Bữa phụ đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày; do đó, mẹ cũng cần bổ sung những món ăn và thức uống lành mạnh nhất để đảm sức khỏe răng miệng cho con. Vậy cụ thể những món ăn đó là gì, cách chế biến ra sao thì mẹ hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Mỗi ngày bé cần ăn bao nhiêu bữa phụ? Cho bé ăn bữa phụ vào lúc nào?
Gợi ý đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe răng miệng của bé
Gợi ý đồ uống cho bữa phụ của bé
Hướng dẫn làm các món ăn vặt cho bé
Mỗi ngày bé cần ăn bao nhiêu bữa phụ? Cho bé ăn bữa phụ lúc nào?
Mỗi ngày, mẹ cần đảm bảo cho con ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ đan xen để đảm bảo con nạp đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu. Bữa ăn phụ cho bé nên cách bữa chính từ 2-3 tiếng để bé có thời gian tiêu hóa thức ăn của bữa chính và thích thú hơn với các món ăn vặt lành mạnh.
Mỗi ngày, bé cần ăn 3-4 bữa phụ đan xen các bữa chính
Gợi ý đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe răng miệng của bé
Ngoài việc sắp xếp lịch ăn, đảm bảo thời gian hợp lý giữa các bữa thì mẹ cần chú trọng vào lựa chọn các loại thực phẩm tươi sạch để chế biến thành các bữa phụ cho bé.
Xét về độ an toàn, những món không chứa nhiều đường là lựa chọn phù hợp cho bữa ăn vặt lành mạnh của bé. Thực phẩm có đường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công men răng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe răng miệng như sâu răng, răng ố vàng. Theo thời gian, răng trẻ sẽ xuất hiện các khoảng trống có màu đen và cần đi trám để lấy lại hình dạng ban đầu.
Có thể thấy việc lựa chọn đồ ăn vặt cho bé có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Mẹ hãy cố gắng cắt giảm lượng đường trong thực đơn hằng ngày của con bằng cách hạn chế những thực phẩm nhiều đường và bổ sung đồ ăn vặt lành mạnh. Dưới đây là danh sách những đồ ăn vặt dinh dưỡng có lợi cho răng của con:
- Sữa chua nguyên chất hoặc trộn với trái cây xay nhuyễn hoặc trái cây thái nhỏ
- Trứng luộc chín
- Phô mai que
- Bánh yến mạch phô mai
- Trái cây tươi
- Thanh rau củ sống hoặc nấu chín (cà rốt, dưa chuột)
- Bánh mì phô mai
Đây là các món ăn vặt cho trẻ em vừa giàu dinh dưỡng, vừa ít gây hại cho men răng của mẹ. Mẹ nhớ khuyến khích bé ăn nhé!
Trái cây tươi cho bữa phụ giàu vitamin của bé
Gợi ý đồ uống cho bữa phụ của bé
Những đồ uống nên cho bé uống
Nước lọc và sữa là hai lựa chọn an toàn cho những chiếc răng còn non nớt của bé. Thỉnh thoảng, mẹ có thể cho bé uống một ít nước ép trái cây trong bữa chính và cho con tập uống nước bằng cốc thay vì bằng bình như trước. Việc uống nước bằng bình khiến lượng đường có hại tiếp xúc lâu hơn với môi trường khoang miệng, từ đó gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ.
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của các loại đồ uống lên răng của con, mẹ nên cho uống bằng ống hút. Cốc có mỏ cũng là một lựa chọn hợp lý, vừa giúp con luyện tập kỹ năng mới, vừa đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Những đồ uống cần hạn chế
Nước ép trái cây có nhiều đường, dù là đường tự nhiên nhưng vẫn chứa nhiều axit và có thể gây hại đến men răng. Do đó, mẹ chỉ nên cho con uống một ít trong bữa chính và nhớ pha loãng với tỉ lệ 1 nước ép:10 nước loãng nhé!
Nếu trẻ đã quen với uống nước ép trái cây nguyên chất thì mẹ hãy bắt đầu bằng việc pha thêm một chút nước lọc sau đó tăng dần lượng nước lên đến khi đạt được tỉ lệ chuẩn.
Các loại đồ uống có ga và nhiều đường như nước ép đóng chai hoặc sữa hương trái cây rất dễ khiến răng bị sâu, đặc biệt là khi mẹ cho uống giữa các bữa chính. Do đó, trước khi quyết định mua loại nước nào đó, mẹ hãy kiểm tra lượng đường trên bao bì sản phẩm, ngay cả với sản phẩm có nhãn là đồ ăn vặt cho trẻ em. Hãy lưu ý lactose, fructose, sucrose và glucose đều là đường và hoàn toàn không mang đến lợi ích gì cho sức khỏe của con.
Có thể bé sẽ thấy khó chịu khi chỉ được uống nước và sữa giữa các bữa ăn nhưng mẹ hãy kiên trì nhé. Đây là phản ứng bình thường vì hầu hết trẻ không thể thích nghi nhanh với một thói quen mới. Trẻ mới biết đi rất thích bắt chước hành động của người khác; do đó, mẹ cũng hãy điều chỉnh lại chế độ ăn của mình và uống thêm nhiều nước.
Đường trong nước ép trái cây có thể gây hại cho men răng của bé nếu uống nhiều
Hướng dẫn làm các món ăn vặt cho bé
Bữa phụ của bé cũng quan trọng như bữa chính vậy. Do vậy, để con ăn ngon và hấp thụ đủ dưỡng chất thì mẹ cần biết cách làm đồ ăn vặt cho bé. Cách chế biến đồ ăn vặt cho bé 2 tuổi không quá cầu kỳ như các món chính. Nhưng nếu quỹ thời gian của ba mẹ quá ít để vào bếp làm bữa phụ cho bé thì hãy tham khảo gợi ý dưới đây nhé, đảm bảo nhanh gọn mà vẫn đủ chất cho con!
- Bảo quản thanh rau củ luộc chín hoặc một túi các loại hoa quả ưa thích đã rửa sạch trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần đến giờ ăn nhẹ, mẹ chỉ cần mở tủ và cắt cho con ăn.
- Trước khi đi ngủ, mẹ chuẩn bị một ít phô mai và trái cây thái nhỏ rồi bỏ vào hộp kín để sẵn sàng cho ngày hôm sau.
- Để đồ ăn vặt lành mạnh cho bé như bánh yến mạch, bánh quy không muối, bánh mì que hoặc bánh bột mì trong hộp bánh quy để “đánh lừa vị giác” của con.
- Luộc chín vài quả trứng và bảo quản trong tủ lạnh để con ăn dần.
Làm sao để bữa phụ cho bé hấp dẫn hơn?
Mẹ không những phải tìm hiểu những món ăn vặt trẻ em yêu thích mà còn cần bày trí sao cho đẹp mắt để bé nhìn là muốn ăn ngay. Ngoài ra, đa dạng hóa kết cấu và hương vị các món bữa phụ cho bé cũng là cách khuyến khích bé ăn ngon miệng hơn. Nếu mẹ đang bí ý tưởng thì có thể tham khảo gợi ý dưới đây nhé!
- Tạo hình khuôn mặt, đèn giao thông, ngôi nhà, xe ô tô bằng các loại trái cây và rau củ. Chắc chắn bé sẽ rất thích cho mà xem.
- Cho con tham gia làm vườn. Quan sát quá trình lớn lên của cây sẽ giúp bé cảm thấy gần gũi hơn khi ăn đồ ăn vặt làm từ rau củ và trái cây.
- Cắt bánh quy thành các hình thù dễ thương như hình mặt gấu hay quả bóng.
- Dẫn bé cùng đi mua sắm và cho con tự chọn trái cây, rau củ và phô mai. Bé sẽ hứng thú hơn khi ăn những món do tự tay mình chọn và mua về.
- Dạy bé cách phân biệt quả nho, quả việt quất và cà chua bi theo màu sắc trước khi ăn. Một hoạt động đơn giản nhưng thú vị giúp bé hào hứng hơn với bữa ăn. Tuy nhiên, mẹ nhớ cắt đôi những quả lớn để bé không bị hóc khi ăn.
Bé khó lòng mà từ chối bữa ăn được trang trí đẹp mắt
Bí quyết giúp bé bảo vệ sức khỏe răng miệng
Khi lớn lên, bé chủ động hơn về bữa ăn của mình và có xu hướng thích tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường. Thói quen ăn đồ ăn vặt lành mạnh có thể sẽ bị lãng quên. Nếu không thể kìm hãm cơn thèm và nhu cầu ăn đồ ngọt của con, mẹ hãy bỏ túi những bí quyết dưới đây để giảm bớt những tác hại đối với răng con:
- Chỉ cho ăn đồ ngọt vào một thời điểm nhất định thay vì ăn lai rai trong ngày. Tần suất ăn trong ngày có ảnh hưởng đến lượng đồ ăn trẻ hấp thụ vào cơ thể.
- Thỉnh thoảng mới cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc chỉ cho ăn vào cuối bữa chính như một món tráng miệng. Trong bữa chính, trẻ tiết ra nhiều nước bọt hơn để tiêu hóa thức ăn, đồng thời trung hòa axit từ đồ ngọt, từ đó phần nào giảm ảnh hưởng không tốt đến răng miệng.
- Không cho trẻ ăn các món có nhiều đường mà trẻ phải ngậm trong miệng lâu hoặc dính vào răng như kẹo mút và kẹo bơ cứng.
- Đường tự nhiên có trong trái cây cũng có tác hại tương tự như đường tinh luyện trong kẹo, bánh quy, đồ uống có ga và trái cây sấy dẻo. Do đó, dù là các món ăn vặt lành mạnh và đầy dưỡng chất như nho khô hay bánh mì mạch nha về lâu dài cũng đều có hại cho răng của bé.
- Cho con đánh răng sau khi ăn đồ ngọt hay đồ ăn vặt có đường. Tuy nhiên, hãy đợi sau 1 tiếng mới đánh để bảo vệ lớp men răng.
- Nếu đang cùng ra ngoài, mẹ hãy cho trẻ ăn một miếng phô mai nhỏ sau khi ăn đồ ngọt để trung hòa lượng axit trong miệng.
- Sắp xếp lịch trình trong tuần và dành ra một ngày cố định cho con ăn đồ ngọt. Điều này giúp trẻ từ bỏ thói quen ăn vặt lai rai trong ngày.
Ngoài việc lựa chọn kỹ các món ăn nhẹ để bảo vệ những chiếc răng non nớt của con, mẹ hãy nhớ dạy bé kỹ năng tự đánh răng nữa nhé! Tự vệ sinh cá nhân là nền tảng giúp bé hình thành tính tự lập từ sớm. Ngoài tự đánh răng, bé cần biết cách tự dùng cốc để uống nước, uống sữa, tự rửa tay sau khi đi vệ sinh, biết giúp mẹ việc nhà… Khóa học POH Acti (1-3) với giáo trình Montessori cá nhân hóa theo độ tuổi của bé sẽ giúp mẹ dạy con theo đúng tiêu chí “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
Ngoài dạy trẻ tự lập từ sớm, khóa học còn mang đến cho mẹ những bí kíp xử lý đúng cách trong những tình huống thường gặp như bé ăn vạ, bé bướng, bé luyện đi vệ sinh… và hỗ trợ ba mẹ trong quá trình nuôi con phát triển toàn diện. Hãy để POH Acti (1-3) đồng hành với mẹ trong quá trình nuôi dạy con khoa học nhé!
Nguồn: Babycenter
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo