Nuôi con bằng sữa mẹ_Cơ thể mẹ sản xuất sữa như thế nào?

đăng bởi

 

Quá trình bắt đầu trong thời kỳ mang thai

Nếu đang mang thai, mẹ có thể nhận thấy những thay đổi ở ngực, chẳng hạn như đau, sưng núm vú và quầng thâm (vòng tròn da bao quanh núm vú). Những thay đổi này có thể là dấu hiệu mang thai.

Mẹ thấy hiện tượng tăng vòng 1 khi mang thai

Tuy nhiên có một số ít mẹ bầu không có nhiều thay đổi khi mang thai, nhưng đừng quá lo lắng vì đây cũng là điều bình thường.

Vòng 1 thay đổi khi mang thai

Những thay đổi bên trong thậm chí còn đáng chú ý hơn bất kỳ sự chuyển đổi bên ngoài nào. Nhau thai đang phát triển kích thích giải phóng hormone estrogen và progesterone, từ đó kích thích hệ thống sinh học phức tạp giúp sản xuất sữa.

Trước khi mang thai, các mô hỗ trợ, các tuyến sữa và chất béo bảo vệ chiếm một phần lớn trong ngực. Số lượng mô mỡ là một đặc điểm di truyền và khác nhau ở phụ nữ, đó là lý do tại sao ngực có nhiều kích cỡ và hình dạng. Kích thước của bộ ngực không quyết định khả năng sản xuất sữa của các mẹ bầu.

Ngực đã chuẩn bị cho thai kỳ kể từ khi còn trong bụng mẹ. Các tuyến sữa im lìm cho đến khi dậy thì, lúc này, dưới tác động của estrogen, tuyến sữa bắt đầu phát triển. Khi mang thai, những tuyến này phát triển với tốc độ nhanh.

Ẩn mình giữa các tế bào mỡ và mô tuyến là các ống dẫn sữa, một mạng lưới phức tạp. Hormone thai kỳ làm cho các ống dẫn sữa phát triển về số lượng và kích thước.

Các ống dẫn phân nhánh thành các kênh nhỏ hơn gần thành ngực gọi là ống dẫn sữa. Ở cuối mỗi ống dẫn là phế nang. Một cụm phế nang được gọi là một tiểu thùy ; một cụm tiểu thùy được gọi là thùy. Mỗi vú chứa tới 20 thùy, với một ống dẫn sữa cho mỗi thùy.

Được thúc đẩy bởi hoocmon prolactin, phế nang lấy protein, đường và chất béo từ máu và tạo ra sữa mẹ. Một mạng lưới các tế bào bao quanh phế nang ép các tuyến và đẩy sữa ra các ống dẫn sữa.

Hệ thống ống dẫn sữa sẽ phát triển đầy đủ trong tam cá nguyệt thứ hai, vì vậy mẹ bầu có thể cho bé bú ngay cả khi sinh non. Vào thời điểm em bé được sinh ra, mô tuyến vú của mẹ bầu sẽ có khả năng mở rộng đáng kể. Mỗi vú có thể nặng hơn 0.5kg.

 

 

Sữa non là gì?

Sữa non của mẹ, đôi khi được gọi là "vàng lỏng", là loại sữa đầu tiên mà cơ thể sản xuất, có màu vàng, đặc dính. Trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời, em bé sẽ được nuôi dưỡng hoàn hảo nhờ chất lỏng giàu chất dinh dưỡng, giàu protein, ít béo và dễ tiêu hóa này.

Cơ thể mẹ bầu bắt đầu tạo sữa non khoảng ba đến bốn tháng sau khi mang thai, và thỉnh thoảng một vài giọt có thể rò ra từ ngực mẹ bầu trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. (Điều này xảy ra với một số mẹ bầu ngay từ tam cá nguyệt thứ hai.)

Sữa non cho bé có màu vàng nhạt và rất giàu dinh dưỡng

"Sữa đầu tiên" này được tạo ra khi các tế bào ở trung tâm của phế nang hòa tan và chảy qua các ống dẫn sữa đến núm vú. Sữa non có nhiều protein, khoáng chất, muối, vitamin A, nitơ, bạch cầu và một số kháng thể nhất định, và ít chất béo và đường hơn sữa trưởng thành.

Nó cũng chứa đầy các kháng thể chống bệnh tật giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé.

Sữa non cũng có tác dụng nhuận tràng nhẹ giúp trẻ sơ sinh làm sạch đường tiêu hóa của phân su - phân tích tụ trong ruột già của b khi còn trong bụng mẹ. Loại bỏ phân đen này ngay sau khi sinh giúp giảm nguy cơ vàng da.

Bụng của bé rất nhỏ, vì vậy bé sẽ chỉ uống một lượng sữa nhỏ - khoảng một muỗng cà phê sữa non mỗi lần bé bú.

Mẹ bầu có thể cảm thấy mình không có nhiều sữa và ngực ở thời điểm này vẫn chưa căng, nhưng sữa non có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên mẹ bầu không cần phải lo lắng em bé bị đói hay bị thiếu chất.

Trong vài ngày tiếp theo, sữa non sẽ chuyển thành sữa trưởng thành.

Sữa sẽ nhiều lên sau khi em bé được sinh ra

Mẹ bầu sẽ chuyển sang giai đoạn sản xuất sữa tiếp theo trong vòng hai đến bốn ngày sau khi sinh em bé. (Các bà mẹ sinh lần thứ hai có thể thấy rằng họ nhanh có sữa hơn so với lần đầu tiên.)

Sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu đột ngột giảm xuống. Đồng thời, mức độ prolactin tăng lên - điều này báo hiệu cơ thể mẹ bầu đang tạo sữa.

Khi mẹ bầu trải qua các giai đoạn cho con bú,  cơ thể sẽ bơm thêm máu vào phế nang, làm cho ngực săn chắc và căng đầy.

Các mạch máu bị sưng và sưng thêm ở chính mô vú, kết hợp với lượng sữa và chất lỏng IV dồi dào khi chuyển dạ, có thể khiến ngực tạm thời đau và căng cứng, nhưng mẹ bầu sẽ phải cho em bé bú thường xuyên trong những tuần đầu tiên, giúp các mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

Sữa chảy từ mẹ sang con như thế nào?

Sữa chảy ra khi được giải phóng từ phế nang bên trong.

Khi bú, em bé đã kích thích tuyến yên tiết ra oxytocin và prolactin vào máu. Quá trình này cũng sẽ xảy ra khi các mẹ nghĩ về việc chăm con hoặc nghe thấy tiếng khóc của con mình.

Khi sữa đến vú của bạn, oxytocin làm cho các tế bào xung quanh phế nang chứa đầy sữa co lại và bóp, làm sữa sau đó chảy vào ống dẫn.

Khi bé bú, bé nén núm vú và quầng vú, tạo áp lực, kết hợp cùng với dòng sữa bên trong ống dẫn, đưa sữa vào miệng bé.

Con bú mẹ giúp kích thích sữa tiết ra

Lượng sữa tăng lên, sự co bóp của phế nang chứa đầy sữa có thể tạo ra cảm giác ngứa ran, châm chích, hoặc nóng rát ở ngực.

Sữa có thể chảy ra ngay cả khi em bé không bú. (Nếu điều này xảy ra vào thời điểm bất tiện, hãy thử khoanh tay trước ngực, tạo áp lực nhẹ để ngăn dòng chảy. Hoặc các mẹ có thể đặt miếng đệm bên trong áo ngực  để giúp thấm sữa.)

Các mẹ có thể cảm thấy bình tĩnh, hài lòng và vui vẻ khi chăm con. Không có gì ngạc nhiên khi một số người gọi oxytocin là hormone của tình yêu! Các mẹ cũng có thể cảm thấy buồn ngủ và khát nước. Đây là những dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang kích thích vú.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cảm thấy như chuột rút trong tử cung khi trẻ sơ sinh bú trong những ngày mới sinh. Điều này có nghĩa là oxytocin đang giúp thu nhỏ tử cung của các chị em trở lại kích thước như trước khi mang thai. (Chính loại hormone này đã giúp tử cung của bạn co bóp khi chuyển dạ.)

Cảm giác này có thể gây khó chịu nhẹ, hoặc cũng có thể gây đau đớn, đặc biệt nếu đây không phải lần đầu tiên sinh con. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị kê toa thuốc giảm đau.

 

 

Có gì trong sữa mẹ?

Sữa trưởng thành được thiết kế hoàn hảo và chứa nước, chất béo, carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất, và axit amin. Sữa cũng chứa các tế bào bạch cầu, kháng thể, enzyme và các chất khác giúp tăng khả năng miễn dịch của bé.

Có hơn 200 thành phần có lợi được biết đến trong sữa mẹ. Ví dụ, các nhà nghiên cứu hiện tin rằng trong sữa mẹ có  một loại axit béo giúp thúc đẩy sự phát triển của não và võng mạc của em bé, và thậm chí có thể tăng cường phát triển nhận thức.

Nhiều chất trong sữa mẹ, bao gồm các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, không thể sản xuất được.

Sữa trưởng thành xuất hiện trong khoảng hai đến bốn ngày sau khi sinh, tùy thuộc vào tần suất cho con bú trong những giờ đầu tiên và những ngày sau khi sinh. Sản lượng sữa của các mẹ sẽ điều chỉnh để phù hợp với sự thèm ăn của bé và tần suất bé bú.

Trong quá trình cho bé ăn, sữa mẹ thay đổi từ sữa đầu cữ bú (foremilk), nhiều nước và đường sữa, sang sữa cuối cữ bú (hindmilk), nhiều chất béo và calo. Số lượng sữa sản xuất tăng cùng với cân nặng và sự thèm ăn của bé cho đến khi bé bắt đầu quen với ăn dặm.

Sữa mẹ thay đổi như thế nào?

Một trong những đặc điểm tuyệt vời của sữa mẹ là cách nó thay đổi để đáp ứng nhu cầu của bé khi bé lớn lên.

Sữa mẹ sản xuất cho trẻ sinh non khác với sữa mẹ “được sản xuất” cho trẻ sơ sinh đủ tháng và khác với sữa cho em bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tất cả các loại sữa mẹ đều chứa chính xác các thành phần dinh dưỡng cần thiết nhất cho mỗi bé ở mọi lứa tuổi.

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti