Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé 12 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Trẻ 12 tháng cao bao nhiêu? Trẻ 12 tháng biết làm gì? Bé 12 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Bé 12 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa? Hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi và cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi với bài viết sau nhé!

 

Một số thắc mắc thường gặp khi bé 12 tháng tuổi

Bé 12 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, cân nặng bé 12 tháng tuổi nằm trong khoảng 6,8 - 12 kg**. Nếu mẹ thấy trẻ không nặng cân bằng các trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Đến tháng thứ 12, em bé nặng khoảng 6,8 - 12 kg

Trẻ 12 tháng cao bao nhiêu? 

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều cao trẻ 12 tháng nằm trong khoảng 68-80 cm**. Nếu mẹ thấy trẻ thấp hơn trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của con, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

Bé 12 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Trẻ 12 tháng tuổi ăn khoảng 1 bát cơm nát nhỏ hoặc 2 bát cháo con. Lượng sữa lý tưởng nên duy trì trong khoảng từ 300-500ml. 

Mẹ lưu ý nếu con ăn dặm tốt và uống sữa tốt thì là điều đáng mừng. Nhưng nếu con chỉ uống sữa mà ăn dặm kém thì mẹ nên cân nhắc cắt giảm lượng sữa để con tập trung ăn dặm. Vì giai đoạn này nhu cầu của con lớn hơn và sữa thì không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Uống quá nhiều sữa mà ít ăn dặm có thể dẫn đến nguy cơ thiếu sắt cho trẻ.

 

 

Bé 12 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Bé 12 tháng tuổi cần ngủ mỗi ngày 13-14 tiếng mới là đủ. Trong đó tổng thời gian ngủ đêm là 11-12 tiếng (không kể thời gian ăn đêm). Số giấc ngủ ngày từ 1-2 giấc. Thời gian tối đa cho mỗi giấc ngủ ngày là 2 giờ. 

Nếu mẹ thấy con không ngủ đủ số thời gian trên, mẹ nên đưa con vào nếp sinh hoạt Easy giúp con ngủ đủ số giờ cần thiết.

Thời gian này nhiều bé đã chuyển lịch Easy 5.5 - Lịch 1 giấc ngủ ngày.

Trẻ 12 tháng tuổi ăn được những gì?

Dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng, cũng là vấn đề nhiều ba mẹ quan tâm. Vậy trẻ 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa?

Các chuyên gia cho rằng giai đoạn 12-19 tháng tuổi, trẻ đã mọc răng sữa và có thể làm quen với cơm (nấu rất mềm). Ở độ tuổi này mẹ cũng nên chọn cháo để bé làm quen trước khi cho bé ăn cơm nát. 

Với những bé ăn dặm BLW, giai đoạn này con đã có thể ăn được cơm rồi mẹ nhé!

>> Sự phát triển của trẻ 13 tháng

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Bé 12 tháng tuổi ăn được cơm mềm

Trẻ 12 tháng tiêm vacxin gì?

Mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng MMR (vắc-xin sởi, quai bị và rubella) trong vài tuần nữa. Mẹ hãy tham khảo lịch tiêm chủng cho trẻ.

Trẻ 12 tháng tuổi tuần 1:

Tuần thứ nhất: Trẻ 12 tháng biết làm gì? 

Bé yêu của mẹ đã qua sinh nhật đầu tiên của mình. Con không còn là em bé sơ sinh nữa. Trẻ sắp trải qua mốc phát triển mới khi con đã biết đi. Trong những tháng tiếp theo trẻ sẽ trở nên độc lập hơn, con sẽ biết cách thể hiện sự hài hước và học nói “con yêu mẹ”.

Mặc dù trẻ bắt đầu nhận ra rằng con có thể tự làm mọi thứ một mình mà không cần mẹ hỗ trợ nhưng con vẫn gặp tình trạng khủng hoảng xa cách. Những vấn đề còn lại của con sẽ hoàn toàn bình thường. Để giúp con dễ dàng chấp nhận rời xa mẹ hơn, mẹ hãy thật kiên nhẫn với bé. Nếu mẹ phải đi làm, mẹ đã có thể cho bé đi học hoặc thuê giúp việc để con có thời gian làm quen với môi trường mới khi mẹ vẫn ở bên cạnh.

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi đang dần trở nên độc lập hơn

Nếu cho bé đi học, mẹ nên cho bé 1 tuần dẫn nhập làm quen trường lớp. Các buổi sau mẹ hãy thực tế nhất có thể. Đừng trốn con đi hoặc kéo dài thời gian chào bé. Nên dứt khoát, ôm con, thơm má rồi chào con và bước đi.

Những lần đầu tiên mẹ sẽ cảm thấy buồn vì để con lại nhà trẻ một mình nhưng con sẽ nhanh chóng nín khóc khi mẹ đi. Thậm chí khi mẹ rời đi, con sẽ quen chơi với cô và các bạn trong môi trường mới nhanh hơn.

Cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi tuần đầu

Nên cất bớt những món quà trong sinh nhật của con đi. Để trẻ chơi từng món đồ chơi giúp con không bị choáng ngợp và phải suy nghĩ lựa chọn. Mẹ hãy giữ lại những món đồ chơi gọn gàng, đặc biệt là những món đồ chơi như xếp hình, xếp khối hộp… Mẹ có thể tận dụng hộp giày, hộp bánh và hộp quà cũ để đựng những mảnh bé này.

Trẻ độ tuổi này đang thích sử dụng các thiết bị điện tử. Mẹ hãy tìm hiểu xem điều này có tốt cho con không và làm sao để thiết lập quy tắc khi trẻ dùng thiết bị điện tử cho trẻ với bài viết sau đây!

Trẻ 12 tháng tuổi: Tuần thứ hai

Tuần thứ 2: Trẻ 12 tháng biết làm gì? 

Em bé độ tuổi này đã có thể bước những bước chập chững đầu tiên bằng cách tự vịn vào đồ vật để đứng dậy và bước đi (đi vịn). Mẹ hãy vỗ tay và khen con thật nhiều nhé!

Bé 12 tháng chưa biết đi có sao không?

Nếu em bé của mẹ vẫn đang bò và lết mông mẹ cũng đừng quá lo lắng. Nhiều trẻ đến tận khoảng 15 tháng tuổi mới biết đi. Và những em bé hay lết mông thường sẽ biết đi muộn hơn.

12 tháng tuổi sẽ là cột mốc để mẹ hiểu rằng mỗi em bé có các giai đoạn phát triển riêng. Điều quan trọng nhất là sự tiến bộ của con, nói cách khác chỉ cần con vẫn đang tiếp tục phát triển thì mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, để không bỏ lỡ nhịp phát triển của bé ba mẹ nên hỗ trợ bé tập một số bài tập vận động giúp thể chất khỏe mạnh, sớm biết đi. Bởi đi không chỉ dừng lại ở vận động thô mà còn kéo theo rất nhiều lĩnh vực khác phát triển như vận động tinh, giác quan, ngôn ngữ…

Để hỗ trợ vận động cũng như giúp ba mẹ thiết lập được môi trường giáo dục tốt nhất ngay tại nhà, mẹ đăng ký ngay POH Acti (1-3 tuổi) mẹ nhé!

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi chập chững những bước đi đầu tiên

Nếu trẻ chưa đạt được một mốc phát triển như các bạn cùng trang lứa thì con cũng sẽ đạt được nhanh thôi. Mẹ hãy tin vào bản năng của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mẹ cần những lời khuyên.

Cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi tuần thứ 2

Nếu mẹ chưa từng cho trẻ khám răng trước đó thì thời gian này sẽ thích hợp để mẹ đưa trẻ đến gặp nha sĩ lần đầu tiên. Cho trẻ khám răng từ khi răng vừa nhú lên sẽ giảm nguy cơ trẻ phải chữa răng sau này.

Chuẩn bị cho trẻ làm quen với phòng khám răng bằng cách đưa con đi cùng mẹ mỗi lần mẹ tới khám nha khoa. Như vậy trẻ sẽ quen với ánh sáng, âm thành và mùi của phòng khám răng miệng. Nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ cũng như những mẹo làm sạch răng và ngăn ngừa sâu răng ở trẻ.Mẹ cũng sẽ biết  lượng fluor thích hợp trẻ để làm sạch răng của trẻ.

Các mẹ cũng thắc mắc trẻ độ tuổi này đã uống được sữa bò chưa? Hãy tìm hiểu bài viết Khi nào cho trẻ uống sữa tươi? để biết có nên cho trẻ uống sữa tươi (bao gồm sữa bán tách béo và sữa tách béo) hay không nhé!

 

 

Trẻ 12 tháng tuổi, tuần thứ ba 

Tuần thứ ba: Trẻ 12 tháng biết làm gì? 

Đây sẽ là khoảng thời gian kỳ diệu với mẹ và bé khi mà sau vài tháng bập bẹ trẻ bắt đầu biết nói những từ rõ ràng hơn. Không thể một sớm một chiều mà trẻ có thể đạt được khả năng nói, con sẽ cần cả một quá trình học hỏi. Và mỗi em bé sẽ có tốc độ học nói riêng. Tùy nhiên, kể cả khi trẻ chưa thể nói các từ chính xác, con vẫn có thể hiểu những điều mẹ nói.

Những từ đầu tiên mà trẻ nói thường liên quan đến những điều thân thuộc trong cuộc sống của con. Những từ trẻ thường nói đầu tiên là “ba”, “bà”, “mẹ”...

Những từ mà trẻ nói ra sẽ có rất nhiều ý nghĩa mà ba mẹ không ngờ tới. Từ “pa” có nghĩa là “bố” mà cũng có thể là “bà”. Hãy nghe theo tone giọng của con. Mẹ sẽ nhận thấy rằng trẻ đang nói một từ theo nhiều cách khác nhau với những cử chỉ khác nhau để làm rõ những gì con muốn diễn đạt. 

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi đã nói được những từ đơn giản

Những chuyển động của tay và những cử chỉ khác cũng là bước quan trọng đầu tiên trong việc học nói. Trẻ đôi khi sẽ dùng hành động thay lời nói. Ví dụ như con sẽ dơ hai tay về phía trước thay vì nói “Mẹ bế con lên” hoặc trẻ sẽ chỉ tay vào cái gì đó để thể hiện con muốn mẹ nhìn vào kia. Hầu hết trẻ đều thích sử dụng các ngôn ngữ ký hiệu trước khi nói.

Cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi tuần thứ 3

  • Có phải em bé ngày càng khéo léo hơn trong việc dùng ngón trỏ và ngón cái để nhặt được những vật nhỏ? Đây là hành động cầm nắm theo kiểu “càng cua” của trẻ, một phần quan trọng để trẻ tự thực hiện nhiều hoạt động khác sau này
  • Nếu mẹ đang chuẩn bị cho chuyến du lịch cho cả gia đình, mẹ cần chú ý chuẩn bị thật cẩn thận. Với một bà mẹ bận rộn, việc quên những thứ nhỏ nhặt thường xuyên xảy ra.
  • Nếu đến giờ mẹ vẫn còn phải chịu cảnh mất ngủ hoặc thức khuya dậy sớm mẹ hãy tìm hiểu cách để rèn thói quen đi ngủ cho trẻ trong độ tuổi này.

Trẻ 12 tháng tuổi: tuần thứ tư 

Tuần thứ 4: Trẻ 12 tháng tuổi biết làm gì? 

Trẻ đang dõi theo mọi hành vi của mẹ. Trẻ mới biết đi đặc biệt thích bắt chước hành vi của mọi người xung quanh và đặc biệt là cha mẹ của con.

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ thích bắt chước hành động của cha mẹ

Mẹ sẽ bắt gặp những hành động rất đáng yêu của trẻ như cố gắng chải tóc, lây yếm làm khăn lau bàn, áp điện thoại vào tai nghe hoặc đeo kính râm giống mẹ. Đồng thời trẻ cũng sẽ tiếp thu ngôn ngữ và các kiểu nói của bố mẹ hoặc những người xung quanh.

Thời điểm này mẹ nên tận dụng nhu cầu bắt chước tự nhiên của con để dạy con nói “xin chào”, “tạm biệt”. Ưu tiên  những trò chơi có lợi cho sự phát triển của bé. Trẻ em học rất nhanh!

Các mẹ vẫn đang cho con bú thường sẽ muốn cai sữa cho trẻ lúc này. Hãy tìm hiểu những mẹo hay để giúp trẻ cai sữa với bài viết…

Cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi tuần thứ 4

  • Nếu trẻ chưa thể uống bằng cốc thì bây giờ là lúc mẹ nên khuyến khích con học cách sử dụng cốc. Chú ý chọn cốc tập uống phù hợp với trẻ.
  • Bây giờ trẻ đã ăn dặm thành thạo và con đang dần thể hiện những sở thích và ghét riêng. Mẹ có thể khó chịu vì bao công sức nấu thức ăn cho con, cuối cùng trẻ lại ném khắp nơi. Nhưng hãy là người mẹ kiên nhẫn.
  • Trong giai đoạn trẻ đang quấy khóc và kén ăn này, mẹ vẫn cần chuẩn bị cho con những bữa phụ lành mạnh và thực phẩm mà con có thể cầm suốt cả ngày. Điều này sẽ đảm bảo con có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo