Thai 21 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg để con khỏe, mẹ không nặng nề

đăng bởi Hoài Anh

Ở giai đoạn thai 21 tuần, cơ thể mẹ bầu đã có nhiều thay đổi rõ rệt, vòng bụng lớn lên và cân nặng tăng nhanh chóng. Một mức tăng cân hợp lý sẽ giúp mẹ không cảm thấy nặng nề, tránh một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đồng thời bé yêu cũng phát triển khoẻ mạnh.

Vậy, mẹ nên tăng bao nhiêu kg ở tuần thai 21? Làm gì để giữ mức tăng cân an toàn trong thai kỳ? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau!

Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi

Mốc 21 tuần tương đương với mang thai 5 tháng 1 tuần và mẹ đang bước vào tuần đầu tiên của tháng thứ 6 trong thai kỳ. Ở tuần thai này, em bé có sự phát triển vượt bậc về chiều dài cơ thể, các cơ quan nội tạng cũng dần hoàn thiện.

Thai nhi 21 tuần nặng khoảng 300 - 450 gram và dài khoảng 26 cm (tính từ đầu đến chân). Em bé chỉ mới lớn bằng một quả cà rốt.  

Hình ảnh em bé 21 tuần trong bụng mẹ

Lớp mỡ dưới da của thai nhi trở nên dày hơn. Lớp mỡ này có vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể em bé sau khi chào đời. 

Các cơ quan nội tạng như phổi, thận và hệ tiêu hóa đã bắt đầu hoàn thiện các chức năng chuẩn bị cho sự sống. Phổi bắt đầu tạo ra một lượng nhỏ surfactant - một chất quan trọng đảm bảo độ đàn hồi cho phổi. Thận đã có khả năng lọc và sản sinh nước tiểu, hệ tiêu hóa cũng bắt đầu chuẩn bị cho chức năng hấp thu dinh dưỡng.

Đặc biệt, 21 tuần là thời điểm thai nhi cảm nhận rõ ràng hơn âm thanh từ bên ngoài như giọng nói của mẹ, âm nhạc, các tiếng động xung quanh… Bé cũng phản ứng với ánh sáng nếu có tia sáng chiếu qua bụng mẹ. Bên cạnh đó, em bé ngày càng năng động nên mẹ sẽ cảm nhận được chuyển động của con rõ ràng hơn. Đôi khi mẹ sẽ đột nhiên thấy thai 21 tuần đạp bụng dưới là vì vậy.

Ở tuần 21-22 của thai kỳ, nhiều mẹ sẽ thực hiện siêu âm màu 4D để quan sát bé rõ hơn. Siêu âm 4D vào tuần thứ 21 giúp mẹ nhìn được khuôn mặt thai nhi khá rõ nét, và quan sát được các chuyển động nhỏ của thai nhi như mút ngón tay, mở miệng, đá chân… 

Các chỉ số siêu âm 4D thai 21 tuần quan trọng là chu vi đầu, chiều dài xương đùi, và đường kính bụng. Bác sĩ sẽ đo lường kỹ lưỡng  để đánh giá sự phát triển của thai nhi có đạt chuẩn hay không.

Vì em bé ở tuần thai 21 phát triển rất nhanh nên cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng nhanh kèm theo nhiều sự thay đổi về cơ thể và tâm sinh lý.

Bầu 21 tuần mẹ nên tăng bao nhiêu kg là khoẻ mạnh?

Ở những tháng đầu của thai kỳ, nhiều mẹ gặp tình trạng ốm nghén nặng nên sẽ tăng cân rất ít, thậm chí là sụt cân. Đến tuần 21 thuộc tam cá nguyệt thứ hai, cân nặng của bà bầu sẽ tăng khá nhanh. 

Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới, bà bầu 21 tuần nên tăng trung bình 4.5 - 5.5 kg so với cân nặng trước khi mang thai là hợp lý. Trung bình mỗi tuần tăng 0,4 - 0,5kg, và tăng được khoảng 1,5 - 2,2kg trong suốt tháng này.

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm bảng tăng cân nặng trong suốt thai kỳ dành cho mẹ bầu dưới đây:

Mẹ lưu ý chỉ số cân nặng trên đây chỉ mang tính tham khảo. Mỗi mẹ bầu sẽ có mức tăng cân lý tưởng khác nhau, tùy thuộc vào chỉ số cơ thể trước khi mang thai, chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày và các yếu tố thể trạng khác.

Ví dụ, nếu mẹ bầu có chỉ số BMI ở mức bình thường trước khi mang thai, vậy mức tăng cân hợp lý cho cả thai kỳ là 11.5 - 16 kg. Đối với mẹ bầu thiếu cân, cần tăng nhiều hơn để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Ngược lại, với mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì, cân nặng nên được kiểm soát chặt chẽ hơn để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao... 

Thai 21 tuần mẹ nên tăng 4.5 - 5.5 kg so với trước khi mang thai

Khi kiểm soát tốt cân nặng trong thai kỳ, mẹ sẽ ít gặp tình trạng mệt mỏi, đau nhức do áp lực tăng cân đột ngột tác động lên hệ xương khớp và cơ bắp, giảm các triệu chứng phù nề, khó thở, đau nhức lưng... Cơ thể mẹ cũng nhẹ nhàng và nhanh về dáng sau sinh nở.

Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu mình tăng nhiều hơn hoặc ít hơn so với khuyến nghị. Nhiều mẹ bầu tăng cân ít nhưng thai nhi vẫn phát triển tốt, có mẹ tăng cân nhanh nhưng vẫn giữ được sức khỏe ổn định. Mẹ hãy chú ý đến dinh dưỡng và các chỉ số theo dõi thai kỳ để hiểu rõ hơn về nhu cầu của cơ thể và điều chỉnh hợp lý.

Với hầu hết các mẹ bầu, bụng ở tuần 21 sẽ trông khá to. Tuy nhiên, kích thước vòng bụng còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và thói quen ăn uống, vận động của từng mẹ. 

Hình ảnh bụng bầu 21 tuần

Về sự thay đổi của cơ thể, mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe do sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của cơ thể như đau lưng, đau hông, phù nề, ợ nóng, rạn da, cảm giác nặng nề, mệt mỏi… 

Đây đều là những biểu hiện thường gặp trong thai kỳ, mẹ hãy chú ý sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, uống đủ nước và tập thể dục nhẹ nhàng để giảm bớt những triệu chứng khó chịu này nhé!

Làm sao để bà bầu 21 tuần duy trì mức tăng cân hợp lý?

Để đảm bảo mức tăng cân hợp lý, mẹ bầu nên tập trung vào các thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn cần đa dạng thực phẩm từ các nhóm chất như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, và các nguồn đạm từ thịt, cá và các loại hạt...

Mẹ bầu nên lập kế hoạch ăn uống khoa học với 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Tránh ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, và thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng tăng cân không kiểm soát.

Bà bầu nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường và dầu mỡ

Ở tuần thai thứ 21, cơ thể mẹ bầu cần lượng dinh dưỡng phong phú để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, trong đó nên ưu tiên bổ sung các chất quan trọng như: 

  • Sắt: Mẹ có thể bổ sung sắt thông qua viên uống hoặc từ các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, rau bina và các loại hạt.
  • Canxi: Canxi có thể được bổ sung từ sữa, phô mai, sữa chua, và các loại rau lá xanh.
  • Omega-3: Omega-3 có trong các loại cá giàu chất béo lành mạnh như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hoặc từ các viên uống Omega-3 dành cho bà bầu. Nếu mẹ không ăn cá, có thể sử dụng dầu hạt lanh hoặc dầu hạt chia thay thế.
  • Axit Folic: Axit folic là một loại vitamin quan trọng giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh của thai nhi, hỗ trợ phát triển tế bào và hệ thần kinh. Mẹ có thể ăn các loại rau xanh (như cải bó xôi, cải xoăn), các loại đậu, và ngũ cốc nguyên hạt hoặc bổ sung qua các viên uống theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, mẹ bầu cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để giữ gìn sức khỏe và kiểm soát cân nặng. Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ giúp mẹ bầu tăng cường sự dẻo dai, giảm căng thẳng và dễ dàng hơn khi sinh nở. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ hình thức tập luyện nào.

Ngủ đủ và ngủ sâu giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng. Vì vậy mẹ cũng nên chú trọng chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, và các loại trà thảo mộc an toàn sẽ có lợi cho nước ối.

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ở tuần 21 có sức khỏe tốt, giảm các triệu chứng khó chịu, có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Và mẹ đừng quên Thai giáo mỗi ngày để con yêu khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti