Những điều ba mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy

đăng bởi Thanh Thanh

 

1- Mức độ nguy hiểm khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy

Bạn có biết rằng tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi? 

Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có sao không?

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, sẽ khiến bé bị mất nước trầm trọng, rối loạn điện giải cũng như rối loạn kiềm toan. Nếu như bé bị tiêu chảy mà không được điều trị kịp thời, có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt khi bé bị tiêu chảy bởi nhóm vi khuẩn E.coli. 

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kèm sốt, có thể sẽ khiến bé bị co giật, rất nguy hiểm. 

Và tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 2,9 triệu trẻ sơ sinh chết mỗi năm do tiêu chảy và các bệnh lý liên quan. Do đó, ngay khi nhận biết em bé của mình đang bị tiêu chảy, ba mẹ cần điều trị sớm và kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nặng.

2- Nguyên nhân dẫn tới việc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy

Đa phần nguyên nhân dẫn tới việc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường ruột, gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Các nguyên nhân cụ thể gồm:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus: Vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường ruột và dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Các vi khuẩn và virus thường gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm Rotavirus, E. coli, Salmonella, Shigella và Norovirus.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng như giardia và cryptosporidium cũng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng thì là do:

  • Sử dụng sữa không được tiêu chuẩn: Trong một số trường hợp, việc sử dụng sữa không được tiêu chuẩn có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
  • Điều kiện vệ sinh kém: Môi trường không sạch sẽ và điều kiện vệ sinh kém cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là vào mùa hè, vi khuẩn càng dễ sinh sôi nảy nở khi mẹ không đảm bảo môi trường xung quanh con được sạch sẽ. Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy thì nguyên nhân có thể do mẹ không vệ sinh sạch sẽ bầu vú của mình hay chính mẹ bị tiêu chảy và vô tình để vi khuẩn tiêu chảy lây sang con qua đường tiếp xúc.

Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể do bị bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm…

 

 

3- Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Đi ngoài nhiều hơn bình thường: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường có từ 4-6 lần phân/ngày. Nếu trẻ phân nhiều hơn bình thường, khoảng 8-10 lần/ ngày và diễn ra liên tục nhiều ngày thì đó là bé đã bị tiêu chảy.
  • Phân lỏng, nhiều nước: Phân của trẻ sơ sinh bình thường có độ keo, kết dính nhất định. Nhưng khi trẻ bị tiêu chảy, phân thường loãng, chứa nhiều nước.
  • Phân sủi bọt: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì trong phân thường có sủi bọt.
  • Phân có màu và mùi bất thường: Khi bị tiêu chảy, phân của trẻ thường có màu vàng hoặc xanh, có thể có lẫn máu hay chất nhầy và có mùi tanh, thối.

 

  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc: Tiêu chảy có thể làm mất nước và các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể của trẻ, gây ra cảm giác mệt mỏi, quấy khóc.
  • Trẻ sơ sinh bị sốt cao, li bì, lờ đờ, mệt mỏi, có thể nôn: Khi trẻ sốt cao có thể giật tới co giật.
  • Trẻ sơ sinh đi tiểu ít, nước tiểu vàng: Nguyên nhân là do trẻ bị mất quá nhiều nước.
  • Mắt trũng sâu, thóp trũng: Khi tình trạng đã chuyển biến nặng, lúc này mắt bé trũng sâu, thóp cũng bị trũng và da bé mất khả năng đàn hồi.

4- Ba mẹ cần làm gì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy?

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu bé bị tiêu chảy thì hãy ngay lập tức cho bé tới cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Không nên tự ý chữa trị bằng các mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh được truyền tai, ví dụ như trẻ sơ sinh đi ngoài, mẹ ăn búp ổi, cho bé ăn cháo muối…

 

 

5- Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

  • Hãy cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời. 
  • Mẹ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là bầu vú vì bé bú sữa mẹ trực tiếp từ vú. Mẹ không nên kiêng cữ chuyện tắm gội quá lâu theo mẹo dân gian mà hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ về vấn đề vệ sinh cơ thể sau sinh.
  • Mẹ cần ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để tránh bị tiêu chảy, rất dễ lây sang con qua đường tiếp xúc.
  • Khi mẹ hay người trong gia đình bị tiêu chảy, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Vệ sinh tay chân thật sạch sẽ bằng các dung dịch diệt khuẩn.
  • Trẻ sơ sinh cần được nhỏ vacxin Rota khi được 6 tuần tuổi và kéo dài tới 6 tháng tuổi để cơ thể bé sản sinh ra kháng thể. Tùy vào loại vắc xin mà phác đồ uống sẽ khác nhau, có thể 2 hoặc 3 lần.

Hi vọng những chia sẻ trên đây của POH sẽ giúp cho ba mẹ có thêm được những thông tin cần thiết về trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy. Chúc em bé của ba mẹ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo