Hướng dẫn cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé tại nhà

đăng bởi Hoài Anh

Khớp ngậm đúng là yếu tố quan trọng giúp bé bú sữa mẹ hiệu quả và nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, bé bú đúng khớp ngậm sẽ tránh được các vấn đề như sặc sữa, đầy hơi hay chậm tăng cân. 

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng tự ngậm đúng ngay từ đầu, và việc bé ngậm sai cách có thể khiến mẹ đau rát, nứt núm vú. Vậy làm thế nào để chỉnh khớp ngậm đúng cho bé tại nhà? 

Trong bài viết này, chuyên viên tư vấn nuôi con EASY từ POH sẽ hướng dẫn các mẹ cách nhận biết khớp ngậm đúng/ khớp ngậm sai và điều chỉnh khớp ngậm tại nhà, giúp bé ti mẹ hoặc ti bình hiệu quả. 

1. Khớp ngậm là gì?

Khớp ngậm (Latch) là cách mà trẻ sơ sinh dùng miệng để bú sữa trực tiếp từ mẹ hoặc bú bình. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng bú mút sữa của bé và lượng sữa mà con nhận được.

Một khớp ngậm đúng sẽ giúp bé bú dễ dàng, nhận đủ dinh dưỡng, hạn chế đầy hơi, sặc sữa. Và điều quan trọng là khi bé ngậm đúng, mẹ sẽ không gặp phải tình trạng đau ngực, đau núm vú, nứt cổ gà…

Hình ảnh bé bú đúng khớp ngậm

Có hai loại khớp ngậm hay được các mẹ bỉm nhắc đến là:

  • Khớp ngậm ti mẹ (đối với các bé ti mẹ trực tiếp): Bé cần ngậm sâu cả quầng vú, môi loe ra và cằm chạm vào bầu ngực mẹ. Khớp ngậm ti mẹ đúng giúp bé mút sữa ra nhiều và mẹ không bị đau.
  • Khớp ngậm ti bình (đối với các bé bú bình): Bé cần ngậm kín núm ti bình, môi bao quanh núm hoàn toàn để tránh nuốt nhiều hơi gây đầy bụng. Việc chọn núm ti phù hợp cũng rất quan trọng để giúp bé bú đúng và thoải mái. 

Việc đảm bảo khớp ngậm đúng ngay từ đầu giúp sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề về tiêu hóa, dinh dưỡng cho trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ có khớp ngậm tốt (khớp ngậm đúng)

Để đánh giá khớp ngậm của bé có đúng không, cha mẹ có thể quan sát các đặc điểm tổng quan sau:

  • Nếu một em bé có khớp ngậm đúng, miệng bé mở rộng, bao phủ toàn bộ quầng vú chứ không chỉ núm vú. Lưỡi bé đặt dưới đầu ti, giúp tạo lực hút mạnh và đều, hỗ trợ quá trình bú sữa hiệu quả.
  • Khớp ngậm của bé chưa tốt là khi bé chỉ ngậm phần núm vú mà không ngậm sâu vào quầng vú, dẫn đến lực hút yếu, khiến bé bú không hiệu quả và dễ gây đau rát cho mẹ

Ngoài ra, nếu một em bé có khớp ngậm đúng, bé sẽ có các biểu hiện như:

Vị trí miệng và đầu của bé khi bú: Miệng bé mở rộng hình chữ "O", môi loe ra ngoài. Cằm bé cắm sâu vào bầu ngực mẹ, mũi hơi chạm nhưng không bị ép vào ngực. Đầu bé hơi ngửa ra, thân áp sát người mẹ, không bị vặn vẹo hay ngửa quá mức.

Cách bé ngậm ti mẹ: Bé ngậm sâu vào quầng vú mẹ, không chỉ ngậm mỗi núm vú. Khi bé bú mẹ chỉ nghe tiếng nuốt sữa đều đặn, không có âm thanh chụt chụt hay tặc tặc. Bé giữ khớp ngậm tốt, không bị tuột ti dễ dàng.

Cảm giác của mẹ khi bé bú: Mẹ không cảm thấy đau rát, căng tức hay khó chịu khi bé bú. Sau khi bú, núm ti mẹ vẫn tròn, không bị bẹt, đỏ, nứt hay có bất kỳ tổn thương nào.

Bé có khớp ngậm đúng, mẹ sẽ không bị đau khi cho con bú

>> Về các dấu hiệu bú sai khớp ngậm, mẹ có thể xem chi tiết tại bài viết: Dấu hiệu bú sai khớp ngậm và hướng dẫn mẹ chỉnh khớp ngậm chi tiết từng bước

Nếu thấy bé có dấu hiệu ngậm sai, mẹ cần nhanh chóng điều chỉnh khớp ngậm để tránh ảnh hưởng đến việc bú mẹ.

3. Hướng dẫn cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé

Khớp ngậm đúng là chìa khóa để nuôi con bằng sữa mẹ thành công. Dù mẹ có đầu ti ngắn hay núm vú nhỏ, bé vẫn có thể bú tốt nếu được hướng dẫn ngậm đúng cách.

Chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây, mẹ sẽ có thể điều chỉnh khớp ngậm đúng để bé bú mẹ hiệu quả hơn.

Bước 1: Giúp bé thư giãn trước khi bú

Trước khi bắt đầu cữ bú, bé nên ở trong trạng thái thoải mái. Nếu bé đang khóc hoặc quấy, mẹ có thể đặt bé tựa lên vai mẹ và vỗ nhẹ lưng giúp bé ợ hơi và thư giãn. Đung đưa nhịp nhàng để bé bình tĩnh lại. 

Nếu có thể thực hiện da tiếp da, hãy cởi bớt quần áo của bé và áp bé vào da mẹ để kích thích phản xạ bú tự nhiên.

Lưu ý: Không nên vội vàng đặt bé vào ngực khi bé đang khóc to, vì bé có thể khó bú và dễ ngậm sai.

Bước 2: Chuẩn bị trước khi cho bé bú

Rửa sạch tay và bầu ngực để đảm bảo vệ sinh. Đưa bé vào một không gian yên tĩnh để bé tập trung bú tốt hơn. Vì cữ ăn của bé sẽ tương đối dài, khoảng 20-40 phút, vì vậy mẹ hãy chủ động chọn tư thế cho con bú thoải mái. Có thể nằm hoặc dùng gối tựa lưng để tránh mỏi. 

Chuẩn bị tư thế thoải mái trước khi áp dụng cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú mẹ

Bước 3: Đưa bé vào vị trí bú đúng

Một trong những sai lầm phổ biến khiến bé ngậm sai là mẹ không đặt bé đúng tư thế. Khi đưa bé vào bú, mẹ nên đặt đầu bé hơi ngửa ra sau: Đây là tư thế bản năng giúp bé há miệng rộng.

Áp sát người bé vào người mẹ với tư thế bụng áp vào bụng mẹ để bé không phải quay đầu nhiều khi bú. Cằm bé chạm sát bầu vú mẹ, đầu hơi nghiêng để bé dễ dàng ngậm sâu hơn.

Lưu ý: Không đẩy đầu bé vào ngực mẹ quá mạnh vì có thể khiến bé khó chịu và phản xạ đẩy ra.

Bước 4: Hướng dẫn bé ngậm đúng cách

Mẹ lần lượt thực hiện như sau để giúp bé ngậm ti đúng:

  • Chạm nhẹ vào mũi hoặc má bé để kích thích phản xạ tìm ti, khiến bé há miệng rộng.

 

  • Đợi bé há miệng thật to mới đưa ti vào, hãy kiên nhẫn không nên vội vàng đưa ti vào ngay khi bé chỉ mới hé miệng.
  • Cách đưa ti vào miệng bé dễ dàng đó là đặt núm vú hướng lên môi trên, để đầu ti chạm vào vòm miệng trên của bé, hàm dưới của bé ngậm sâu vào quầng vú chứ không chỉ ngậm núm vú. 

  • Kiêm tra môi dưới của bé loe ra ngoài, cằm bé chạm sát vào bầu ngực chưa. Bé nuốt sữa nhịp nhàng, không có tiếng chụt chụt. Mẹ không bị đau hoặc rát núm vú. Đó là khi bé đã có khớp ngậm đúng. 

Nếu bé ngậm sai, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay út vào miệng bé rồi kéo ti ra rồi thử lại.

Trong thời gian đầu tập cho con, lúc bé bú mút mẹ có thể chăm chú quan sát. Trẻ sơ sinh có hai giai đoạn bú chính:

  • Giai đoạn bú để ăn: Bé bú theo nhịp 1-2 lần mút rồi nuốt, có thể nghe rõ tiếng bé nuốt sữa. Đây là lúc bé nhận được nhiều dưỡng chất nhất.
  • Giai đoạn bú để mút/kích thích sữa: Bé mút liên tục nhưng không có tiếng nuốt rõ ràng. Đây là lúc bé đang kích thích mẹ tiết thêm sữa.

Một cữ bú có thể kéo dài 30-60 phút, trong đó bé có nhiều lần bú kích thích trước khi thực sự bú sữa. Bé có thể xen kẽ hai giai đoạn này trong một cữ bú. Không phải lúc nào bé bú nhanh, bú mạnh cũng có nghĩa là đang ăn được sữa. Mẹ cần quan sát cử động nuốt của bé.

Nếu bé bú quá 40 phút nhưng bé không có cử động nuốt sau 10 lần mút liên tục. Sữa trào ra miệng nhưng bé không nuốt hoặc bé có biểu hiện lim dim khi bú, mẹ cần điều chỉnh lại bằng cách giúp bé nhả ti, ợ hơi rồi thử cho bú lại để đảm bảo bé bú hiệu quả.

Sau khi bé bú xong, đầu ti mẹ vẫn tròn, không bị bẹt hay tổn thương. Bé no, không cáu gắt, ngủ ngon hơn và không có dấu hiệu đầy hơi, ọc sữa hoặc quấy khóc.

Nếu mẹ bị đau, đầu ti bị bẹt hoặc nứt nẻ, có thể bé vẫn đang ngậm sai. Hãy điều chỉnh lại khớp ngậm ngay từ lần bú tiếp theo!

Với các bé bú bình, tốc độ chảy của bình nhanh hơn, lượng sữa mỗi lần bú mút cũng ổn định hơn.Tuy nhiên bé vẫn cần có một khớp ngậm đúng để tránh nuốt phải quá nhiều hơi. Dưới đây là cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú bình:

Bước 1: Chọn size núm ti phù hợp

Việc chọn núm ti đúng kích thước và tốc độ chảy sữa ảnh hưởng lớn đến quá trình bú bình của bé. 

Nếu núm ti chảy quá nhanh, bé dễ bị sặc và sợ bú bình vì sữa trào ra nhiều cùng lúc. Bé có thể quấy khóc hoặc từ chối bú. Trường hợp núm ti chảy quá chậm bé phải hút mạnh, gây mỏi miệng mà sữa không chảy ra kịp, dẫn đến bé dễ chán, bỏ bú hoặc mệt mỏi khi bú bình.

Bước 2: Đặt bé vào tư thế bú bình đúng cách

Mẹ có thể áp dụng một trong các tư thế sau:

  • Đặt bé nằm trên gối chống trào, gối giúp tạo góc nghiêng tự nhiên, hỗ trợ tiêu hóa
  • Kê gối để tạo độ dốc 45 độ, đầu bé cao hơn thân, giúp sữa chảy xuống dễ dàng và tránh nguy cơ sặc.
  • Bế bé ở tư thế đầu cao hơn thân sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái. Tư thế này giúp bé nuốt sữa dễ dàng.

Bế bé ở tư thế đầu cao hơn phần thân

Bước 3: Hướng dẫn bé ngậm ti bình

Chấm nhẹ đầu núm vào môi bé để kích thích phản xạ tìm ti. Đợi bé há miệng to rồi từ từ đưa núm ti vào miệng bé, hơi xoay nhẹ để núm ti vào sâu. 

Chỉ xoay nhẹ chứ không ấn mạnh bình sữa vào miệng bé vì nếu mẹ đưa bình quá nhanh hoặc ấn mạnh, môi bé có thể bị bặm vào trong, bé cũng cảm thấy khó chịu. Hãy để bé chủ động ngậm núm ti thay vì ép bé phải bú.

Lưu ý khi bé bú bình: Không nên cho bé bú khi nằm ngửa hoàn toàn vì có thể khiến sữa chảy ngược lên tai, gây viêm tai giữa. Khi cho bé bú, mẹ hãy giữ bình sữa ở góc nghiêng khoảng 45 độ để sữa lấp đầy đầu núm ti, tránh bé nuốt phải quá nhiều khí.

4. Chỉnh khớp ngậm tại nhà cùng chuyên gia POH EASY 

Khớp ngậm đúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé ăn sữa hiệu quả. Nếu phát hiện bé ngậm sai, ba mẹ nên nhanh chóng điều chỉnh để tránh ảnh hưởng đến quá trình bú sữa của trẻ. Với sự hỗ trợ từ chuyên gia POH EASY, mẹ có thể dễ dàng chỉnh khớp ngậm đúng ngay tại nhà.

Khi đăng ký POH EASY, mẹ sẽ được liên hệ với các tư vấn viên. Sau khi gửi video khớp ngậm của bé, mẹ sẽ được các cô nhận xét và đưa ra hướng dẫn chỉnh sửa nếu cần. Mẹ và cô sẽ liên tục trao đổi đến khi bé đã có khớp ngậm đúng và ăn sữa hiệu quả từng cữ.


Ngoài ra, các chuyên viên tư vấn EASY tại POH sẽ giúp mẹ sửa lịch sinh hoạt, hướng dẫn kỹ thuật vỗ ợ hơi, cách hỗ trợ bé tự ngủ… để bé ăn no, ngủ đủ, vận động tốt và ngủ đêm 11-12 tiếng. POH EASY giải đáp nhanh chóng các thắc mắc về việc ăn - ngủ - chơi của bé, giúp mẹ tự tin nuôi con EASY nhàn tênh. Tham khảo POH EASY tại đây!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo