Thai 5 tuần có kích thước bao nhiêu? Những lưu ý trong giai đoạn mang thai 5 tuần để thai nhi khỏe mạnh

đăng bởi Thanh Thanh


Ở mốc 5 tuần, việc theo dõi kích thước thai nhi sẽ giúp cho ba mẹ có thể biết được em bé có đang phát triển tốt không? Trong bài viết này POH sẽ bật mí cho mẹ những điều cần biết để thai nhi 5 tuần phát triển khỏe mạnh.

1- Thai 5 tuần có kích thước bao nhiêu?

 

 

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất mạnh mẽ. Khi này thai nhi có hình dạng giống một chú nòng nọc và có chiều dài khoảng 2-3 cm. Nhau thai và dây rốn đã bắt đầu hoạt động và cho phép oxy & chất dinh dưỡng trao đổi giữa cơ thể mẹ và thai nhi.

Các đường nét trên khuôn mặt bé cũng bắt bắt đầu hình thành, hai bên đầu có hai mẩu nhỏ xíu sau này sẽ phát triển trở thành đôi tai. Giai đoạn này ống thần kinh trung ương, khởi thủy của não, các nơron thần kinh, xương sống phân chia không ngừng. Tim và hệ tuần hoàn cũng bắt đầu phát triển.


Ở thời điểm này mẹ nên hết sức cẩn thận, không được vận động mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến thai, do thai nhi chưa bám chặt vào tử cung của mẹ. Đây cũng là giai đoạn con phát triển não bộ mạnh mẽ nên mẹ hạn chế không tiếp xúc với hóa chất độc hại.. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Chỉ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Sản, mẹ mới được sử dụng thuốc.

Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Có thể lúc này thai nhi đã có tim thai và nhịp tim là khoảng 110-160 lần/ phút. Tuy nhiên nếu thời điểm này mà thai nhi 5 tuần tuổi của mẹ chưa có tim thai thì cũng là điều bình thường, mẹ đừng lo lắng nhé! Hãy kiểm trai tim thai ở lần thăm khám tiếp theo.

Mẹ có thể cảm nhận được cơn nghén từ giai đoạn này. Mẹ có thể cảm thấy chán ăn, khó ăn, ăn vào lại đầy bụng, nôn nao… Tuy nhiên, lúc này thai nhi đang phát triển rất mạnh mẽ, con cần rất nhiều dinh dưỡng từ mẹ. Do đó, mẹ hãy cố gắng ăn uống đa dạng, chia làm nhiều bữa để dễ ăn hơn, cơ thể hấp thụ được và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

 

 

2- Khám thai 5 tuần biết được những thông tin gì?

Khi mẹ cảm nhận các dấu hiệu mang thai sớm như : chậm kinh, buồn nôn, vòng 1 nhạy cảm, mệt mỏi, thèm ăn, khó thở, hụt hơi…Thì trước tiên, mẹ hãy thử bằng que thử thai.

Sau khi đã thử thai bằng que thử thai và kết quả là 2 vạch, mẹ nên tới bệnh viện phụ sản để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng mang thai của mẹ.


Các phương pháp sẽ thực hiện trong lần khám này sẽ là siêu âm đầu dò hoặc siêu âm bụng.

Trong lần thăm khám đầu tiên này, kết quả siêu âm thai 5 tuần sẽ cung cấp các thông về thai nhi như sau:

  • Xác định sự tồn tại của thai nhi
  • Xác định tim thai đã vào tử cung chưa
  • Xác định thai nhi đã có tim thai chưa
  • Xác định tuổi thai
  • Xác định ngày dự sinh

Dưới đây là hình ảnh siêu âm thai nhi 5 tuần tuổi:


Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử mang thai của mẹ, tiền sử về bệnh; đo huyết áp, cân nặng và làm xét nghiệm máu… để từ đó đưa ra những lời khuyên, chế độ dinh dưỡng cho mẹ phù hợp với tình trạng thai kỳ.

3- Những lưu ý trong giai đoạn mang thai 5 tuần để thai nhi khỏe mạnh

Ngay khi mẹ biết mình mang thai 5 tuần, hãy nghĩ tới chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất và tránh xa những thực phẩm độc hại.

Mẹ cần đặc biệt bổ sung các thực phẩm chứa acid folic, giúp bảo vệ thai nhi khỏi nứt đốt sống hoặc dị tật ống thần kinh. Acid folic có trong các loại rau màu xanh đậm, măng tây, ngũ cốc… Mẹ có thể bổ sung thêm dưới dạng thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ bổ sung các chất khác như protein có trong đậu, thịt, trứng, cá, sữa…; Sắt có trong tim, cật, các loại thịt đỏ, các loại hạt, rau xanh…; Canxi trong cá, trứng, tôm, cua…; Và các loại vitamin C, vitamin A, vitamin nhóm B, Omega 3 và các khoáng chất như selen, magie, i ốt, kẽm,…

Mẹ bầu không nên ăn các loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao, rau ngót, khổ qua, măng tươi, đồ đóng hộp không chế biến lại, thịt sống hay tái không đảm bảo vệ sinh, dứa, đu đủ xanh, khoai tây mọc mầm… Hay các thực phẩm có hại như nước ngọt, nước có ga, bia rượu, thuốc lá… cực kì có hại cho thai nhi, do đó mẹ cần loại bỏ.

Về vận động, mẹ bầu có thể đi bộ, bơi lội, tập yoga dành cho bà bầu,...

Mẹ nên tránh sự tiếp xúc với hóa chất độc hại, không tiếp xúc với những người hút thuốc hay môi trường nhiều khói thuốc… vì có thể gây dị tật cho thai nhi.

Nếu mẹ bầu cảm thấy sức khỏe có vấn đề, hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cũng như được chỉ định điều trị bằng những phương pháp phù hợp, an toàn nhất đối với sức khỏe của cả thai nhi và mẹ. Mẹ tuyệt đối không tự tiện dùng thuốc nếu như chưa được bác sĩ chỉ định.

Kể từ sau lần khám đầu tiên này, mẹ cần theo dõi và đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc cơ thể có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Việc thăm khám thai định kỳ sẽ giúp cho mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn, cũng như kịp thời phát hiện những bất thường để có được phương án xử lý sớm nhất, tránh những ảnh hưởng về sau này.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên thực hành POH Thai giáo mỗi ngày để giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti