Chuẩn bị tâm lý cho trẻ 1 tuổi khi có em bé mới

đăng bởi Tiên Tiên

Chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em - Trò chuyện với em bé 1 tuổi về em

Ngay cả sau khi được mẹ thông báo về việc có em trai hoặc em gái sắp tới, bé có thể sẽ không hoàn toàn hiểu chuyện gì đang xảy ra và sẽ tiếp tục với những sở thích bình thường.

Hãy lưu ý về chuyện con muốn trò chuyện về em bé hoặc được tham gia vào việc chuẩn bị cùng cha mẹ như thế nào.

 Hãy để trẻ 1 tuổi làm quen với em bé mới ngay từ trong bụng mẹ

Trẻ 1 tuổi của mẹ có lẽ sẽ không nói nhiều về em bé, nhưng cha mẹ có thể tiếp tục trả lời câu hỏi của con nếu trẻ có thắc mắc. Con sẽ chỉ vào bụng của mẹ và hỏi, "Đó là em bé ạ?" hoặc chỉ đơn giản muốn chạm vào bụng mẹ.

Hãy để con cảm nhận cú đá của em bé khi chuyển động của bé trong bụng đã rõ ràng hơn. Cha mẹ có thể khuyến khích con hát hoặc vỗ về em bé.

Bên cạnh đó, cố gắng giữ cho cuộc nói chuyện về em bé mới thật nhẹ nhàng và tích cực.

Không nên chia sẻ với con rằng mẹ cảm thấy không khỏe vì mang thai. Đơn giản chỉ cần nói với bé rằng mẹ không khỏe, giống như bị bệnh vì một lý do khác.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:

Giới thiệu em bé mới sinh với các anh chị của bé

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi khi có em bé mới

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ tiểu học khi có em bé mới

 

 

Giúp con hiểu sự thay đổi khi mẹ có thêm em bé

Con có thể không thể tưởng tượng được việc có em bé xung quanh sẽ như thế nào cho đến khi bé xuất hiện.

Nếu bé tỏ ra thích thú, cha mẹ có thể cung cấp cho bé những thông tin đơn giản như: "Em bé sẽ ngủ ở đây và ngồi ở ghế ô tô này" hoặc "Chúng ta có thể thơm và hát cho bé nghe". 

Ngoài ra, hãy cùng xem những bức ảnh chụp đứa trẻ của bạn và chia sẻ với con sự phấn khích khi thấy bé chào đời. Đây sẽ là niềm vui cho bé và giúp con hiểu được một em bé sơ sinh sẽ trông như thế nào.

Thăm bạn bè hoặc người thân đang có bé cũng là một cách hữu ích. Nếu không quen ở cạnh em bé hoặc nhìn thấy cha mẹ bế một đứa trẻ khác, ban đầu con có thể có một số phản ứng mạnh mẽ.

Sẽ tốt hơn nếu có thể dành thời gian đi chơi với các gia đình khác để con quen với suy nghĩ rằng bố mẹ có thể bế những đứa trẻ khác nhưng vẫn sẽ yêu và chăm sóc cho bé.

Ở gần những em bé khác cũng sẽ cho con cơ hội để xem trẻ sơ sinh trông như thế nào và bắt đầu phát triển những cách để tương tác với các em bé. 

Cùng bé 1 tuổi chuẩn bị cho sự chào đời của em

Con có thể sẽ thích thú với những "món đồ" của em bé. Cha mẹ có thể dần kéo bé vào việc mở những món quà, chơi và cất chúng đi (mặc dù con có thể quan tâm đến việc mở quà hơn là cất đi).

Con có thể sẽ nghĩ tất cả những món đồ cho em bé đó là của mình. Nhưng tại thời điểm này, cha mẹ không cần phải thuyết phục con theo bất kỳ cách nào, vì em bé sơ sinh sẽ không quan tâm đến hầu hết những thứ đó trong một thời gian dài.

Nếu cần phải đưa con ra khỏi giường cũi hoặc vào một phòng khác, việc này nên được thực hiện càng sớm càng tốt trước khi sinh để con không cảm thấy mình bị chuyển đi bởi sự xuất hiện của em bé.

Hy vọng rằng sẽ không có nhiều món đồ cha mẹ yêu cầu con phải chia sẻ với em bé mới. Chia sẻ không phải là điểm mạnh của trẻ mới biết đi, vì vậy con sẽ vui vẻ hơn nếu không phải tặng bất kỳ món đồ chơi nào của mình cho em bé.

Ngay cả những thứ bé không chơi trong nhiều tháng cũng có thể đột nhiên trở nên rất có giá trị khi cha mẹ đề nghị bé chia sẻ chúng với em trai hoặc em gái mới của mình.

Tâm lý trẻ 1 tuổi khi có em

Con có thể lo lắng trước một tháng trước khi em ra đời. Khi bụng mẹ to hơn, ít năng lượng hơn và tập trung hơn vào sinh nở, em bé 1 tuổi có thể trở nên bám mẹ hơn, phát triển nỗi sợ hãi mới và thậm chí là rối loạn.

Điều này là bình thường. Việc chăm sóc và khẳng định tình yêu trong thời gian này sẽ giúp con lấy lại sự tự tin và chuẩn bị trở thành người anh lớn. 

Cố gắng tránh mọi thay đổi lớn trong thời gian này như chuyển nhà hoặc chuyển trường cho bé.

Đừng ép con cai sữa, hoàn thành việc luyện đi vệ sinh hay từ bỏ các vật dụng an toàn như núm vú giả nếu bé vẫn đang sử dụng. Hãy giữ những thói quen thường ngày của con càng nhiều càng tốt.

Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm để chuẩn bị cho đứa con 1 tuổi của mình là chăm sóc bản thân, nhận sự trợ giúp khi cần thiết, lên kế hoạch để con được chăm sóc tốt trong khi sinh và sắp xếp người hỗ trợ sau khi sinh để cả hai vẫn có thể dành thời gian đặc biệt với bé.

Thời gian này con sẽ quan tâm nhiều đến mối quan hệ của với bố mẹ hơn là em bé mới sinh đấy. 

Ngoài ra, nên dành nhiều thời gian thư giãn nhất có thể với con trong những tuần cuối cùng này và thể hiện tình cảm khi cả hai ở bên nhau. Đây có thể là khoảng thời gian để thưởng thức mối quan hệ đặc biệt trước khi mọi thứ thay đổi. 

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo