Thai nhi 7 tuần tuổi đang phát triển như thế nào? Mẹ bầu 7 tuần bụng to chưa? Nhịp tim thai nhi và các chỉ số của thai 7 tuần tuổi ra sao? Các mẹ cần lưu ý gì với thai 7 tuần tuổi? Mời các mẹ cùng tìm hiểu!
Thai 7 tuần đã bắt đầu to hơn quả nho một chút và phát triển nhanh chóng trong bụng mẹ. Song song đó, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi. Để biết thêm chi tiết xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây của POH nhé.
MỤC LỤC
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7
Siêu âm ở tuần thứ 7 có quan trọng?
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7
Cục cưng đang lớn với kích cỡ bằng một quả việt quất với chiều dài chỉ khoảng 1cm. Con có một cái đuôi nhỏ xíu sẽ sớm biến mất, đó là dấu hiệu còn sót lại của xương đuôi.
Các mô sụn đang hình thành, tiếp đó là dây thần kinh trên cánh tay. Cánh tay cũng bắt đầu dài hơn, cùng với vai, cánh tay và cẳng tay cũng rõ ràng hơn. Tay bé trông giống như những mái chèo có ngón. Chân và bàn chân cũng sẽ phát triển theo trình tự như cánh tay và bàn tay vào chỉ một vài ngày tới.
Não bé cũng phát triển thêm một phần ba trong tuần này. Mũi và lỗ mũi đang hình thành và tai trong bắt đầu phát triển, mặc dù tai ngoài vẫn chưa rõ ràng. Đôi mắt vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, tuy vậy có thể nhìn thấy những nếp gấp mờ - đó là dấu hiệu của mí mắt.
Cả hai bán cầu não của bé đều lớn dần lớn, và gan thì tạo các tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này. Ở ruột hình thành một vòng xoắn ốc, phình ra ở dây rốn, lúc này đã có những mạch máu riêng biệt có nhiệm vụ đưa oxy và các chất dinh dưỡng tới và từ cơ thể nhỏ bé của trẻ.
Bước sang tuần thứ 7 mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất. So với tuần đầu tiên, tuần này bé có sự phát triển có thể nói là rõ ràng nhất.
Bộ não của bé trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Hộp sọ hình tròn và trong suốt bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não.
Ống thần kinh đóng kín, hai bán cầu não bắt đầu hình thành. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.
Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 8
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7
Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, điều thích thú nhất là bé bắt đầu phát triển các đặc điểm thể chất và khuôn mặt. Chiều dài phôi thai 7 tuần khoảng 0,9cm đến 1,3cm-bằng chiều dài của móng tay ngón út. Cơ thể bé bắt đầu dài ra và cổ của bé thẳng lên.
Khuôn mặt của bé định hình rõ hơn, miệng, lỗ mũi và lỗ tai bắt đầu xuất hiện. Thủy tinh thể của mắt bắt đầu hình thành và có thể nhìn thấy màu mắt. Hai cánh tay, vai, bàn tay, chân và bàn chân của bé bắt đầu hình thành.
Các ngón tay và ngón chân bé xíu sớm hình thành chỉ một tuần sau đó. Bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ giới tính là trai hay gái.
Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!
Thai 7 tuần chưa có tim thai
Tim thai được hình thành từ tuần thứ 5, lúc này tim thai chỉ bé hơn hạt gạo và được cấu tạo từ các ống dẫn máu đơn giản. Sang đến tuần thứ 7, tim thai đã lớn hơn với sự xuất hiện của hai buồng tim trái và phải.
Trong trường hợp mẹ đã siêu âm nhưng không phát hiện tim thai thì bác sĩ có thể nghi ngờ và tiến hành một số xét nghiệm beta HCG,… để đảm bảo thai có chết lưu hay không.
Tuy nhiên, mẹ đừng nên quá lo lắng bởi có thể lúc này tim thai đã xuất hiện nhưng vẫn còn đang phát triển ở giai đoạn sơ khai mà các thiết bị siêu âm không thể nhìn thấy được.
Để yên tâm thì mẹ nên đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra tình trạng thai nghén định kỳ và nhận được sự theo dõi và xử lý kịp thời từ bác sĩ.
Nguyên nhân là gì mà nhiều mẹ bầu quan tâm vậy? Phần lớn nguyên nhân khiến tim thai chưa xuất hiện là người mẹ đã sảy thai hoặc thai nhi 7 tuần tuổi chết lưu mà không biết. Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân khác.
Thai nhi 7 tuần tuổi chậm phát triển
Thai chậm phát triển 7 tuần tuổi là một trong những hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, khiến cho thai nhi phát triển không đúng với tuổi thai. Ví dụ như thai nhi 7 tuần tuổi chưa có tim thai hay kích thước thai nhi 7 tuần tuổi không phù hợp với tuổi thai…
Hiện tượng này còn được gọi là hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR). Đối với những trường hợp thai nhi mắc phải những hội chứng này, nếu mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ bị suy thai, suy dinh dưỡng và thậm chí là thai nhi 7 tuần tuổi ngừng phát triển.
Có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thai chậm phát triển 7 tuần tuổi và đa phần là xuất phát từ người mẹ.
Nhiều mẹ khi mang thai nhưng vẫn làm việc nặng và hoạt động quá sức, kèm theo ăn uống không đầy đủ dưỡng chất là 2 nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi bị chậm phát triển.
Mẹ nên đi khám thường xuyên để nhận biết tình trạng thai nhi chậm phát triển
Ngoài ra, thai chậm phát triển 7 tuần tuổi còn do:
- Người mẹ bị nghiện chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Mẹ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp khi mang thai
- Tâm trạng người mẹ buồn rầu, lo âu, stress dẫn đến trầm cảm.
- Mẹ mang song thai hoặc đa thai.
- Nhau thai phát triển yếu, mức nước ối thấp…
- Người mẹ chưa tiêm phòng trước khi mang thai dẫn đến bào thai nhiễm các loại virus gây bệnh như rubella, cúm…
- Thai nhi gặp các bất thường về sự phân chia nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi có thể mắc phải các dị tật bẩm sinh như Down, Turner…
Siêu âm ở tuần thứ 7 có quan trọng?
Khi nào thì nên đi siêu âm lần đầu?
Vào khoảng tuần thứ 7 – 10 của thai kỳ, đây là thời điểm siêu âm thai vô cùng quan trọng mà các phụ nữ có thai không được bỏ qua.
Vì đây là lúc thai nhi đã hình thành nên siêu âm sẽ tính được tuổi thai nhi chính xác. Phôi rất quan trọng vì nó là yếu tố sẽ xác định đặc điểm của sự phát triển thai nhi tại giai đoạn này.
Khi phôi lớn thành bào thai, sự phát triển là do gen di truyền và các nhân tố phát triển.
Do đó, việc siêu âm sớm để dự đoán ngày sinh ở giai đoạn này được xem là chính xác hơn khi siêu âm lúc cuối kỳ tháng thứ 3, khi mà kích thước của thai nhi ít có tương quan đến tuổi thai hơn giai đoạn trước.
Để biết thêm chi tiết vềDấu hiệu mang thai tuần 7
Chiều dài phôi thai 7 tuần, Thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai chưa? và sự thay đổi cơ thể mẹ bầu như thế nào? Mời mẹ đọc thêm Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 7 của POH nhé.
Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi
Thực hiện siêu âm vào tuần thứ 7
Có hai cách siêu âm thai nhi ở giai đoạn này: soi qua bụng hoặc thông qua âm đạo. Người ta cho rằng siêu âm thai 7 tuần tuổi qua âm đạo cung cấp trực quan tốt nhất và chính xác nhất do máy không phải xử lý qua nhiều lớp cơ và mô để đưa ra hình ảnh.
Khi siêu âm âm đạo, đầu dò được đặt trong âm đạo của người phụ nữ mang thai và các sóng âm thanh được truyền qua cổ tử cung và trực tiếp vào tử cung. Và các bà mẹ không cần thiết phải làm căng bàng quang.
Nhưng khi phải siêu âm qua bụng thì cần phải để bàng quang căng lên, nâng tử cung cao hơn để có thể nhìn thấy phôi rõ hơn trong khung xương chậu.
Khi thai nhi lớn hơn thì không cần làm căng bàng quang vì tử cung mở rộng không còn được chứa trong vành chậu.
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 7
Ở tuần này các bà bầu hãy đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để giúp bé có một môi trường phát triển khỏe mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi mang thai tuần thứ 7 nói riêng hay cả thai kỳ nói chung, đừng ngại ăn đồ béo. Mẹ nên tiêu thụ những loại chất béo tốt từ cá, các loại hạt, dầu thực vật. Các chất béo này có vai trò trong việc xây dựng não bộ và hệ thần kinh cho trẻ.
Hãy bổ sung 5mg chất sắt vào khẩu phần ăn của mẹ để giúp thúc đẩy tủy xương tạo hồng cầu. Vì mẹ cần cung cấp máu cho cả cơ thể bé nữa mà.
Thực phẩm giàu sắt mẹ nên bổ sung
Đây là tuần mà hầu hết các thai phụ sẽ đến các phòng khám, các cơ sở sản khoa để thăm khám và đảm bảo rằng em bé trong bụng mẹ vẫn đang khỏe mạnh.
Chăm sóc thai sản sớm là việc làm tiên quyết đến sức khỏe của em bé. Vì vậy hãy đặt lịch hẹn với bác sỹ ngay hôm nay! Hãy đề nghị chồng đi khám cùng.
Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 7
Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.
Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----