Làm gì khi da bé bị cháy nắng?

đăng bởi

Dấu hiệu nhận biết

Nếu bị cháy nắng, da của bé sẽ đỏ và cảm thấy nóng khi chạm vào, ngay cả khi mẹ đã cố gắng hạ nhiệt. Nếu vết cháy nắng  nghiêm trọng, da bé có thể bị phồng rộp và sưng lên, và bé thậm chí có thể sẽ bị sốt.

Cháy nắng xảy ra do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) từ mặt trời.

Cách tốt nhất để điều trị cháy nắng

  • Em bé có thể bị mất nước khi ra ngoài nắng, vì vậy hãy đảm bảo mẹ cho bé uống đủ nước. Cho bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức.


Bôi kem chống nắng giúp giảm tình trạng da bị cháy nắng ở trẻ

  • Làm dịu vùng da bị cháy nắng. Ngâm một miếng vải sạch vào nước mát, vắt khô, và nhẹ nhàng đặt lên vùng da bị cháy nắng trong vòng 10 đến 15 phút, mỗi ngày thực hiện khoảng một vài lần. Mẹ cần lưu ý không dùng đá hay nước đá chườm lên da bé vì lạnh quá cũng có thể khiến bé bị bỏng.
  • Hãy để bé ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Thoa kem dưỡng ẩm gốc nước, gel lô hội hoặc kem dưỡng da calamine để giảm ngứa khi vết bỏng bắt đầu bong tróc.
  • Nếu bé bị đau và sốt, mẹ có thể dùng paracetamol (dùng cho trẻ sơ sinh từ hai tháng nếu được sinh sau 37 tuần và nặng hơn 4kg) Hoặc ibuprofen  nếu bé ba tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg

Tốt nhất không nên bôi các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu hỏa lên vùng da bị bỏng của bé.

Các sản phẩm từ dầu ngăn nhiệt và mồ hôi thoát ra ngoài và có thể làm vết bỏng nặng hơn. Ngoài ra, tránh dùng thuốc xịt hoặc thuốc mỡ sơ cứu có chứa benzocaine, vì có thể gây kích ứng hoặc dị ứng.

Thay da thường bắt đầu sau ba đến 10 ngày. Đừng hoảng hốt khi quá trình này xảy ra. Mẹ nhớ không cho bé ra nắng khi đang trong thời gian này.

Có cần gọi bác sĩ khi bé bị cháy nắng không?

Cháy nắng có thể nghiêm trọng hơn so với ở trẻ sơ sinh, vì vậy hãy gọi cho bác sĩ nếu mẹ thấy lo lắng.

Liên hệ bác sĩ trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng. Nếu bé bị nổi mụn nước, đừng cố gắng che hoặc nặn những mụn nước này vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Các dấu hiệu khác của cháy nắng nghiêm trọng bao gồm sốt hoặc cực kỳ đau đớn. Các trường hợp bỏng nắng nghiêm trọng có thể dẫn đến say nắng. Nếu em bé nôn hoặc mất ý thức, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ ngay lập tức.

Tổn thương da do mặt trời có đáng lo ngại?

Câu trả lời là có. Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím từ mặt trời là nguyên nhân số một gây ra bệnh ung thư da. Một số nghiên cứu cho thấy cháy nắng nghiêm trọng trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ u ác tính về sau - dạng ung thư da nghiêm trọng nhất.


Nguy cơ da bị tổn thương sẽ cao hơn ở những em bé có làn da trắng

Trẻ em có mái tóc vàng, da nhợt nhạt, tàn nhang và mắt xanh lá hoặc xanh dương có nguy cơ bị tổn thương da và ung thư do phơi nắng. Tuy nhiên, các tia nắng mặt trời cũng có thể gây hại cho những đứa trẻ có làn da sẫm màu.

Biện pháp ngăn ngừa

Cố gắng không để em bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng thường xuyên. Hai bước này có thể ngăn ngừa bỏng và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư da.

Nếu em bé của bạn nhỏ hơn sáu tháng tuổi, hãy tránh xa ánh nắng mặt trời. Đối với bé từ sáu tháng tuổi trở lên, mẹ có thể để bé chơi bên ngoài tuy nhiên không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Khi em bé ở ngoài nắng, hãy cho bé đội một chiếc mũ rộng vành và mặc áo dài tay. Sau đó thoa kem chống nắng không thấm nước (chỉ số SPF ít nhất là 15) cho bé.



Mẹ nên tránh để bé chơi ngoài nắng trong thời gian từ 11h đến 3h chiều

Khi mua kem chống nắng cho bé, hãy chọn kem dạng nước hoặc dạng xịt dành riêng cho trẻ em.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng kem chống chống lại cả tia UVA và UVB.

Thoa kem chống nắng dày hơn lên những vùng da không được che bởi quần áo, bao gồm tay và chân bé. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài và thoa lại ít nhất vài giờ một lần và sau khi bé chơi trong nước, kể cả khi kem chống nắng không thấm nước.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo