Hút thuốc trong thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

đăng bởi

 

Ob-gyn Robert Welch đã giúp đỡ hàng ngàn phụ nữ mang thai có nguy cơ cao chạm tới ước mơ có được một em bé khỏe mạnh.

Tuy nhiên sau tất cả những thành công ấy, vẫn có một trường hợp khiến ông cảm thấy sợ hãi, đó là một người phụ nữ mang thai không thể bỏ hút thuốc.

“Hút thuốc lá có lẽ là nguyên nhân số 1 gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh”, Welch, trưởng khoa sản tại bệnh viện Providence ở Southfield, Michigan cho biết.

Ông đã chứng kiến điều này rất nhiều lần: trẻ sinh non, trẻ sơ sinh thiếu cân, trẻ chết trước khi chúng được sinh ra.

Theo quan điểm của ông, thai kỳ sẽ an toàn hơn và trẻ sẽ được sinh ra khỏe mạnh hơn nếu thay vì hút thuốc trong thời gian mang thai, họ bị các bệnh nghiêm trọng khác như tiểu đường hoặc huyết áp cao.

ngửi mùi thuốc lá khi mang thai

Thuốc lá và phụ nữ mang thai  liên hệ mật thiết đến sự phát triển của thai nhi

"Tôi có thể kiểm soát những loại bệnh đó bằng thuốc", Welch cho biết. Tuy nhiên khi một người phụ nữ mang thai hút thuốc lá, không có gì có thể bảo vệ đứa trẻ khỏi nguy hiểm.

Vì sao hút thuốc trong khi mang thai rất nguy hiểm?

Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 hóa chất, bao gồm nhiều chất độc hại như xianua, chì và ít nhất 60 hợp chất gây ung thư khác.

Nếu mẹ bầu hút thuốc trong khi mang thai, các loại chất độc hại đó sẽ xâm nhập vào máu, nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng duy nhất của bé.

Không có một chất hóa học nào trong tổng số 4000 chất hóa học đó tốt cho thai nhi. Hai loại hợp chất đặc biệt có hại cho bé là: nicotine và carbon monoxide. Theo ông Ob-gyn James Christmas, trưởng ban nghiên cứu thai nhi liên bang tại Bệnh viện Henrico ở Richmond, Virginia.

Các biến chứng nghiêm trọng nhất bao gồm cả thai chết, sinh non, và trọng lượng trẻ khi sinh thấp. Chúng đều được gây ra khi chất nicotine và carbon monoxide hoạt động cùng lúc khiến cho lượng cung cấp oxy đến thai nhi giảm mạnh.

 

 

Nicotine cản trở cung cấp oxy bằng cách thu hẹp các mạch máu trong cơ thể của mẹ, bao gồm cả các mạch máu trong dây rốn.

Nó tương tự như việc bắt thai nhi thở bằng một ống thở rất hẹp. Ngoài ra, tồi tệ hơn nữa là các tế bào hồng cầu lấy oxy lại bắt đầu nhận các phân tử carbon monoxide thay thế. Thế rồi đột nhiên cái ống thở trật hẹp ấy lại càng lấy được ít oxy hơn lượng nó cần.

Mẹ bầu hút thuốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tình trạng thiếu oxy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện của bé. Nhìn chung, hút thuốc trong quá trình mang thai sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ sinh ra quá sớm hoặc nhẹ hơn 2.5kg khi sinh. Hút thuốc cũng tăng gấp đôi nguy cơ thai chết lưu.

Mỗi điếu thuốc mẹ bầu hút hàng ngày sẽ đe dọa thai nhi một phần. Một vài điếu thuốc mỗi ngày có vẻ an toàn hơn là hút cả một gói, nhưng sự khác biệt của chúng không lớn như mẹ nghĩ.

Cơ thể của người hút thuốc đặc biệt nhạy cảm với liều nicotine đầu tiên mỗi ngày, và thậm chí chỉ một hoặc hai điếu thuốc cũng sẽ khiến mạch máu co lại đáng kể. Đó là lý do tại sao ngay cả khi mẹ không nghiện thuốc nặng thì vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Hút thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không

Không chỉ hút thuốc mà ngửi mùi thuốc lá khi mang thai cũng ảnh hưởng đến thai nhi

Hút thuốc ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Trọng lượng và kích thước

Trung bình, thói quen hút một bao thuốc mỗi ngày trong khi mang thai sẽ giảm khoảng 0.2kg từ trọng lượng sơ sinh của em bé. Hút hai gói thuốc một ngày trong suốt thai kỳ có thể khiến em bé chỉ nặng khoảng hơn 0.5kg hoặc nhẹ hơn.

Nhiều phụ nữ mang thai vẫn có thể sẵn sàng đón nhận việc sinh con nhẹ cân hơn, tuy nhiên nên nhớ rằng việc trẻ phát triển kém từ khi còn trong tử cung của người mẹ có thể gây ra nhiều hậu quả quả tiêu cực trong suốt phần đời còn lại của bé.

Cơ thể và phổi

Trẻ nhẹ cân thường có xu hướng cơ thể kém phát triển. Phổi của trẻ hoạt động không quá thích hợp, đồng nghĩa chúng sẽ cần mang mặt nạ thở trong suốt vài ngày hoặc tuần đầu tiên sau khi sinh.

Nếu sau đó chúng có thể tự hít thở (hoặc tự hít thở ngay từ đầu) thì chúng vẫn có thể gặp các vấn đề về hô hấp liên tục sau này do vì sự phát triển phổi bị kìm hãm hoặc do các tác dụng phụ khác của hợp chất nicotine.

Trẻ em được sinh ra từ một bà mẹ có hút thuốc trong khi mang thai đặc biệt dễ bị hen suyễn, và có nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao gấp 2 – 3 lần so với những đứa trẻ bình thường khác.

Tim

Mẹ bầu hút thuốc trong ba tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sinh ra trẻ bị khuyết tật tim khi sinh.

Trong một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ được công bố vào tháng 2 năm 2011, nguy cơ mắc các loại khuyết tật bẩm sinh của những đứa trẻ này cao hơn từ 20 đến 70% so với những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu không hút thuốc.

Các khuyết tật này thường bao gồm hiện tượng nghẽn mạch máu phía tim phải vào phổi và khe hở giữa các buồng trên của tim (các khuyết tật vách ngăn nhĩ).

Chức năng não

Hút thuốc trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến não bộ của bé suốt đời. Trẻ em được sinh ra bởi người mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ cao bị rối loạn khả năng học tập, các vấn đề hành vi và chỉ số IQ tương đối thấp.

Mẹ bầu có thể làm gì?

Vẫn có một cơ hội bất ngờ cho mẹ bầu sau tất cả những nguy cơ trên: Mẹ vẫn có thể sinh được một đứa bé khỏe mạnh bằng cách từ bỏ thói quen hút thuốc của mình càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên bỏ hút thuốc trước khi thụ thai.

Điều này thậm chí còn giúp chị em thụ thai dễ dàng hơn. (Hút thuốc làm giảm cơ hội thụ thai của bạn lên tới khoảng 40% ở bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ.) Cùng lúc tập bỏ thói quen hút thuốc, mẹ cũng nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và chuẩn bị cho lúc em bé ra đời.

Mẹ bầu ăn cho hai người là quan điểm sai lầm

Mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để con yêu phát triển tốt nhất

Tất nhiên không phải ai cũng có thể dự trù được kế hoạch từ xa như vậy. Nếu bạn vẫn hút thuốc trước khi phát hiện mình đang mang thai, bây giờ bỏ vẫn chưa quá muộn. Hãy thực hiện các biện pháp cai thuốc sớm nhất có thể để bảo vệ thai nhi của bạn.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology tháng 8 năm 2009 chỉ ra rằng việc bỏ thuốc ngay trong ba tháng thai kỳ đầu tiên thực sự có thể giúp làm tăng khả năng sinh con khỏe mạnh đủ tháng, đủ cân giống như những mẹ bầu không hút thuốc khác.

Các bà mẹ bỏ thuốc trong ba tháng thai kỳ thứ hai cũng cải thiện được phần nào, tuy nhiên không quá nhiều.


 

Sau tuần từ 14 đến 16, thai nhi cần được tăng cân rất nhiều. Nếu mẹ vẫn hút thuốc ở giai đoạn đó, sự tăng trưởng của bé sẽ bắt đầu chậm lại. Nhưng ngay sau khi bạn bỏ thuốc, thai nhi sẽ lại bắt đầu nhận được đủ lượng oxy mà bé cần để phát triển.

Vào thời điểm siêu âm tiếp theo, các bác sĩ có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đáng kể về tốc độ tăng trưởng của bé. 

Ngay cả khi bạn vẫn hút thuốc sau tuần thứ 30, vẫn còn vài tuần sau đó để giúp bé đạt được số cân nặng nhanh nhất có thể. Vứa dễ dàng nhưng cũng thật khó khăn để bạn từ bỏ thói quen hút thuốc, và không bao giờ lặp lại điều đó nữa.

Mặc dù bạn nhận thức được sự nguy hiểm của việc hút thuốc, nhưng việc từ bỏ thói quen xấu ấy chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Việc thèm muốn nicotine có thể áp đảo những định hướng tốt của bạn và thậm chí còn lấn áp tình yêu của bạn với bé, do vậy đừng cố gắng tập bỏ thuốc một mình.

Hãy tìm đến bác sĩ, người thân, bạn bè để được hỗ trợ. Điều này không dễ dàng nhưng mẹ đừng bỏ cuộc, bởi còn có con yêu trong bụng vẫn đang rất trông cậy vào mẹ đó.

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo để mẹ bầu tận hưởng thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti