8 cách đơn giản để bé sớm biết nói mẹ đừng bỏ lỡ!

đăng bởi Thanh Thanh


Sang tháng thứ 4 em bé bắt đầu biết phát ra những âm thanh và thể hiện biểu cảm giống như một chú chim nhỏ đang háo hức được trò chuyện cùng mẹ. Có thể bé chưa thể ríu rít nói chuyện ngay đâu, nhưng để biết nói là cả một quá trình ngôn ngữ cần được tích lũy và có môi trường thuận lợi để phát triển. Vậy có cách nào để mẹ chuẩn bị cho bé ngay từ bây giờ, trước cả khi bé bước vào độ tuổi tập nói? POH sẽ gợi ý cho mẹ 8 cách đơn giản để bé sớm biết nói ngay trong bài viết này nhé!

Cách nói chuyện với trẻ 4 tháng tuổi

1. Nói chuyện thực sự

Vâng cách nói chuyện với trẻ 4 tháng tuổi chỉ đơn giản là nói chuyện thực sự như những người bạn với nhau vậy đó! 

Đầu tiên là em bé phải được nhìn thấy khuôn mặt của mẹ đủ gần, đủ trực diện để có thể chú ý và quan sát thấy những thay đổi cảm xúc diễn ra trên gương mặt mẹ. Mẹ hãy cất hết những lo lắng áp lực thường nhật đi nhé bởi em bé 4 tháng nhạy cảm lắm, đừng để những năng lượng tiêu cực vô tình truyền sang con.

Tiếp đó mẹ điều chỉnh âm lượng vừa phải và nói bằng giọng bình thường của mẹ, thay vì sử dụng cách nói nựng như mọi người hay nói với trẻ sơ sinh. Và rồi nói về chuyện gì nhỉ? Mẹ có thể nói về những chuyện đã xảy ra trong ngày với con và chính mẹ. Khi nói về những chủ đề gần gũi như thế thì rất tự nhiên thôi, mẹ cũng sẽ nói có cảm xúc hơn.

Đây là một cuộc hội thoại chứ không phải độc thoại, nên mẹ cần kiên nhẫn cho bé có thời gian xử lý và phản hồi. Lúc này bé có thể phát ra những nguyên âm để đáp lại và mẹ hãy công nhận nó. Đơn giản là khi giữ tương tác mắt với con, mẹ lặp lại âm thanh bé phát ra rồi hồi âm. 

Ví dụ: “À mẹ nghe thấy con nói rồi! Aaa. Thật hả? Kể thêm cho mẹ nghe với nhé!”. Theo đó, mẹ đang khích lệ những nỗ lực giao tiếp đầu tiên của em bé, đồng thời làm mẫu cho con về cách trò chuyện qua lại.

 

 

2. Khuyến khích bé tạo ra âm thanh

Điểm đáng chú ý nhất của một em bé 4 tháng tuổi là khả năng tạo ra âm thanh. Mẹ có thể thấy bé rất chăm chỉ “luyện giọng” bằng cách cố gắng tạo ra những âm thanh bằng môi và lưỡi. Đôi khi bé có thể hét lên chói tai khiến người lớn khó chịu. Nhưng đây chính là lúc bé đang thử nghiệm với những giới hạn về khả năng phát âm của mình. Thay vì ngăn bé đừng hét, mẹ hãy để bé được tự do khám phá nhé!

Bé cũng sẽ phì nước bọt, tạo ra âm thanh bằng cách bặm môi thổi ra bong bóng. Bé không chỉ luyện tập cơ hoành, cơ miệng, môi và lưỡi mà còn đang khám phá âm điệu, âm lượng và cả cao độ của giọng nói trong tương lai. Mẹ đừng vội bảo bé đừng làm thế chỉ vì mất vệ sinh lắm, mà hãy hào hứng “phun mưa” cùng bé nhé! Như thế, mẹ và bé càng có cơ hội gắn kết vui vẻ và yêu thương.

3. Kể chuyện

Cách này đơn giản chỉ là mẹ ôm bé vào lòng, thủ thỉ kể cho bé nghe một câu chuyện nào đó trước giờ đi ngủ. Đó có thể là chuyện vừa xảy ra trong ngày của hai mẹ con, chuyện về lần đầu bé đi công viên hay một câu chuyện thiếu nhi nho nhỏ. Khi kể chuyện, mẹ đang gieo mầm ngôn ngữ cho con một cách tự nhiên nhất để chuẩn bị cho giai đoạn 2-3 tuổi bé học nói. Bé thẩm thấu dần những từ ngữ, âm điệu, kết cấu logic và cả cách diễn đạt theo lối kể chuyện.

Không chỉ vậy, kể chuyện còn là cách mẹ chuẩn bị cho chính mình. Mẹ có thể tập kể bằng những câu chuyện gần gũi trong thế giới của mẹ và con. Mẹ biết không, những luyện tập nhỏ như một thói quen hàng ngày này sẽ điều hướng mẹ trở thành một người kể chuyện lôi cuốn vào đúng giai đoạn con cần từ lúc nào chẳng hay.

Kể chuyện thực chất là sự gắn kết giữa người kể và người nghe. Khi áp dụng cách này hàng ngày, mẹ cũng đang củng cố mối liên kết gắn bó, tình cảm và niềm tin giữa mẹ và con.

Mẹ ôm bé vào lòng và thủ thỉ kể chuyện

4. Đọc sách

Đọc sách càng sớm luôn càng tốt. Mẹ thậm chí còn có thể đọc sách cho bé nghe ngay cả trước khi con ra đời. Sách có thể tác động đến khả năng ngôn ngữ của bé bằng tất cả các giác quan. Để phát huy tối đa hiệu quả của việc đọc sách, mẹ hãy chọn sách có màu sắc, hình ảnh rõ ràng, không có chữ hoặc ít chữ nhưng có nhịp điệu của âm vần.

Không chỉ là một em bé biết nói sớm, nếu mẹ muốn nuôi dưỡng một em bé ham học hỏi, hãy biến đọc sách trở thành một thói quen không thể thiếu mỗi ngày ngay từ bây giờ nhé!

5. Hát và nghe nhạc

Mẹ có thể cùng bé lắng nghe những bản nhạc yêu thích hoặc hát cho bé nghe những giai điệu tươi tắn vui nhộn. Mẹ hãy ôm bé và đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu của bài hát. Đây là cách dễ dàng để hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của bé, bởi cảm nhận được nhịp điệu cũng là một phần tất yếu của ngôn ngữ.

6. Mô tả và gọi tên

Nếu hiểu nói là đầu ra của quá trình ngôn ngữ thì chúng ta rất cần cung cấp đầu vào thật phong phú, đa dạng phải không mẹ? Một em bé 4 tháng tuổi rất quan tâm đến môi trường xung quanh. Vì thế bất cứ khi nào có thể như lúc đi dạo ngoài trời, lúc bế bé vòng quanh nhà hay khi đọc sách, mẹ hãy chỉ vào từng đồ vật, đối tượng cụ thể và gọi tên thật chính xác. 

Còn những lúc thay bỉm, tắm cho bé hoặc khi mẹ đang làm bất kỳ việc gì, hãy mô tả cho bé nghe bằng một vài câu ngắn, chậm rãi và rõ ràng. Theo cách này, mẹ đang cung cấp cho bé một kho từ vựng rất thực tế, để khi các cơ quan liên quan đến hành vi nói phát triển, em bé có đầy đủ “vốn liếng” để thực hành.

7. Nói không với thiết bị điện tử 

Khi tương tác ngôn ngữ với bé, mẹ cần chú ý đến môi trường xung quanh. Khi mọi thứ quá ồn ào, nhiễu động, bé khó có thể nghe rõ ngôn ngữ nói và não bộ cũng bị kích thích thái quá, liên tục. Không gian cần phải yên tĩnh, và mẹ không nên bật tivi, điện thoại hay vừa nói chuyện với con lại vừa trả lời tin nhắn. Việc này khiến bé bị mất tập trung và cảm thấy mình là người không quan trọng. 

Tương tự khi mẹ cho bé xem tivi, điện thoại ở thời điểm quá sớm như thế này, quá trình ngôn ngữ sẽ bị cản trở. Các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia ngôn ngữ đều khuyến khích bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất cho đến 2 tuổi.

Ti giả nếu được sử dụng thường xuyên sẽ hạn chế cơ hội luyện tập phát ra âm thanh bằng môi và lưỡi. Vì thế mẹ hãy sử dụng ti giả đúng lúc đúng chỗ, để ti giả chỉ cần làm đúng vai trò xoa dịu vỗ về khi bé thực sự cần nhé!

Giai đoạn vàng cho trẻ tập nói bắt đầu ngay từ những tháng đầu đời

8. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Mẹ có thể dạy bé những hành động đơn giản như vỗ tay, chỉ tay, lắc đầu… để hỗ trợ giao tiếp trước khi bé biết nói. Khi diễn đạt được nhu cầu của mình cho người khác hiểu, bé được khuyến khích giao tiếp nhiều hơn.

Những cử chỉ, hành động còn có thể phối hợp rất ăn ý với những bài hát vui nhộn giúp bé hào hứng với ngôn ngữ hơn. Chẳng hạn mẹ vừa hát vừa chỉ cho bé những bộ phận trên cơ thể cũng là một bài học ngôn ngữ thú vị rồi đó! Mẹ có thể học những bài rối tay đơn giản để có những giờ chơi thật vui vẻ.

9. Tham gia khóa học Giáo dục sớm

Để có thể áp dụng 8 cách trên thật dễ dàng, bài bản và phù hợp với con yêu nhất, POH đặc biệt giới thiệu cùng mẹ cách thứ 9 như một bộ công cụ cực kỳ lợi hại! Đó chính là cùng POH tham gia khóa học POH Acti mẹ nhé!

POH Acti (0-3 tuổi) là khóa học giáo dục sớm thiết kế sẵn những bài thơ, bài hát, câu chuyện, hướng dẫn rối tay… phù hợp với độ tuổi và được cá nhân hóa theo ngày tuổi của con trên app điện thoại thông minh và tiện lợi. Mẹ chỉ cần mở app ra là có sẵn những hoạt động ngôn ngữ thật chi tiết và dễ áp dụng để thực hành mỗi ngày cùng con yêu.

Tại POH Acti, khi được thực hành mỗi ngày con sẽ:

• 20-30 ngày tuổi: Con biết phát âm oo, ah, ê...

• 6.5 tháng: Con nói bập bẹ

• 10.5 tháng: Con nói từ đơn có nghĩa

• 17.5 tháng: Con nói được câu 2 từ (**Kết quả của 83/100 em bé tham gia POH Acti sớm & thực hành mỗi ngày)

Sau 1 tuổi:

• Con biết nói sớm, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Khi đi học, mẹ và cô có thể hỗ trợ kịp thời khi bé đói, khát, muốn đi vệ sinh, nóng, lạnh, khó chịu trong người... thay vì con chỉ khóc, cáu gắt, khó chịu vì không nói được và cô,mẹ không biết con cần gì…

Mẹ đừng đợi cho đến giai đoạn 2-3 tuổi bé tập nói mới vất vả tìm kiếm mẹo để trẻ nói nhanh. Bởi một em bé 3 tuổi chậm nói, thì vấn đề có thể không nằm ở giai đoạn 3 tuổi, mà nằm ngay ở giai đoạn 0-6 tháng: Giai đoạn lắng nghe ngôn ngữ, nên học nói ngay từ giai đoạn đầu đời là như vậy.

Nếu mẹ còn băn khoăn không biết bổ sung gì cho bé nhanh biết nói, thì câu trả lời là không cần bổ sung gì, con cần ăn đủ chất là được. Hay ăn lưỡi heo bé nhanh biết nói cũng là một mẹo nhân gian, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể. Mẹ có thể thử nếu muốn. Tuy nhiên, từ khóa trọng tâm ở đây quan trọng nhất giúp bé nhanh biết nói là tương tác thường xuyên, khoa học và đúng cách với con ngay từ những năm đầu đời,

Trên đây là 8 + 1 cách đơn giản để bé sớm biết nói POH đã gợi ý cho mẹ. Không chỉ ngôn ngữ mà bất cứ quá trình phát triển nào cũng cần có thời gian ngâm ủ để đơm hoa kết trái.

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo