên tại chỗ.
Phải mất khoảng 60 tiếng đồng hồ thì hợp tử mới được đẩy xuống tử cung. Lúc này, hợp tử có tới 60 tế bào, mỗi tế bào mang một nhiệm vụ và chức năng riêng biệt.
Các tế bào bên trong có nhiệm vụ hình thành thai nhi. Các tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai. Nhau thai có nhiệm vụ dẫn truyền oxy và chất dinh dưỡng từ người mẹ sang thai nhi.
Thai nhi tuần đầu tiên như thế nào?
Ở tuần thai thứ nhất, về kích thước thai nhi có chiều dài chỉ ở khoảng 0.35mm đến 0.6mm. Thai nhi như một điểm nhỏ hay một nốt mầm bé tí xíu. Cụm tế bào này sẽ nhanh chóng phát triển và lớn lên cấp số nhân.
Cấu trúc khuôn cho bộ phận mặt, cổ được hình thành cơ bản. Cơ quan tim và các mạch máu cùng phát triển thêm. Bộ phận gan, phổi bắt đầu cho những phát triển căn bản nhất.
Thai 1 tuần tuổi có siêu âm được không?
Thai nhi 1 tuần tuổi có siêu âm được không là vấn đề mà nhiều mẹ thắc mắc bởi mẹ rất nôn nóng muốn nhìn thấy con. Tuy nhiên, dù thai nhi 1 tuần tuổi đã được hình thành nhưng thời gian này thai nhi vẫn chỉ là một phôi thai nhỏ xíu đang cố gắng phát triển từng ngày nên chưa thể nhìn thấy được gì khi siêu âm cả.
Có nên siêu âm khi mang thai được 1 tuần?
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần đầu tiên
Cơ thể mẹ sẽ thay đổi như thế nào?
Nhận định ban đầu là cơ thể mẹ chưa có thay đổi gì rõ rệt cả. Thậm chí là kết quả xác định mang thai vẫn còn chưa chính xác. Bản thân mẹ vẫn còn nghi ngờ tình trạng mang thai của mình. Điều này hoàn toàn là tự nhiên.
Một số phụ nữ có giác quan nhạy cảm, có thể nhận biết những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể. Đặc biệt, khi mang thai, chịu sự thay đổi của nội tiết tố thì cảm giác lạ ở miệng, hay cảm giác có điều gì đó xảy ra trong cơ thể là có xảy ra.
Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm cá thể này thì cũng không nên bỏ qua những triệu chứng cảnh báo như vậy.
Mời mẹ tham khảo thêm: Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào khi mang thai tuần đầu?
Ốm nghén ở tuần đầu mang thai
Đây là một trong những triệu chứng được cảnh báo. Tuy nhiên không phải cơ thể thai phụ nào cũng xảy ra tình trạng này. Ở tuần thứ nhất của thai kỳ, một số thai phụ sẽ bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén, tuy chưa rõ ràng và nhiều nhưng mẹ cũng cần theo dõi để có những biện pháp hạn chế.
Ở tuần thứ nhất một số thai phụ sẽ bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén
Những triệu chứng ốm nghén thường gặp như: khó chịu ở bụng hoặc khắp người, cơ thể mỏi mệt, buồn nôn, chán ăn… Cơn ốm nghén thường bắt đầu ở 6 tuần đầu thai kỳ rồi biến mất, tuy nhiên, ở một số thai phụ, cơn ốm nghén kéo dài hơn, hoặc ngắt quãng theo từng thời kỳ của thai kỳ.
Để biết thêm chi tiết về sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần đầu tiên xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên của POH nhé.
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần đầu
Giai đoạn đầu này mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe và theo lối sống sinh hoạt lành mạnh như sau:
Về các hoạt động hàng ngày
- Bảo vệ thai nhi mọi lúc, tránh những tác động không đáng có làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Tránh xa chất hóa học hay các chất kích thích có hại cho thai nhi.
- Tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế để có được sự tư vấn và chỉ định kịp thời.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ, chuyên viên y tế.
- Nếu bạn đi gặp nha sĩ để khám răng, nhớ cho họ biết là có thể bạn đang mang thai. Tia X có thể ảnh hưởng đến bà bầu trong thời gian đầu như thế này.
Về dinh dưỡng
- Bổ sung khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng của mẹ bằng việc bổ sung axit folic cùng các vitamin và chất khoáng khác cần cho thời kỳ mang thai
- Từ bây giờ, mẹ cần bắt đầu hình thành thói quen tốt trong dinh dưỡng và tập luyện. Đồng thời giải quyết chu đáo các vấn đề về sức khỏe
- Tránh sử dụng rượu và thuốc lá, và hạn chế cà phê ở mức một ly một ngày.
Chị em nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho thai kỳ
Về Vận động
- Mẹ hãy nhớ rằng tập luyện sớm ngay bây giờ sẽ được kết quả tốt về sau mẹ nhé. Việc mang thai sẽ đặt thêm những yêu cầu về thể lực đối với cơ thể của Mẹ. Vì vậy, có được một sức khỏe tốt sẽ là khởi điểm tốt cho sau này.
- Khi mẹ mang thai được một tuần, một chương trình tập luyện cân bằng cũng quan trọng như bữa ăn hợp lý.
Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!
Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần thứ nhất
Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.
Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----