Chuẩn bị tâm lý cho trẻ tiểu học khi có em bé mới

đăng bởi Tiên Tiên

Chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em - Trò chuyện với con về em

Sau khi đã nói với con về việc có em trai hoặc em gái, rất có thể cả gia đình sẽ phải chờ đợi vài tháng trước khi em bé được sinh ra.

Trong thời gian này, cha mẹ có thể lưu ý về về chuyện con muốn trò chuyện về em bé hoặc được tham gia vào việc chuẩn bị như thế nào.  

 Trẻ học tiểu học đã có thể vui vẻ giúp mẹ chuẩn bị đồ để đón em bé mới ra đời

Con có lẽ sẽ không nói nhiều về em bé, nhưng cha mẹ có thể tiếp tục trả lời các câu hỏi nếu trẻ có thắc mắc.

Con có thể hỏi về những gì em bé đang làm trong bụng mẹ. "Có phải bé đang di chuyển xung quanh hay không? Em bé ăn thế nào ạ? Bé đang nghĩ gì vậy mẹ?"

Cha mẹ cũng có thể hỏi về những suy nghĩ của trẻ: "Con nghĩ em bé đang làm gì trong bụng mẹ?"

Trẻ em thường có ý tưởng về câu trả lời khi chúng đặt câu hỏi, và cha mẹ không cần phải luôn luôn sửa chữa các "quan niệm sai lầm" hoặc suy nghĩ sáng tạo của con, nhưng một đứa trẻ ở tuổi này thường thích thú tìm hiểu các thông tin chính xác. 

Hãy để con cảm nhận cú đá của em bé khi chuyển động của bé trong bụng đã rõ ràng hơn.

Cha mẹ có thể khuyến khích con hát hoặc vỗ về em bé. Đồng thời có thể cân nhắc việc đưa trẻ đến các buổi khám thai ngắn để nghe nhịp tim của em bé hoặc hỏi bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào mà con có.

Bên cạnh đó, cố gắng giữ cho cuộc nói chuyện về em bé mới thật tích cực và nhiều thông tin. Nếu cảm thấy không khỏe, cha mẹ có thể giải thích rằng em bé cần rất nhiều dinh dưỡng: "Mang thai em bé rất tốn sức.

Trước kia đôi khi mẹ cũng từng cảm thấy mệt như thế này khi con còn ở trong bụng đấy." Cha mẹ cũng có thể giải thích rằng khi em bé trở nên lớn hơn, bụng của mẹ có thể bị đầy và cần thay đổi một chút để tạo không gian cho bé.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: 

Giới thiệu em bé mới sinh với các anh chị của bé

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ 1 tuổi khi có em bé mới

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi khi có em bé mới

Giúp con hiểu sự thay đổi khi mẹ có thêm em bé

Sẽ hữu ích khi trò chuyện với trẻ về em bé mới và xem con như một người lớn có suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình.

Cha mẹ có thể hỏi những điều con biết về em bé và mọi thứ sẽ như thế nào khi có một em bé trong gia đình. Cả gia đình thậm chí có thể cùng nhau tạo ra một cuốn sách nhỏ cho em bé “Những gì cả nhà nghĩ về con trước khi con được sinh ra”.

Bạn cũng sẽ muốn cho con biết những gì trẻ sơ sinh sẽ trông như thế nào"Lúc đầu em bé sẽ không thể chơi với con. Hầu hết thời gian em bé sẽ chỉ ngủ, khóc và đòi ăn thôi.

Nhưng con có thể thơm em, nắm tay hoặc đoán xem em đang cố nói gì với chúng ta khi em khóc. Đôi khi em bé khóc vì đó là cách duy nhất để cho chúng ta biết em đang cần gì đấy". Cha mẹ cũng có thể mượn sách từ thư viện để xem thêm những thông tin về thai kỳ và em bé.

Vào một thời điểm nào đấy, cha mẹ cũng có thể muốn cho đứa trẻ của mình xem một vài hình ảnh khi mẹ đang mang thai bé. Và tất nhiên, mẹ sẽ muốn cùng con xem những bức ảnh của chính bé, kể cho con nghe những câu chuyện về bé khi còn nhỏ và giải thích về cảm thấy phấn khích của mình khi được nhìn thấy con chào đời.

Điều này sẽ giúp con hiểu rằng mình đã từng là đứa bé được chú ý đặc biệt đó. Nó cũng sẽ giúp con hiểu được một em bé sơ sinh trông như thế nào và bé phát triển ra sao. 

Trẻ cũng có thể muốn cũng theo dõi lịch để kiểm tra tiến trình của thai kỳ. Những cuốn sách chứa hình ảnh hoặc hình vẽ của em bé trong tử cung có thể thú vị với trẻ và giúp con tưởng tượng được em bé trông như thế nào ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Thăm bạn bè hoặc người thân có em bé mới sinh cũng là một cách hữu ích. Nếu không quen ở cạnh em bé hoặc nhìn thấy cha mẹ bế một đứa trẻ khác, ban đầu con có thể có một số phản ứng mạnh mẽ.

Sẽ tốt hơn nếu có thể dành thời gian đi chơi với các gia đình khác để con quen với suy nghĩ rằng bố mẹ có thể bế những đứa trẻ khác nhưng vẫn sẽ yêu và chăm sóc cho bé.

Cùng bé chuẩn bị cho sự chào đời của em

Nếu trẻ cảm thấy thích thú, hãy khuyến khích con giúp bạn đưa ra một vài quyết định đơn giản về phòng của em bé hoặc lựa chọn các đồ đạc hay vật dụng: "Chúng ta nên đặt ghế bập bênh ở đâu nhỉ?" "Con nghĩ rằng chúng ta nên mua chăn có hình con thỏ hay con vịt?"

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể nhờ trẻ giúp phân loại, giặt giũ và cất quần áo của em bé. Hãy để con chơi với những món đồ dành cho em bé và cùng mở bất kỳ món quà nào được tặng.

Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy được bản thân được cùng tham gia và cho con biết rằng mình cũng là một trong những người đang mong đợi sự chào đời của em bé.

Nếu cần phải đưa con ra khỏi giường cũi hoặc vào một phòng khác, việc này nên được thực hiện càng sớm càng tốt trước khi sinh để con không cảm thấy mình bị chuyển đi bởi sự xuất hiện của em bé.

Khi kỳ sinh nở đến gần, cha mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện về việc bản thân đã tự hào như thế nào khi thấy em ruột ngủ trong giường cũi hoặc mặc quần áo lúc nhỏ của mình.

Đồng thời hãy hỏi xem con có muốn lựa chọn một vài đồ chơi cũ của mình để tặng cho em bé hay không. Chia sẻ về những loại đồ chơi trẻ sơ sinh có thể sử dụng, chẳng hạn như những thứ để mút, để cầm hoặc nhìn vào. 

Đứa con lớn của bạn cũng có thể muốn làm một cuốn sách cho em bé ghi lại về gia đình và ngôi nhà của mình, có tiêu đề như Chào mừng em đến với Gia đình. (Tất nhiên, trẻ cũng có thể muốn đưa ra tiêu đề của riêng mình)

Con bạn có thể chụp ảnh hoặc vẽ những thứ mà con muốn chia sẻ cho em bé biết và cha mẹ có thể giúp viết những từ mà con muốn viết trong cuốn sách nếu cần thiết.

Mọi thứ sẽ thay đổi thế nào sau khi sinh em bé?

Con có thể trở nên lo lắng trong khoảng một tháng trước khi em bé được sinh ra. Khi bụng mẹ trở nên to hơn, ít năng lượng hơn và tập trung hơn vào việc sinh nở, con có thể trở nên bám mẹ hơn, những nỗi sợ hãi mới xuất hiện và thậm chí là rối loạn.

Điều này là bình thường. Hành động như một đứa bé có thể là cách trẻ đang khám phá cách các em bé cư xử và cảm giác như thế nào khi được "trở thành em bé của bố mẹ".

Ngoài ra, các hành động đó có thể là cách trẻ đang cố gắng đối phó với những cảm xúc mâu thuẫn mà con chưa hoàn toàn hiểu được. Việc chăm sóc và khẳng định tình yêu trong thời gian này sẽ giúp con lấy lại sự tự tin và chuẩn bị trở thành anh chị lớn. 

Cố gắng tránh mọi thay đổi lớn trong thời gian này, chẳng hạn như chuyển nhà hoặc chuyển nhà trẻ cho bé.

Đừng ép con cai sữa, hoàn thành việc luyện đi vệ sinh hay từ bỏ các vật dụng an toàn như núm vú giả nếu bé vẫn đang sử dụng. Hãy giữ những thói quen thường ngày của con càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra, nên dành nhiều thời gian thư giãn nhất có thể với con trong những tuần cuối cùng này và thể hiện tình cảm khi cả hai ở bên nhau. Đây có thể là khoảng thời gian để tận hưởng mối quan hệ đặc biệt trước khi mọi thứ thay đổi.  

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo