Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

đăng bởi

Bước sang tháng thứ 5, cơ thể mẹ và bé yêu đều trải qua những thay đổi nhanh chóng. Những cơn nghén đã lùi lại và mẹ đã tìm lại cảm hứng với ăn uống.

Và cũng chính vì vậy mà mẹ cũng cần cẩn thận hơn với những lựa chọn của mình để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 4 có còn giống như tháng 5 nữa hay không, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 đòi hỏi những dưỡng chất gì và bà bầu 5 tháng nên ăn gì để thúc đẩy sự phát triển của thai nhi đồng thời duy trì sức khỏe của bản thân? Các mẹ hãy cùng POH tìm hiểu nhé.

 

 

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 mời mẹ tham khảo thêm!

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Các bà mẹ nên bổ sung dinh dưỡng ở tháng thứ 5 như thế nào để có thể giúp con mình phát triển một cách toàn diện nhất. Làm sao để có thể xây dựng được thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 thật phù hợp. Dưới đây là những chia sẻ của POH:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 cần những gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 cần những gì?

Bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ 5?

Thực phẩm giàu protein

Một chế độ ăn giàu protein là rất cần thiết để đảm bảo đủ chất cho em bé lớn lên khỏe mạnh bình thường. Bà bầu cần biết rằng cơ bắp, da và các cơ quan của thai nhi rất cần protein để duy trì và phát triển.

Những thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu…

Thực phẩm giàu chất xơ

Táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ nên bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường…

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Khi bà bầu mang thai vào tháng thứ 5 cần phải cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho mẹ và bé. Vitamin có chức năng tăng sức đề kháng, giúp bà bầu ngăn ngừa mắc bệnh cảm cúm,...

Để bổ sung đủ lượng vitamin bà bầu tháng thứ 5 nên ăn các thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm… trái cây tươi như: táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho…

Ngũ cốc

Những loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch… trong chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng rất giàu vitamin E, vitamin B, sắt,… rất cần thiết cho sự phát triển của em bé cũng như nhu cầu về dinh dưỡng bà bầu.

Uống nhiều nước và sữa

Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mang bầu. Vì vậy để không bị thiếu nước và ngăn ngừa táo bón, bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung canxi cho bé phát triển xương và răng.

Để biết vai trò quan trọng của nước đối với sự phát triển thai nhi, ba mẹ tham khảo bài viết Mẹ bầu nên uống bao nhiêu nước khi mang thai của POH nhé!

Bà bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 5?

Thực phẩm giàu chất béo và đường ngọt, thức ăn quá mặn, rượu bia, cà phê và đồ uống có ga.

Ngoài những thực phẩm kể trên, bà bầu vẫn lưu ý, không được ăn những thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình như: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chiên xào, nhiều dầu mỡ…

 

 

Gợi ý các món ngon cho bà bầu tháng thứ 5

Canh cua mùng tơi

Công dụng:

Món ăn canh cua rau mồng tơi dành cho bà bầu không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt cho cả bà bầu và thai nhi.

Chuẩn bị:

  • Cua đồng 300g
  • Rau mùng tơi 1 mớ
  • Hành khô
  • Gia vị

Cách chế biến:

Bước 1: Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối.

Bước 2: Nhặt và rửa sạch rau, có thể thái rau nhỏ cho vừa ăn.

Bước 3: Lọc lấy nước cua, nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau vào.

Bước 4: Rau chín mềm là có thể ăn được.

Gan heo cuốn lá lốt

Nguyên liệu:

  • Gan heo 300 gr
  • Hành tím 2 củ
  • Lá lốt
  • Nước mắm, tỏi, ớt
  • Hạt nêm, dầu ăn

Cách chế biến:

Bước 1: Hành tím lột vỏ, xắt lát mỏng. Gan heo tráng qua nước lạnh, xắt con chì, ướp với hành tím, hạt nêm khoảng 5 phút cho thấm. Lá lốt rửa sạch từng lá, lau khô.

Bước 2: Bày lá lốt, đặt miếng gan lên trên, cuốn lại. Bắc chảo lên bếp, tráng dầu  ăn, cho gan cuốn vào áp chảo chín xém. Chấm với nước mắm tỏi, ớt.

Những chú ý khi mang thai tháng thứ 5

Bầu 5 tháng bé nặng bao nhiêu cân?

Bước qua tuần thứ 17, bé có cân nặng khoảng 200g. Chiều dài thai nhi khoảng 14cm. Lúc này bé yêu đã biết duỗi tay chân, có thể nhìn thấy mạch máu đang được hình thành trong cơ thể bé vì lúc này da của bé rất mỏng.

Ở tuần thứ 18 các giác quan của bé sẽ phát triển, phần não bộ của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thị giác và xúc giác. Thời điểm này bé nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm từ đầu đến mông.

Sự phát triển của bé ở tháng thứ 5

Sự phát triển của bé ở tháng thứ 5

Vào tuần thứ 19, bé nặng khoảng 300g và dài 16,5cm. Ở tuần này bé bắt đầu biết nuốt vào nhiều hơn, đây là điều tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Vào tuần cuối cùng của tháng thứ 5, bé nặng khoảng 340g và dài khoảng 27cm (tính từ đầu đén chân). Lúc này cơ thể bé cỡ bằng củ cà rốt.

Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, những chỉ số của thai nhi theo tuần hết sức quan trọng, trong đó có chiều cao và cân nặng của thai nhi. Nhờ những số liệu này, mẹ sẽ biết về tình hình phát triển của thai nhi cũng như lưu ý dinh dưỡng, chế độ tập luyện cần thiết để bé cưng phát triển tốt nhất. Các mẹ hãy theo dõi bài viết về cân nặng và cách tính cân nặng của thai nhi của POH để biết thêm chi tiết nhé.

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ

Với sự phát triển của trẻ như vậy, có nhiều mẹ lo lắng vì mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ.

Tuy nhiên, các mẹ đừng lo lắng quá nhé các mẹ bởi bụng to chưa hẳn là đã hoàn toàn tốt.

Việc mẹ có bụng nhỏ nhưng bác sĩ vẫn khẳng định bé đang phát triển tốt là hoàn toàn bình thường. Bụng mẹ nhỏ có thể bởi những lý do sau:

Mang thai lần đầu

Các cơ vùng bụng của những bà bầu mang thai lần đầu thường không bị nhão và chảy ngược lại đối với các bà bầu đã sinh con.

Bụng bầu của các mẹ mang thai lần đầu trông có vẻ nhỏ là nhờ cơ bụng trở nên săn chắc hơn, nên khiến bụng bầu được gọn gàng.

Có nhiều mẹ thắc mắc mang thai tháng thứ 5 sao bụng vẫn nhỏ

Có nhiều mẹ thắc mắc mang thai tháng thứ 5 sao bụng vẫn nhỏ

Chiều cao của mẹ

Nếu mẹ bầu cao và lưng dài thì cũng có khả năng đó là nguyên nhân giải thích vì sao mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ. Thể tích bụng rộng hơn, bụng bầu không được đẩy cao ra phía trước nên sẽ trông bụng bầu nhỏ hơn.

Tử cung thay đổi ảnh hưởng đến ruột

Sự to ra của tử cung có thể đẩy ruột của mẹ lên trên hoặc xuống dưới, khiến hình dáng bụng bầu cũng thay đổi. Nếu ruột bị đẩy xung quanh tử cung thì khiến bụng bầu tròn và đầy đặn hơn.

Ngôi thai

Vị trí của bé cũng có thể khiến bụng bầu nhìn như hơi nhỏ hơn bình thường, vì bào thai chuyển động và thay đổi tư thế khá thường xuyên trong bụng mẹ.

Đặc biệt, vào những tháng cuối thai kỳ, hình dáng bụng bầu có thể thay đổi vì lúc này bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ.

Nước ối

Số lượng nước ối cũng đóng góp phần nào, mẹ có nhiều nước ối hơn chắc chắn sẽ có bụng bầu lớn hơn.

Nếu mẹ có bụng nhỏ là do nguyên nhân thiếu nước ối thì hãy nhớ uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây vào nhé, sẽ rất tốt cho thai nhi.

Bà bầu tháng thứ 5 tăng mấy cân?

Trong 3 tháng giữa của thai kì bà bầu thường tăng từ 5 – 6kg. Tuy nhiên, bà bầu mang thai tháng thứ 5 tăng bao nhiêu kg cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc các bà bầu tăng quá nhiều kg cũng không tốt cho thai nhi.

Theo nghiên cứu từ bác sĩ người Mỹ cho biết, việc thừa kg ở quá trình mang bầu có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ sau khi sinh, vì thế mà các bà bầu lưu ý tới việc tăng cân trong quá trình mang thai của mình sao cho phù hợp để bé được phát triển tốt.

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ?

Khi mang thai, sự an toàn của bé luôn được đặt lên hàng đầu nên nhiều cặp vợ chồng e dè không dám làm "chuyện ấy". Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa cho biết, "chuyện chăn gối" hoàn toàn an toàn đối với các mẹ bầu khỏe mạnh.

Đặc biệt, sau ba tháng đầu mệt mỏi vì ốm nghén thì thời điểm tháng thứ 4, thứ 5 là thời điểm vàng để mẹ bầu tận hưởng "chuyện ấy" vì bụng chưa quá to.

Thậm chí, nếu mẹ bầu khỏe mạnh thì quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 sẽ mang lại không ít lợi ích đặc biệt như: Tăng lưu lượng máu, giảm huyết áp, giải phóng hormone hạnh phúc ( hormone endorphins), tăng khả năng miễn dịch, ngủ ngon hơn.

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ?

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý là khi quan hệ, không được đè vào bụng vợ, và chọn tư thế mà vợ cảm thấy dễ chịu và an toàn nhất.

Quan hệ khi vợ mang thai, nếu chị em thấy triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng…  cần dừng việc quan hệ lại và nếu cấn thiết thì đi khám bác sĩ.

Trên đây là một số chia sẻ của POH về dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5. Nếu các mẹ quan tâm muốn biết về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thì hãy theo dõi bài viết dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa của POH nhé.

 

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Chỉ bổ sung dinh dưỡng không liệu có đủ???

Các nhà khoa học cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu và duy nhất quyết định thai kỳ hạnh phúc của mẹ bầu và thể chất, trí thông minh của con.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay con đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ để đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Không chỉ có vậy, khi đăng ký tham gia Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ còn được tặng một khóa Dinh dưỡng thai kỳ. Trong đó, POH đã chuẩn bị toàn bộ kiến thức về dinh dưỡng, thực đơn mỗi ngày với các món ăn bổ dưỡng, đồng thời có sẵn công thức chế biến, các mẹ chỉ việc làm theo mà không lo bổ sung thiếu dưỡng chất cho con yêu.

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti