Thai 24 tuần đã quay đầu có sao không? Mẹ nên làm gì?

đăng bởi Thanh Thanh


Nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng khi thấy con mình dù chỉ mới 24 tuần nhưng đã quay đầu. Vậy việc này có vấn đề gì không? Có ảnh hưởng gì đến con không? Con có đang phát triển bình thường không? Mời mẹ theo dõi bài viết sau của POH nhé!

Thai 24 tuần đã quay đầu có sao không?

Thực ra đây chỉ là hiện tượng bình thường. Mẹ bầu không cần lo lắng quá sớm. Trong suốt giai đoạn thai kỳ, thai nhi có thể vẫn sẽ tiếp tục thay đổi vị trí của mình.

Vì sao thai nhi quay đầu sớm?

Vị trí, ngôi thai của thai nhi trong tử cung bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và tư thế nằm của con có thể thay đổi nhiều lần trong suốt thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số lý do tại sao thai nhi có thể quay đầu sớm hơn trong thai kỳ:

  • Không gian trong bụng mẹ và sự di chuyển của bé: Khi thai nhi phát triển và làm tử cung giãn rộng ra, không gian để con hoạt động bị ít đi. Thai nhi thường sẽ bắt đầu ổn định ở vị trí quay đầu xuống khi không gian di chuyển bị hạn chế.
  • Sự di chuyển tự nhiên: Em bé quay đầu là một phần tự nhiên của thai kỳ. Thai nhi có thể thay đổi tư thế nhiều lần trong một ngày, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ đầu và giữa thai kỳ.
  • Lực hấp dẫn: Tư thế nằm của con có thể bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Nhiều thai nhi sẽ tự nhiên quay đầu xuống do tác động của lực hấp dẫn.
  • Hình dạng tử cung: Hình dạng và kích thước của tử cung cũng có thể ảnh hưởng đến tư thế nằm của con. Trong một số trường hợp, hình dạng của tử cung có thể khiến em bé quay đầu sớm hơn thông thường.
  • Đa thai: Trong trường hợp mẹ mang song thai, tam thai…, một em bé có thể sẽ "chặn đường" và khiến các bé khác luôn giữ nguyên ở một vị trí cụ thể. Khi tháng lớn dần, các bé thường tự quay đầu xuống khi không còn nhiều không gian.
  • Hoạt động của mẹ bầu: Một số nghiên cứu cho thấy rằng có vài hoạt động của mẹ bầu có thể thúc đẩy em bé quay đầu xuống. Tuy nhiên, điều này chưa được nghiên cứu kỹ và chưa chính xác 100%..

 

 

Thai quay đầu sớm có sao không?

Câu trả lời là không sao đâu mẹ ạ.

Thường thì việc thai nhi quay đầu sớm trong thai kỳ được coi là bình thường và đôi khi là còn có lợi cho mẹ nữa đó. Tư thế quay đầu xuống là tư thế lí tưởng cho quá trình sinh đẻ, giúp quá trình chuyển dạ và sinh đẻ trở nên suôn sẻ và an toàn hơn.

Khi một em bé quay đầu, có nghĩa là đầu của con quay xuống và đặt ở vị trí cổ tử cung. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tư thế của thai nhi có thể thay đổi nhiều lần trong suốt thai kỳ, và nhiều em bé sẽ thay đổi nhiều tư thế nằm cho đến gần thời gian chào đời mới ổn định ở 1 tư thế nhất định.Nếu thai nhi quay đầu sớm thì đó là dấu hiệu tích cực cho thấy em bé đang ở trong tư thế hoàn hảo để chào đời. 

.

Hình ảnh em bé quay đầu trong bụng mẹ

Vậy, thai 25 tuần quay đầu có sao không?

Không sao đâu mẹ nhé. Lúc này em bé vẫn chưa ổn định ở vị trí quay đầu xuống mà có thể còn thay đổi tư thế nhiều nữa. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

Dấu hiệu thai quay đầu:

Khi em bé đã quay đầu, có một số dấu hiệu và thay đổi ở cơ thể của mẹ mà dễ dàng nhận thấy được. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Thói quen thai máy của con thay đổi: Mẹ có thể để ý thấy sự thay đổi trong thai máy. Các cú đá và những cử động của thai nhi có thể sẽ ở vị trí thấp hơn trước đây vì giờ em bé đã quay đầu. Mẹ sẽ cảm nhận được có ít áp lực ở xương sườn hơn và nhiều áp lực ở xương chậu hơn.
  • Dễ thở hơn: Khi đầu của con đi xuống và vào sâu xương chậu, mẹ sẽ thấy dễ thở hơn vì giờ đây áp lực lên xương sườn đã ít hơn.
  • Áp lực ở vùng xương chậu tăng cao: Áp lực hoặc cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu gia tăng vì đầu của con đang vào sâu xương chậu để sẵn sàng cho quá trình sinh.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Do đầu của thai nhi áp lên bàng quang của mẹ nên mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và cơn buồn tiểu cũng dữ dội hơn.
  • Bụng tụt : Khi đầu của con xuống sâu vào xương chậu có thể dẫn đến sự thay đổi rõ rệt trong hình dạng của bụng mẹ mà người ta hay gọi là tụt bụng.

 

 

Thai quay đầu bao lâu thì sinh?

Thời gian xuất hiện của những dấu hiệu này có thể khác nhau giữa các mẹ bầu. Thậm chí thay đổi theo từng lần mang thai. Nhưng chung quy lại dù quay đầu sớm hay muộn thì Một số em bé có thể quay đầu vào vài tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ, trong khi vài bé khác chỉ quay đầu trước đúng 1 tuần trước khi sinh. Nếu mẹ thấy bất kỳ bất thường nào về tư thế của con, tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ mẹ nhé!

Ngoài sức khỏe thể chất cực kỳ quan trọng thì mẹ cũng đừng bao giờ quên phát triển tinh thần cho bé nữa nhé. Sức khỏe tinh thần tốt thì bé lớn lên sẽ khỏe mạnh và vui vẻ. Để làm được điều này, mẹ đừng quên thai giáo cho con hàng ngày nhé. 

Thai giáo thực sự đã được chứng minh là có thể giúp con phát triển toàn diện thể chất và tình cảm, giúp con phát triển tối ưu từ trong bụng mẹ! 

Để làm được điều này, mẹ có thể sắm ngay cho mình một khóa POH Thai giáo với bài tập thực hành theo ngày, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app ra, chơi với con. Rất tiện lợi và đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti