Khi nhìn thấy trẻ sơ sinh thường xuyên phì nước bọt hay “phun mưa xuân,” nhiều ba mẹ chỉ nghĩ đây là chuyện bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chủ quan không chú ý, ba mẹ có thể bỏ qua những dấu hiệu bé sùi nước bọt bất thường. Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết tại sao trẻ sơ sinh hay nhổ, phì nước bọt và những điều cần lưu ý!
Tại sao trẻ sơ sinh hay phun, phì nước bọt, thổi bong bóng?
Đôi khi mẹ đang chăm em thì thấy bé tạo âm thành phì phì trong miệng và sùi nước bọt ra. Thậm chí có bé còn thích thổi bong bóng nước bọt, hoặc phun nước bọt ra - người lớn hay gọi là “phun mưa xuân”. Đây là những hành vi rất tự nhiên của trẻ sơ sinh và gần như bé nào cũng trải qua giai đoạn chơi với nước bọt như vậy.
Trẻ sơ sinh hay sùi nước bọt là vì sao?
Hiện tượng này thường bắt đầu từ lúc bé được khoảng 2-3 tháng tuổi và kéo dài đến khi trẻ bắt đầu mọc răng hoặc lâu hơn. Về cơ bản, hành vi sùi nước bọt ra mép, phun nước bọt… như vậy là hoàn toàn bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay phun nước bọt đó là:
- Hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện: Khi bé mới chào đời, cơ thể vẫn đang làm quen và học cách tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn để trung hoà axit dạ dày. Thêm vào đó, lúc nuốt sữa trẻ thường nuốt cả không khí, quá trình tiêu hoá cũng sản sinh ra bọt khí khiến bụng trẻ khó chịu. Cơ thắt thực quản ở trẻ sơ sinh còn khá yếu, phần khí thừa sẽ đi lên và thoát ra từ mũi miệng, kèm theo lượng nước bọt nhỏ chứa nhiều bọt khí.
- Sự phát triển của tuyến nước bọt: Sau khi chào đời, tuyến nước bọt của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ, nhất là ở giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, bé lại chưa thể nuốt hết lượng nước bọt này, dẫn đến hiện tượng “phun mưa xuân.”
- Bé đang khám phá: Trẻ sơ sinh rất thích dùng miệng để khám phá thế giới xung quanh. Và hành vi phì nước bọt cũng là một cách để bé “học” với miệng của mình. Nếu mẹ bắt gặp bé 4 tháng phun nước bọt cũng đừng quá ngạc nhiên nhé, con chỉ đang dùng cách của mình để khám phá thôi.
- Trẻ chảy dãi, sùi nước bọt khi mọc răng: Trẻ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi. Việc tiết nhiều nước bọt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ để làm dịu nướu. Trong giai đoạn này, trẻ thích nhai hoặc cắn bất cứ thứ gì trong tầm tay, kèm theo hiện tượng chảy dãi và “phun mưa xuân” liên tục.
- Bé đùa với mẹ: Trẻ sơ sinh học hỏi rất nhanh. Khi thấy phản ứng vui vẻ của mẹ và những người xung quanh với việc con thổi bong bóng, sùi nước bọt ra miệng… bé sẽ thích thú lặp lại động tác đó để chơi đùa với mọi người.
- Tư thế ngủ: Một số mẹ sẽ bắt gặp trẻ sơ sinh sùi nước bọt khi ngủ. Điều này có thể do trong lúc ngủ bé không kịp nuốt nước bọt, hoặc phản ứng vô thức của cơ thể đẩy nước bọt ra. Nếu bé nằm nghiêng, bé sẽ dễ bị chảy dãi và sùi nước bọt hơn.
Nếu xuất phát từ những nguyên nhân trên, việc bé hay phì nước bọt thường xuyên là không đáng ngại. Bé đang cố gắng học cách điều chỉnh hơi thở và tạo ra âm thanh qua hành động “phun mưa xuân”, “thổi bong bóng”. Đây là một phần của sự phát triển kỹ năng vận động miệng. Và cũng là những bước đầu tiên để bé học cách điều chỉnh cơ miệng, có lợi cho việc học nói sau này.
Khi bé được 6-7 tháng tuổi, các cơ quan đã dần hoàn thiện chức năng nên sẽ không gây ảnh hưởng lên quá trình tiết nước bọt. Bé đã ngồi thẳng nên lượng nước bọt được nuốt vào dễ dàng. Lúc này tình trạng phì nước bọt sẽ giảm bớt.
Một số ít bé vẫn chơi với nước bọt đến gần 1 tuổi, mẹ có thể nhắc nhở bé nhẹ nhàng, thường xuyên lau miệng và vệ sinh răng miệng cẩn thận để giảm dần tình trạng này.
Tuy nhiên, có những trường hợp việc sùi nước bọt có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo