MỤC LỤC
Mẹ cho con bú không nên ăn gì?
Tôi có cần uống nhiều nước hơn khi cho con bú không?
Nhu cầu năng lượng của phụ nữ cho con bú
Có nên giảm cân khi đang cho con bú?
Có thể uống trà và cà phê nếu đang cho con bú?
Có thể uống rượu nếu đang cho con bú?
Thực đơn cho mẹ cho con bú?
Các mẹ không cần phải ăn bất kỳ loại thực phẩm đặc biệt nào trong khi đang cho con bú nhé, chỉ cần cố gắng theo một chế độ ăn uống thật cân bằng, kết hợp các loại thực phẩm lành mạnh là được!
Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ bao gồm:
Các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, khoai tây và cơm. Bạn cũng có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt dựa trên hàm lượng tinh bột để bổ sung chất dinh dưỡng và chất xơ.
- Một số sản phẩm sữa như sữa chua hoặc sữa tươi
- Một vài loại protein như thịt nạc, cá, trứng hoặc các loại đậu
- Nhiều trái cây và rau củ quả
Thực đơn ăn hàng ngày cho bà mẹ cho con bú thế nào mới phù hợp?
Từ khi có em bé, việc ăn uống đôi khi có thể là ưu tiên cuối cùng của người mẹ, hoặc đơn giản là các mẹ quên ăn, nhưng mẹ vẫn cần phải giữ được mức năng lượng cần thiết.
Hãy lựa chọn các loại đồ ăn vặt hay một bữa ăn đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như:
- Một chiếc bánh sandwich tự làm ngon tuyệt với nhiều rau
- Trái cây tươi hoặc khô, các loại hạt không ướp muối
- Súp với bánh mì nguyên hạt
- Trứng hoặc đậu trên bánh mì nướng
- Sữa chua
- Khoai nướng
Nếu mẹ không có thời gian để tự nấu ăn cho bản thân, đừng ngại ngùng nhờ ai đó làm giúp một bữa ăn nhẹ nhé.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ một tuổi trở lên, kể cả các bà mẹ đang cho con bú, cần bổ sung 0,01mg vitamin D mỗi ngày. Nếu mẹ không bổ sung đủ vitamin D, hãy nói cho bác sĩ biết để có thêm lời khuyên chi tiết.
Tóm lại, các mẹ nên nhớ rằng bản thân hoàn toàn có thể nhận được đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết từ một chế độ ăn uống cân bằng đấy!
Mẹ cho con bú không nên ăn gì?
Các mẹ không cần phải tuân theo bất kỳ một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào, miễn là bạn ăn uống lành mạnh và cơ thể tạo ra đủ lượng sữa cho bé mỗi khi con bú.
Tuy nhiên, những gì mẹ đã ăn cũng tác động tới chất lượng của sữa mẹ. Do đó, nếu con nhạy cảm với một loại thực phẩm cụ thể nào đó, nó có thể ảnh hưởng đến bé khi bú sữa.
Một số bé sẽ phản ứng với protein trong sữa bò. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng với protein sữa bò có xu hướng xuất hiện các triệu chứng ngay lập tức, như:
- Con không chịu uống sữa và không tăng cân
- Gặp các vấn đề như tiêu chảy hoặc táo bón
- Con bị nổi các nốt đỏ (nổi mề đay) trên cơ thể
- Nổi vết mẩn đỏ ngứa quanh miệng bé
- Sưng mắt, mặt hoặc môi
- Sổ mũi
- Nôn mửa
- Trào ngược (trớ sữa)
- Bị chàm
Nếu các mẹ nghĩ rằng sữa đang ảnh hưởng đến con mình, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ. Một nguyên nhân nào đó khác có thể khiến bé không khỏe, và điều quan trọng là phải xem xét tất cả các khả năng để đảm bảo em bé nhà bạn được điều trị cẩn thận.
Khi các nguyên nhân khác đã được loại trừ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cắt bỏ các sản phẩm sữa bò trong từ hai đến sáu tuần để xem liệu con có khỏe hơn không.
Nếu con được xác định bị dị ứng sữa bò, bác sĩ sẽ khuyên bạn ngừng ăn bất cứ thứ gì chứa protein sữa bò trong ít nhất sáu tháng hoặc cho đến khi bé được một tuổi.
Chuyên viên chăm sóc sức khỏe của bạn cũng có thể đề nghị bổ sung thêm canxi hàng ngày, bởi vì mẹ sẽ không thể hấp thụ nó từ các sản phẩm sữa nữa.
Dinh dưỡng mẹ cho con bú lành mạnh giúp con luôn khỏe
Các mẹ cũng không thể chắc rằng những gì mình ăn khiến con bị đau bụng. Đau bụng có thể được gây ra bởi vài nguyên nhân khác, chẳng hạn như bé không bú đúng khớp ngậm, bú sữa quá nhanh hoặc bị đầy bụng.
Đau bụng cũng có thể là một giai đoạn phát triển mà trẻ phải trải qua, vì vậy việc thay đổi chế độ ăn uống của mẹ sẽ không mang lại lợi ích gì.
Một vài bà mẹ lo lắng về việc ăn đậu phộng trong khi cho con bú. Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy điều này khiến bé dễ bị dị ứng đậu phộng.
Một số nghiên cứu thậm chí còn khuyên rằng việc tiếp tục cho con bú trong khi cho bé làm quen dần với thức ăn rắn có thể bảo vệ con chống lại dị ứng thực phẩm đấy nhé.
Nếu các mẹ có xu hướng ăn nhiều cá, có một số nguyên tắc cần lưu ý:
- Đừng nên ăn các loại cá chứa thủy ngân như cá kiếm, cá cờ
- Mỗi tuần chỉ nên ăn hai lần các loại cá béo nhiều dầu như cá hồi, cá thu và cá ngừ tươi
- Cá ngừ đóng hộp không được phân loại là một loại cá có dầu, vì vậy bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích
Tôi có cần uống nhiều nước hơn khi cho con bú không?
Các mẹ sẽ khát hơn khi cho con bú đấy, vì vậy hãy uống đủ nước nhé. Thậm chí bạn có thể giữ một ly nước ấm trước mỗi cứ bú tạo phản xạ có điều kiện để sữa xuống.
Cơ thể của bạn rất tốt trong việc duy trì nguồn sữa nếu bạn uống đủ nước. Bởi vậy luôn uống đủ nước mẹ nhé.
Mẹ sau sinh có nên uống nhiều nước?
Nếu các mẹ băn khoăn về việc liệu mình có uống đủ nước không, hãy kiểm tra màu nước tiểu của mình.
Nước tiểu có màu nhạt có nghĩa là mẹ đã uống đủ nước, còn nếu nó có màu vàng đậm, mùi nồng hoặc nếu bạn cảm thấy muốn ngất xỉu, điều này rất có thể do mẹ bị mất nước. Trong trường hợp đó hãy bổ sung thêm nhiều nước hơn nhé.
Nhu cầu năng lượng của phụ nữ cho con bú
Mẹ có cần thêm calo khi đang cho con bú?
Mẹ không cần phải thêm calo kể cả khi mới lần đầu làm mẹ, bởi vì cơ thể mẹ có thể tiết sữa một cách hiệu quả.
Trong thai kỳ, mỗi lần bạn ăn, cơ thể đều tự dự trữ chất béo để giúp bạn chuẩn bị cho con bú. Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp chuyển đổi lượng chất béo dự trữ này thành năng lượng để tạo sữa.
Mẹ có thể đã nghe nhiều lời khuyên khác nhau về việc bổ sung lượng calo khi đang cho con bú. Nhưng thật khó để nói liệu mẹ có cần thêm calo mỗi ngày hay không, bởi chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào:
- Cân nặng trước khi mang thai
- Số cân tăng trong thời kỳ mang thai
- Hoạt động hàng ngày của mẹ
Phải nói rằng, việc cho con bú thường khiến mẹ đói hơn. Vì vậy, nếu các mẹ thấy không muốn ăn, đó có thể là một dấu hiệu đáng ngại về mặt tinh thần. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đôi khi mất cảm giác ngon miệng. Nếu bạn cảm thấy mỗi bữa ăn đều là một trận chiến với mình, hãy trò chuyện cùng bác sĩ nhé.
Có nên giảm cân khi đang cho con bú?
Các mẹ nên giảm cân dần dần! Giảm khoảng 500g đến 1kg mỗi tuần sẽ không ảnh hưởng đến số lượng hoặc chất lượng sữa cho bé.
Mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên giảm cân dần dần bằng cách luyện tập nhẹ nhàng chứ không nên ăn kiêng khắt khe
Tốt nhất là nên đợi cho đến khi kiểm tra sức khỏe sau sinh, vào khoảng tuần thứ sáu đến tuần thứ tám, trước khi cố gắng ăn kiêng.
Sau đó, các mẹ có thể thảo luận về những cách thức tốt nhất để ăn uống lành mạnh và các bài tập thể dục với bác sĩ riêng.
Hãy nhớ rằng bản thân luôn phải giữ sức mạnh của mình như một bà mẹ nuôi con nhỏ. Cố gắng làm quá nhiều sau khi sinh có thể làm chậm quá trình phục hồi và khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn nữa đấy, đặc biệt là sau sinh mổ, hoặc bị khó sinh.
Có thể uống trà và cà phê nếu đang cho con bú?
Không nên uống quá nhiều đồ uống chứa caffein nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ nhé! Điều này có thể khó khăn, đặc biệt là trong những ngày đầu khi mẹ cảm thấy kiệt sức vì phải cho con bú thường xuyên.
Chuyên gia khuyên rằng các bà mẹ nên duy trì lượng caffeine dưới 300mg mỗi ngày.
Tuy nhiên, thật khó để ước lượng xem có bao nhiêu caffeine trong một cốc cappuccino hay latte, bởi vậy mẹ có thể sẽ thấy an toàn hơn khi gắn bó với cà phê đã khử caffein hoặc trà thảo dược đấy.
Nếu con yêu có dấu hiệu bất thường như bồn chồn, khó ngủ, hãy thử cắt giảm lượng caffeine hoặc dừng hẳn lại, điều này có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn.
Có thể uống rượu nếu đang cho con bú?
Rượu có thể đi qua máu và vào sữa mẹ, gây hại cho bé nếu mẹ uống nhiều hơn hai lần một tuần. Do đó, sẽ không thừa nếu mẹ thận trọng và cắt bỏ rượu, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Bên cạnh đó, khi mới sinh, dạ dày của con còn rất nhỏ và sẽ cần phải được cho ăn thường xuyên, trong khi lượng cồn trong máu của mẹ sẽ đạt đến đỉnh điểm trong khoảng từ 30 phút đến 90 phút sau khi uống.
Bởi vậy, nếu các mẹ phải liên tục cho con bú, sẽ không có đủ thời gian giữa các lần cho ăn để loại bỏ chất cồn khỏi cơ thể mẹ đâu. Quan trọng hơn thế, gan của con cũng chưa đủ trưởng thành và cần được bảo vệ khỏi dấu vết của các chất chứa cồn nhé.
Cần bổ sung dưỡng chất nào khi đang cho con bú?
Mẹ ăn gì để có vitamin d cho con bú?
Hãy luôn bổ sung Vitamin D hàng ngày bởi nó rất quan trọng trong việc giúp xương và răng phát triển khỏe mạnh.
Đó là lý do tại sao chính phủ cũng khuyến cáo trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ khi sinh ra đến một năm tuổi nên bổ sung từ 0,085mg đến 0,01mg vitamin D mỗi ngày.
Đối với trẻ bú sữa bột, các bé sẽ không cần bổ sung thêm Vitamin D do nó đã có sẵn trong thành phần sữa.
Có thể dùng các bài thuốc cổ truyền nếu đang cho con bú?
Các mẹ có thể uống hầu hết các loại trà thảo dược khi đang cho con bú, với những thành phần thường thấy trong nhà bếp như thì là, hoa cúc và bạc hà bởi chúng rất an toàn.
Tuy nhiên, thuốc thảo dược lại là một vấn đề khác. Mẹ không nên dùng thuốc nếu nuôi con bằng sữa mẹ, vì chúng ta vẫn chưa tìm ra được tất cả những ảnh hưởng của chúng đến sữa mẹ.
Hãy luôn luôn kiểm tra với dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi đang cho con bú nhé!
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo