​​​​​​​Tất tần tật về Khủng hoảng ngủ 18 tháng tuổi

đăng bởi Thanh Thanh


Mẹ có thể sẽ nhận thấy một hiện tượng thường gặp ở trẻ 18 tháng tuổi, đó là bỗng nhiên trẻ lại bị khó ngủ. Đây có thể là dấu hiệu cho tình trạng trẻ bị khủng hoảng ngủ. Hãy cùng POH tìm hiểu về nó nhé.

Khủng hoảng ngủ là gì?

Khi bộ não của một đứa trẻ đang phát triển nhanh và có những sự thay đổi lớn thì điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Biểu hiện của tình trạng này có thể là trẻ thức giấc giữa đêm, dậy rất sớm vào buổi sáng hoặc không chịu đi ngủ. Nhưng mẹ cũng cần biết rằng những hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Não bộ của bé đang trưởng thành lên từng ngày. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có một sự phát triển riêng vì vậy, không phải bé nào cũng bị khủng hoảng ngủ lúc 18 tháng tuổi, mà nó sẽ xuất hiện trong khoảng 16 - 20 tháng.

Nguyên nhân khủng hoảng ngủ 18 tháng

Trẻ đang có những thay đổi lớn về thể chất, nhận thức và cảm xúc vào khoảng thời gian này. Trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn, mong muốn được thử sức mọi thứ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai. Trẻ đang phát triển nhận thức về khả năng đưa ra quyết định của mình và đang tìm hiểu về quan hệ nhân quả. Trẻ dần nhận ra rằng suy nghĩ và hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác. Trong một vài trường hợp, có thể trẻ sẽ nghĩ rằng: "Ồ, thì ra mình có thể chọn việc mình muốn làm… thế thì mình không muốn ngủ nữa"⁣

Đồng thời, có thể trẻ đã bắt đầu biết chạy hoặc leo trèo, làm theo những yêu cầu đơn giản, bắt chước bố mẹ làm việc nhà và gọi được tên các đồ vật quen thuộc. Nếu trẻ chưa phát triển bất kỳ kỹ năng nào trong số trên thì nhiều khả năng là trẻ sẽ học được trong vài tháng tới.

Việc trẻ học được rất nhiều kĩ năng mới là một sự bùng nổ về phát triển cả về nhận thức và thể chất, điều này có thể dẫn đến hậu quả là trẻ bị khó ngủ. Đây được gọi là khủng hoảng ngủ giai đoạn 18 tháng tuổi. 

Khủng hoảng xa cách có nghiêm trọng hơn vào giai đoạn 18 tháng? 

Nhiều khả năng là có! Nhiều em bé bị rối loạn lo âu chia ly tột độ khi được 18 tháng tuổi. 

Tại sao? Cho dù trẻ lớn lên và muốn tự mình khám phá mọi thứ, trẻ vẫn luôn khao khát cảm giác an toàn khi biết có mẹ ở gần. Trẻ muốn được thấy mình an toàn dù đang làm gì, ở bất kì đâu. 

 

 

Vì sao trẻ 18 tháng tuổi thức giấc giữa đêm? 

Nhiều khả năng là như vậy! Dưới đây là một vài lý do khiến trẻ 18 tháng tuổi có thể thức dậy giữa đêm:

  • Trẻ đang bị ốm hoặc mọc răng. Lý do thể chất cũng là một trong những lý do hàng đầu khiến giấc ngủ của trẻ bị thay đổi đột ngột. Nhưng trong trường hợp này thì trẻ không bị khủng hoảng ngủ.
  • Lịch sinh hoạt ăn ngủ của trẻ cần được điều chỉnh. Mẹ có thể xem xét khoảng thời gian thức của trẻ và những gì trẻ làm khi thức để xem xem liệu trẻ đang bị quá mệt mỏi hay chưa đủ mệt mỏi. 
  • Đã đến lúc mẹ chuyển từ 2 nap sang 1 nap mỗi ngày. Nếu bé được khoảng 18 tháng và vẫn ngủ 2 nap mỗi ngày, thì có khả năng là bé đã sẵn sàng để chỉ ngủ 1 nap mỗi ngày.
  • Trẻ đang bị khủng hoảng ngủ giai đoạn 18 tháng tuổi. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng! Hãy cùng đọc tiếp bài viết này để tìm ra hướng khắc phục cho giấc ngủ của bé nhé.

Dấu hiệu khủng hoảng ngủ 18 tháng? 

Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ có thể thấy nếu trẻ đang trải qua khủng hoảng ngủ giai đoạn 18 tháng tuổi:

  • Trẻ không ngủ những giấc ngắn ban ngày nữa hoặc ngủ ít hơn
  • Trẻ cảm thấy lo lắng khi không nhìn thấy mẹ, quấy khóc khi mẹ ra khỏi phòng lúc trẻ chuẩn bị ngủ.
  • Trẻ thức giấc giữa đêm và khóc, trong khi trước đây không có tình trạng này
  • Trẻ ăn vạ và không chịu đi ngủ khi mẹ thực hiện trình tự ngủ đêm 
  • Trẻ mất hơn 20 phút mới có thể ngủ được hoặc khó ngủ.
  • Trẻ bỗng nhiên dậy rất sớm vào buổi sáng. 
  • Mẹ có cảm giác giấc ngủ của trẻ không đúng lắm nhưng không biết tại sao.  

Khủng hoảng ngủ 18 tháng kéo dài bao lâu? 

Rất may, khủng hoảng ngủ giai đoạn 18 tháng tuổi chỉ là tình trạng tạm thời và thường chỉ kéo dài khoảng 1-2 tuần. Trong thời gian này, trẻ sẽ không bị mất ngủ hoàn toàn. Mà chỉ đơn giản là não bộ và cơ thể của đang làm việc hết công suất mà thôi. Trong những tuần này, mẹ có thể giảm thiểu tác động và thời gian trẻ bị khủng hoảng ngủ bằng cách duy trì những thói quen ngủ lành mạnh của trẻ. Nếu mẹ vẫn chưa biết làm thế nào để thực hiện thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ hoặc mẹ vẫn đang phải vật lộn để trẻ đi ngủ, tham khảo ngay khóa học POH EASY 2 ngủ xuyên đêm 10 - 12 tiếng, ngay cả khi trẻ đang bị khủng hoảng ngủ.

Trẻ 18 tháng tuổi cần ngủ bao nhiêu là đủ? 

Trẻ 18 tháng tuổi nên ngủ tổng cộng 12-14 giờ mỗi ngày. Lý tưởng nhất là trẻ có thể ngủ 10 -12 tiếng xuyên đêm và ngủ ngày 2 -3 tiếng. Nếu mẹ không biết trẻ có đang bị ngủ quá nhiều hay quá ít, mẹ có thể tham khảo cách nhận biết những dấu hiệu sau.

Dấu hiệu trẻ bị quá mệt mỏi

Dấu hiệu trẻ chưa đủ mệt 

Không thể dỗ trẻ ngủ

Giao tiếp bằng mắt nhiều

Quấy khóc nhiều

Khó ngủ

Không chịu đi ngủ

Catnap

Thường bị thức giấc giữa đêm

Thường vui vẻ hơn sau mỗi nap

Mẹ có nên áp dụng CIO luyện ngủ cho bé 18 tháng?

Khi mẹ cảm thấy bất lực, vô vọng trong việc giúp trẻ ngủ ngon, ngủ xuyên đêm, việc trẻ cứ liên tục thức giữa đêm, quấy khóc, không chịu đi ngủ khiến cả 2 đều mệt mỏi thì đây dường như là một biện pháp giúp giải thoát cho mẹ. Nhưng mẹ ơi, mẹ không cần phải làm vậy. Mẹ vẫn có thể giúp trẻ ngủ ngon mà không cần phải để con rơi nước mắt.

POH EASY sẽ hướng dẫn mẹ cách tiếp cận toàn diện và hiểu trẻ để có thể lên kế hoạch rèn luyện giấc ngủ phù hợp với con của mẹ nhất. 

Mẹ có nên luyện ngủ cho trẻ 18 tháng đang bị khủng hoảng ngủ?

Có! 18 tháng tuổi là độ tuổi phù hợp để trẻ luyện ngủ và thậm chí thời điểm trẻ bị khủng hoảng ngủ chính là lúc phù hợp để mẹ bắt đầu luyện ngủ cho trẻ. Nếu mẹ đang cân nhắc việc luyện ngủ cho trẻ những vẫn không biết bắt đầu từ đâu, thì POH EASY sẽ là khóa học hoàn hảo cho mẹ để biết phải làm những gì!

 

 

Mách mẹ bí kíp vượt qua khủng hoảng ngủ 18 tháng

Đây là một số cách mẹ có thể giúp bé vượt qua cuộc khủng hoảng ngủ: 

1. Lên kế hoạch cho những hoạt động vui chơi trong thời gian thức của trẻ

Trong thời gian thức, trẻ 18 tháng tuổi cần được chơi, vận động tích cực. Trẻ cần phải được vận động cơ thể trong thời gian thức của mình. Mẹ chỉ cần giúp bé làm những thứ đơn giản như tạo một con đường với nhiều chướng ngại vật để bé vượt qua, cùng bé đi dạo bên ngoài, cho bé nghe những bài nhạc sôi động để nhảy theo, tắm cho trẻ hoặc cùng mẹ nằm trên sàn đọc sách đều là những hoạt động nên được khuyến khích.

2. Chú ý đến thời gian thức của trẻ

Trẻ thức đủ lâu trước khi đi ngủ sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và ngủ sâu hơn. Hầu hết những trẻ trong độ tuổi 18 tháng sẽ cần thức 5 - 6 tiếng trước khi ngủ trưa và khoảng 4-5 tiếng trước khi ngủ đêm.

Mẹo của chuyên gia: Chỉ nên cho trẻ ngủ trưa đến khoảng 3 giờ chiều (muộn nhất là 3:30 chiều) để giúp trẻ duy trì thói quen đi ngủ đêm lúc 7:00-8:00 tối.⁣ 

3. Để trẻ tự quyết định

Trẻ ở độ tuổi này phát triển nhận thức nhanh và muốn được kiểm soát một số thứ trong thế giới xung quanh. Mẹ có thể cho trẻ tự quyết định việc: mặc bộ đồ ngủ nào, đọc sách nào hoặc ôm bố hay mẹ trước khi đi ngủ.⁣ Mẹ hãy đưa ra hai lựa chọn (hoặc có thể nhiều hơn) và để trẻ chọn! 

Nhưng mẹ cần lưu ý rằng: Đi ngủ không phải là một sự lựa chọn. Mẹ chỉ nên cho bé quyết định những việc không ảnh hưởng đến sự phát triển/sức khỏe của bé..

4. Trẻ cần được ngủ đủ

Ngay cả khi trẻ đã được 18 tháng tuổi và có thể tự nói lên mong muốn của mình là được thức chứ không phải đi ngủ - trẻ vẫn cần được ngủ đủ và mẹ phải kiên định với điều đó! Nếu trẻ chỉ ngủ trưa rất ngắn hoặc hoàn toàn không ngủ trưa, hãy cho trẻ bắt đầu ngủ đêm sớm hơn. Mẹ đừng để trẻ bị quá mệt nhé!

5. Luôn hành động nhất quán

Mẹ cần phải nhất quán và cho trẻ biết rằng: “Mẹ biết con muốn tiếp tục chơi nhưng đã đến giờ đi ngủ rồi.” Thời gian vài ngày đầu khi trẻ bị khủng hoảng ngủ sẽ rất khó khăn nhưng mẹ cần phải giúp bé duy trì thói quen ngủ lành mạnh và không thực hành cho trẻ những thói quen mà mẹ không muốn duy trì.

6. Có một kế hoạch dự phòng

Nếu trẻ vẫn gặp khó khăn khi đi ngủ và mẹ đã làm đủ mọi cách nhưng không cải thiện được tình hình, thì mẹ hãy tham khảo ngay khóa học của POH EASY nhé! 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo