Tiêm vitamin K và sức khỏe trẻ sơ sinh

đăng bởi

Một trong những loại vitamin dành cho bé mà mẹ nên quan tâm hàng đầu sau cuộc vượt cạn đầy vất vả đó là vitamin K. Khi chào đời bé nên được bổ sung loại vitamin này để tránh các bệnh nguy hiểm, tốt cho sự phát triển toàn diện. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về vitamin K đối với sức khỏe của em bé sơ sinh nhé.

 

 

Vitamin K là gì? - Vitamin K cho trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên cục máu đông. Máu nếu không được làm đông đúng cách sẽ chảy không thể kiểm soát được.

Tất cả trẻ sơ sinh đều được sinh ra với một lượng vitamin K thấp. Mặc dù lượng nhỏ vitamin K này được bé sử dụng nhanh chóng trong vài ngày đầu tiên nhưng thường vẫn có đủ để cầm máu.

Tuy nhiên, một số rất nhỏ trẻ sơ sinh có thể bị chảy máu do thiếu vitamin K (Vitamin K deficiency bleeding - VKDB). Những đứa trẻ này thường không có đủ vitamin K để tạo cục máu đông.

Cho bé tiêm vitamin K làm giảm tỷ lệ mắc VKDB từ khoảng 1/60 xuống còn khoảng 1/100.000. Đây là cách phòng ngừa VKDB hiệu quả nhất nên các bác sĩ khuyên tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm vitamin K sau khi sinh.

 

 

Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin K

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo, chúng đóng vai trò đặc biệt trong quá trình đông máu, tránh gây hiện tượng chảy máu ở trẻ sơ sinh.

Vitamin ở trẻ sơ sinh giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, có vai trò cho sự phát triển của trẻ. Thông thường, em bé bú sữa mẹ thường nhận được ít lượng vitamin K hơn trẻ sử dụng sữa công thức.

Vitamin K là vô cùng quan trọng đối với em bé sơ sinh

Các triệu chứng của chảy máu do thiếu vitamin K (VKDB)?

Nếu bị thiếu vitamin K, em bé có thể bị bầm tím hoặc chảy máu một cách tự nhiên, thường xảy ra trong vòng 12 tuần đầu tiên sau khi sinh. Dấu hiệu cảnh báo sớm là chảy máu từ mũi hoặc miệng, hoặc chảy máu từ cuống rốn hoặc vùng sinh dục.

Tuy nhiên, một số em bé bị VKDB không có biểu hiện bị chảy máu bên ngoài. Thay vào đó, bé có thể bị chảy máu bên trong, như là trong não bộ hoặc ruột. Vì chảy máu ở bên trong nên tình trạng này đặc biệt nguy hiểm vì rất khó nhận biết, có thể đe dọa tính mạng.

Có ba loại VKDB:

  • VKDB sớm: chảy máu trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • VKDB thường gặp: chảy máu trong tuần đầu.
  • VKDB muộn: chảy máu khi em bé được 2 đến 12 tuần tuổi.

VKDB muộn rất hiếm khi xảy ra, nhưng lại đáng lo ngại nhất. Nếu em bé bị VKDB muộn, bé có khả năng bị chảy máu trong, khó phát hiện hơn và rất nghiêm trọng.

Nghiên cứu cho thấy 50% trẻ khởi phát VKDB muộn sẽ bị xuất huyết não. Trong một số trường hợp, nó có thể gây tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.

Trẻ dễ bị chảy máu do thiếu vitamin K?

Trẻ có nhiều nguy cơ mắc VKDB nếu:

  • Không được tiêm vitamin K ngay khi sinh ra. Thậm chí, nguy cơ VKDB còn cao hơn nếu bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Sinh non (sinh trước 37 tuần).
  • Được sinh bằng kẹp hoặc sinh mổ.
  • Đã bị bầm tím trong khi sinh.
  • Có vấn đề về gan.
  • Khó thở khi sinh.
  • Được sinh ra bởi các bà mẹ đã sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai, chẳng hạn như thuốc điều trị động kinh.
  • Đã được cắt bao quy đầu.
  • Gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin, đặc biệt vitamin K, từ các loại thực phẩm do tiêu chảy mãn tính, bệnh rối loạn tự miễn dịch hoặc xơ nang.

Đặc biệt, trẻ bú mẹ có các yếu tố trên dễ bị VKDB hơn trẻ bú bình vì sữa công thức bổ sung vitamin K ở mức cao hơn so với sữa mẹ. Mặc dù các mẹ bổ sung rất nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin K trong thực đơn hàng ngày nhưng điều đáng buồn là sữa mẹ chỉ tiếp nhận được ít hoặc không tiếp vitamin K.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả trẻ đều phải ăn sữa công thức. Các bác sĩ nói rằng trẻ sơ sinh đều có vitamin K khi sinh ra, bao gồm cả các em bé được nuôi bằng sữa công thức.

Trẻ bú mẹ sẽ nhận được sự bảo vệ nếu tiêm vitamin K ngay sau khi sinh, nghĩa là bé sẽ nhận được tất cả các lợi ích của việc bú mẹ cũng như được bảo vệ khỏi VKDB.

Cho con bú ngay sau khi sinh và theo yêu cầu cũng sẽ giúp tăng mức vitamin K của chính trẻ. Sữa non chứa nhiều vitamin K hơn sữa mẹ sau này và cho bé ăn theo nhu cầu sẽ giúp tối đa hóa lượng sữa hấp thu vào cơ thể.

Bổ sung vitamin K bằng cách nào cho trẻ sơ sinh?

Vấn đề bổ sung vitamin K bằng cách nào khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và đặt ra nhiều câu hỏi.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Hiện nay việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh đã được Bộ Y tế yêu cầu nghiêm túc tới tất cả bệnh viện và cơ sở thực hiện dịch vụ đỡ đẻ. Nếu như mẹ lo lắng, có thể hỏi trực tiếp bác sĩ hay bộ phận chăm sóc khách hàng tại cơ sở mình chọn lựa thực hiện dịch vụ sinh nở có hỗ trợ tiêm Vitamin K cho trẻ sau khi sinh thường hay sinh mổ không.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh khi nào?

Bác sĩ tiêm vitamin K cho em bé sơ sinh

Bác sĩ tiêm vitamin K cho em bé sơ sinh

Bác sĩ khuyên rằng trẻ nên được tiêm một liều vitamin K sau khi sinh để bảo vệ khỏi VKDB. Đây là cách hiệu quả nhất để bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh và tất cả em bé sẽ được tiêm ngay khi vừa sinh ra.

Nếu em bé có các yếu tố rủi ro bị VKDB cao, việc tiêm vitamin K cũng sẽ dễ dàng được hấp thụ hơn so với uống thuốc.

Như với bất kỳ mũi tiêm nào, liều tiêm vitamin K này có thể khiến bé bị đau và để lại một vết bầm nhỏ, nhưng sẽ chỉ mất vài giây.

Vitamin K phải được tiêm hai hoặc ba liều riêng biệt. Vì vậy, nếu đã quyết định cho bé tiêm, các mẹ cần chắc chắn rằng bé yêu nhận được đủ ba liều để bảo vệ tốt nhất .

Các nghiên cứu về việc cung cấp vitamin K bằng cách uống đã phát hiện ra rằng việc không tiêm hoặc tiêm thiếu liều có thể khiến trẻ sơ sinh dễ bị VKDB khởi phát.

Hãy nhớ lịch tiêm của con bởi vì một số bà mẹ sau sinh quá bận rộn làm quen với cuộc sống mới của một bà mẹ mà quên mất đi số liều cũng như số lần con cần tiêm.

Nếu bé con bị nôn trong vòng một giờ sau khi tiêm, bé nên được tiêm lại một liều.

Lượng vitamin K bé cần tùy thuộc vào việc bé bú mẹ hay ăn sữa công thức. Bé con sẽ cần:

  • Ba liều vitamin K dạng uống nếu bú sữa mẹ với hai liều trong tuần đầu và một liều khác khi bé được một tháng tuổi.
  • Nếu trẻ bú bình, các mẹ có thể chọn hai liều vitamin K dạng uống trong tuần đầu tiên.

Các đơn vị chăm sóc thai sản khá bận rộn vì có nhiều sản phụ nên đôi khi có thể quên cho bé uống hoặc tiêm. Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng trước khi rời bệnh viện, con yêu đã được nhận đầy đủ lượng vitamin K cần thiết.

Nếu mẹ không muốn cho bé tiêm vitamin K?

Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ nên được tiêm vitamin K khi chào đời. Mặc dù VKDB rất hiếm, nhưng lại rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Các nghiên cứu đã cho thấy vitamin K an toàn cho trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ bé khỏi VKDB và cải thiện quá trình đông máu.

Ngay cả khi em bé không có bất kỳ yếu tố rủi ro nào liên quan đến VKDB, con vẫn cần vitamin K để phát triển. Vì vậy, tốt nhất là nên cho bé tiêm đủ liều vitamin K ngay sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu mẹ nào thực sự không muốn bé tiêm vitamin K, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước vì việc tiêm không phải điều bắt buộc. TRước khi quyết định có tiêm vitamin K cho con hay không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.

Cho dù mẹ có quyết định cung cấp vitamin K cho bé hay không, nếu thấy con có biểu hiện chảy máu bất thường thì hãy đưa bé đến bệnh viện để thăm khám ngay lập tức.

 

 

Vitamin K mua ở đâu?

Vitamin K rất sẵn có tại các cơ sở y tế để chuẩn bị tiêm cho các bé sơ sinh hay các hiệu thuốc trên toàn quốc. Nếu như bố mẹ muốn bổ sung vitamin K cho bé thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem rằng bé yêu có cần bổ sung thêm vitamin K hay không.

Bố mẹ có thể bổ sung vitamin K qua sữa công thức hay nguồn thực phẩm. Bố mẹ chỉ nên mua vitamin K ở các cơ sở uy tín và bổ sung nếu có kiến nghị của bác sĩ mà thôi.

Có nên tiêm vitamin K cho bà bầu?

Hàm lượng vitamin K ở trẻ sơ sinh thấp và thấp cả ở trong sữa mẹ thế nên không ít lo lắng có nên tiêm vitamin K cho bà bầu không. Thông thường trẻ sẽ được tiêm vitamin K sau sinh và tiêm lặp lại theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin K đơn giản bằng việc ăn các thực phẩm giàu vitamin K như su hào, cải bắp, xà lách, cải xoong… hoặc uống vitamin K trước khi sinh để tăng lượng vitamin K trong sữa mẹ và cả cho em bé. Nếu như mẹ uống vitamin K sau khi sinh vẫn nên tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo