NGỦ-BÚ-CHƠI chứ không phải CHƠI-BÚ-NGỦ

đăng bởi Tiên Tiên

1. TIẾNG KHÓC

- Theo mình thấy, các bạn sơ sinh thông thường hay khóc vì 3 trường hợp: ĐÓI, BUỒN NGỦ và MUỐN Ợ HƠI. Và mỗi tiếng khóc thường khác nhau. Do đó, khi con khóc hãy chờ một vài phút lắng nghe và suy nghĩ xem khả năng con khóc là vì gì?

Nếu mới bú no mà khóc thì có thể do ợ hơi chưa kỹ, con bị đầy hơi gây khó chịu nên khóc. Trong trường hợp này mẹ nên thực hiện ợ hơi kỹ lại.

Nếu đang nằm chơi mà khóc thì có thể là bị quá mệt, buồn ngủ nên khóc và mẹ nên quấn chặt và cho vào cũi đi ngủ.

Quấn rồi, no rồi, ợ hơi rồi, mệt rồi mà vẫn khóc: Có thể quấn chưa đủ chặt, hoặc quá nóng, hoặc trường hợp đặc biệt (đọc phía dưới).

Theo dõi giờ bú của con để biết con khóc có phải do đói không. Đồng thời khi cho bé bú nhớ để ý về khớp ngậm, thời gian bé bú có đủ lâu ko để bú tới sữa no, ti mẹ có xẹp không...

hieu tieng khoc tre sơ sinhBa mẹ cần hiểu tiếng khóc trẻ sơ sinh để biết được nhu cầu của con

Đó là các tiếng khóc thường thấy, ngoài ra thì ba mẹ cần chú ý các trường hợp đặc biệt khác:

Các thời kỳ Wonderweek (tuần cáu gắt), Witch Hours, Grow Sprouts... (các khái niệm này vui lòng tự tìm hiểu, Google hoặc đọc sách viết chi tiết hơn, mình nói cả ra thì bài sẽ rât dài).

Trong các thời kỳ này bé có thể hay cáu gắt, khóc vô cớ, ăn ngủ thất thường hơn.. ko cần quá lo ngại.

Để ý về nhiệt độ phòng/cũi xem bé có bị nóng quá không (ở VN đa số là bé bị nóng chứ ít khi thấy bị lạnh).

Sau khi tiêm chủng về bé có thể bị mệt, sốt, quấy khóc hơn bình thường và bú nhiều hơn. Các ba mẹ (và ông bà cô bác, người lớn nói chung) thì chuyên gia rút gọn, quy tất cả các tiếng khóc về 1 mối - ĐÓI.

Thế là bất kể lúc nào và bất kể nơi đâu, em bé cứ ngoạc mồm ra khóc là "Em đói kìa cho con bú đi cho nó khỏi khóc. Xong là thành bú vặt, thành nghiện ti, thành bám mẹ thì lại hoang mang bối rối.

Vì vậy, dừng lại 5p khi con khóc không chỉ là để con học tính chờ đợi mà cũng là thời gian để ba mẹ lắng nghe, quan sát và hiểu con.

2. TRÌNH TỰ SINH HOẠT:

Đa phần ở VN sẽ làm theo trình tự CHƠI - BÚ - NGỦ. Hãy thử nghĩ một chút theo khía cạnh khoa học: Ăn no căng 1 bụng xong lăn ra ngủ luôn chưa bao giờ được coi là hợp lý phải ko ạ?

Thế tại sao tất cả các mẹ lại cứ chơi trò cho con bú để ngủ? Chưa kể, trong sữa mẹ có chất gây buồn ngủ (nói ngắn gọn nôm na vậy cho dễ hiểu), các bé chơi mệt, xong đói, bú một xíu gặp thêm chất gây buồn ngủ thế là không thể đủ tỉnh táo để bú cho no.

Thế là em bé bú xíu là ngủ mất, ngủ xíu lại đói và dậy đòi bú tiếp. Thế là thành bú vặt, ngủ vặt và chậm lên cân, mẹ thì mất sữa.

TRÌNH TỰ ĐÚNG LÀ: NGỦ DẬY - BÚ NO - Ợ HƠI KỸ - CHƠI MỆT - QUẤN - ĐẶT VÀO GIƯỜNG NGỦ.

Theo trình tự này, thứ nhất là bé sẽ không bị mệt khi bú, có thể sẽ gà gật sau khi bú một chút do chất gây buồn ngủ nhưng sau đó sẽ dễ tỉnh lại ngay để bú tiếp cho no.

Thứ 2 là bú xong thì được ợ hơi kỹ (bé sơ sinh nhỏ xíu thì thời gian ợ hơi + chơi có thể gần như trùng nhau, lớn hơn xíu thì thức lâu hơn, chơi nhiều hơn) nên ko bị đầy hơi khó chịu, cáu gắt.

Thứ 3 là chơi 1 xíu đủ mệt, bụng đã đủ no (nhưng ko quá no vì đã tiêu được 1 chút), hơi đã được ợ --> dễ dàng đi vào giấc ngủ khi được quấn chặt, đặt xuống cũi, thêm white noise nữa thì tuyệt. Rất khoa học và ít nước mắt gào khóc.

Nếu đã tìm hiểu về EASY các mẹ có thể áp dụng trình tự EASY 4, EASY 3...

Nhưng có một số bé chả theo đúng EASY nào, tuy nhiên mẹ ko cần rập khuôn đúng giờ ấy phút ấy phải cho con làm gì, mà QUAN TRỌNG NHẤT cần chú ý quan sát CHÍNH CON mình, và đảm bảo trình tự sinh hoạt theo đúng các step là được.

Nếu ko thể tự nhớ thì hãy lấy giấy ghi lại mỗi ngày, vài ba ngày là hiểu được lịch trình của con.

3. VỀ QUẤN CHẶT.

Có cần/nên quấn chặt con khi cho bé đi ngủ không? Điều này vẫn gây tranh cãi nhiều (như vô vàn những điều khác khi nuôi dạy con).

Mình thì luôn nói rằng đó là sự lựa chọn của từng mẹ, và khi lựa chọn điều gì thì các mẹ NÊN TÌM HIỂU THẬT KỸ rồi hãy quyết định, đừng theo phong trào, hoặc thử cho biết xong vài ba bữa lại nghe người nọ người kia nói là không tốt lại hoang mang lo lắng, trách móc. HÃY TÌM HIỂU THẬT KỸ RỒI QUYẾT ĐỊNH.

Nếu đã quyết định dùng quấn, nên dùng ngay khi bé mới chào đời là tốt nhất, và tập cho con tự ngủ.

Nếu bạn làm đúng trình tự ở mục 2 + quấn đúng cách thì thông thường bé sẽ tự chìm vào giấc ngủ mà không có tiếng khóc quấy nào. Đừng đánh đồng quấn chặt với CIO, 2 khái niệm chả liên quan.

Tập quấn trễ hơn thì phải kiên trì hơn và nhiều khả năn con ko chấp nhận quấn hơn. Thông thường sau 3-4m các bạn bắt đầu bỏ quấn.

Tập bỏ quấn bằng cách quấn lỏng dần, quấn bỏ 1 tay rồi 2 tay ra, rồi thay quấn bằng Nhộng hoặc túi ngủ mỏng, cũng có thể xen kẽ giữ quấn và nhộng để cai quấn.

Cho nên thông thường dưới 2m hoặc cùng lắm 2.5m mà chưa xài quấn bao giờ thì mình còn nói các mẹ thử quấn bé, lớn hơn nữa là khỏi thử.

Quấn chặt khi con ngủ, và tháo quấn, để tay chân bé thoải mái khi con thức. KHÔNG ĐỘI MŨ (tại sao vui lòng Google).

Mình nhắc đi nhắc lại từ quấn CHẶT, vì rất nhiều mẹ quấn lỏng le, con đạp phát bung hết, hoặc uốn éo thò tay ra ngoài xong khóc lóc không ngủ được lại đổ là tại bé không thích quấn.

Nên là nhớ quấn chặt, chặt tay tạo cảm giác như con đang được ôm thật chặt ý ạ mới đúng.

CUỐI CÙNG, mình lại nhắc lại: HÃY BÌNH TĨNH QUAN SÁT VÀ LẮNG NGHE CHÍNH CON MÌNH, ĐỪNG CÓ NHÌN CON NHÀ NGƯỜI KHÁC HOẶC QUÁ RẬP KHUÔN THEO CÁC BẢNG BIỂU RỒI TỰ TẠO STRESS CHO BẢN THÂN.

Sách, tài liệu, internet.. là NGUỒN THAM KHẢO, mình đọc để hiểu bản chất vấn đề và theo đó quan sát, điều chỉnh cho phù hợp với con và mình và cả gia đình, chứ đừng nên rập khuôn hoàn toàn theo sách.

Chỉ có rất rất ít em bé được gọi là em bé sách hay em bé thiên thần - các em bé có thể đúng boong theo các bảng biểu trong sách thôi các ba mẹ ạ.

Nguồn: Thanh Huong Ng

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo