Mẹ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

đăng bởi

Ngay sau khi sinh, bác sĩ sẽ kẹp dây rốn để tiến hành cắt. Việc này thường là do bác sĩ làm. Tuy nhiên đôi khi bố cũng có thể tự cắt nếu được bác sĩ đồng ý. Hai mẹ con sẽ không đau vì dây rốn không có dây thần kinh.

Chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh (1)

Chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh

Sau khi cắt, bé sẽ có một cuống rốn dài từ 2cm đến 3cm kẹp nhựa hoặc cà vạt kèm theo. Công việc của các bậc làm cha mẹ là giữ cho nó sạch sẽ và không bị nhiễm trùng cho đến khi rụng.

 

 

Trẻ sơ sinh bao lâu rụng rốn?

Cuống rốn sẽ khô và rụng bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 5 đến 15 ngày sau khi sinh. Nếu cuống khô, quá trình này chỉ diễn ra trong vẻn vẹn một tuần.

Nữ hộ sinh sẽ tháo kẹp hoặc buộc lại sau khi cuống rốn đã khô.

Khi cuống rốn khô đi, nó sẽ co lại và thay đổi từ màu vàng lục sang màu nâu hoặc đen và tự rơi ra. Hãy để cho cuống rốn rụng tự nhiên, dù nó có dính lại một ít cũng đừng giật ra.

 

 

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào?

Cuống rốn cần được giữ sạch sẽ và khô ráo để tránh bị nhiễm trùng. Luôn rửa tay trước và sau khi thay tã, tắm hoặc đụng vào cuống rốn. Cho bé mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để cuống rốn tiếp xúc với không khí.

Mẹ cũng có thể giữ cuống rốn của bé sạch sẽ bằng cách tắm bé hoặc vệ sinh rốn bằng vải sạch ẩm với nước ấm. Mẹ tắm bé bằng nước thường hoặc thêm một ít sữa tắm trẻ em nếu thích.

Cuống rốn bị ướt không có nghĩa là vết thương khó lành hoặc dễ nhiễm trùng, miễn là mẹ làm khô rốn đúng cách. Nhẹ nhàng thấm khô bằng khăn hoặc vải mềm, sạch. Giữ ấm cơ thể bé nhưng phải để cho cuống rốn khô hoàn toàn trước khi mặc tã.

Gấp đầu bỉm, tã để rốn bé được tiếp xúc với không khí cũng như tránh ma sát gây kích ứng, làm hở vết thương. Trên thị trường có một số loại bỉm khoét tại rốn giúp rốn bé được thông thoáng.

Không nên vệ sinh cuống rốn bằng chất khử trùng mà chỉ cần giữ nó sạch. Sử dụng chất khử trùng sẽ tiêu diệt vi khuẩn giúp cho quá trình rụng cuống rốn tự nhiên, do đó cần nhiều thời gian hơn.

Nếu trẻ sinh non hoặc cần chăm sóc đặc biệt, vẫn cần giữ cho cuống rốn sạch sẽ và khô ráo. Tuy nhiên, hãy nhớ bé không thể tắm trong một khoảng thời gian vì bé dễ bị tổn thương hơn một đứa trẻ đủ tháng, khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên hữu ích nhất về cách chăm sóc cũng như vệ sinh cho bé.

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì?

Mẹ nên dùng nước ấm hoặc muối sinh lý để vệ sinh rốn cho con yêu

Dung dịch vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là điều khiến mẹ băn khoăn. Nếu như rốn trẻ bình thường thì mẹ hoàn toàn có thể sử dụng nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý.

Ngoài ra cồn 70 độ dùng trong trường hợp thấy rốn bị viêm nhẹ để sát trùng vùng xung quanh rốn. Sau đó mẹ đừng quên sử dụng gạc để băng lại. Nếu không yên tâm hơn nữa hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Dấu hiệu nhiễm trùng rốn

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu? Rốn bé xuất hiện một chút máu là bình thường nhưng mẹ cần lưu ý nếu rốn bé có các biểu hiện nhiễm trùng sau đây:

  • Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, sưng, đỏ.
  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ biếng ăn và mệt mỏi.

Nếu bé yêu không may gặp phải trường hợp này thì mẹ hãy gọi cho bác sĩ để xử lý nhanh chóng nhé. Để chữa khỏi nhiễm trùng rốn có thể mất tới hơn 10 ngày. Ngoài ra, nếu bé của mẹ sinh non thì dễ bị tổn thương hơn các bé đủ tháng, việc chăm sóc và vệ sinh rốn cần cẩn thận hơn nữa.

Mẹ băng rốn quá chặt hoặc quá lỏng đều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ nên thay tã cho trẻ thường xuyên đảm bảo không để chất thải vấy bẩn lên rốn trẻ.

Mẹ tự ý giật rốn sẽ gây đau và chảy máu cho trẻ đấy nhé. Mẹ cần nhớ không được bôi một loại thuốc gì lạ không rõ nguồn gốc lên rốn trẻ dù là tham khảo các kinh nghiệm dân gian để cuống rốn nhanh rụng từ các bà, các mẹ.

Khi tắm cho bé mẹ hạn chế để rốn bị ướt. Nếu mẹ cho bé ngâm mình trong nước quá lâu thì thời gian rụng rốn sẽ kéo dài, rốn lâu lành lại đồng thời tăng khả năng nhiễm trùng cho em bé sơ sinh.

 

 

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh

Có những em bé mất đến hơn 10 ngày để vết thương ở rốn lành lại. Tuy nhiên, nếu thấy một khối cục màu hồng nhạt hoặc đỏ mềm rỉ ra chất lỏng trong suốt hoặc vàng vàng, hoặc cảm thấy ướt, thì bé rất có thể bị chồi rốn. Chồi rốn là sự phát triển quá mức của mô sẹo.

Chồi rốn thường không quá nghiêm trọng và điều trị khá đơn giản. Nếu nghi ngờ con bị chồi rốn, mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện thăm khám hoặc gọi dịch vụ thăm khám tại nhà.

Rốn trẻ sau khi rụng bao lâu thì khô?

Rốn sau khi rụng sẽ để lại một vết thương nhỏ và có thể mất từ 7 đến 10 ngày để lành hẳn. Đôi khi, trên tã lót của bé có một ít máu là điều rất bình thường. Trừ khi máu chảy không dừng và không thể cầm được thì rất đáng lo và mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.

Vết thương sau khi lành lại sẽ trở thành rốn.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo