Thuốc hỗ trợ sinh sản: Gonadotrophins

đăng bởi Tiên Tiên

Gonadotrophin là gì và tác dụng đối với sinh sản như thế nào?

Gonadotrophin là các hooc môn thường được sản xuất tự nhiên bởi tuyến yên. Gonadotrophin được sử dụng để điều trị sinh sản thực hiện trong phòng thí nghiệm. 

Gonadotrophin được dùng cho cả nam và nữ giới

Hormone này được tiêm vào cơ thể để điều trị các vấn đề sinh sản ở phụ nữ và nam giới vì gonadotrophins có thể giúp phụ nữ rụng trứng hoặc đàn ông cải thiện số lượng tinh trùng.

Chị em rất có thể sẽ được cấp gonadotrophins nếu:

  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và chưa rụng trứng để phản ứng với clomifene citrate.
  • Đang sử dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ thụ thai, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI).
  • Nếu bạn đời có sự mất cân bằng nội tiết tố liên quan đến số lượng tinh trùng thấp, hoặc chất lượng tinh trùng kém hoặc khả năng vận động thì bác sĩ có thể cung cấp gonadotrophins.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về cơ hội thành công khi sử dụng các loại thuốc này. Nếu phải trả tiền, hãy hỏi rõ ràng về những loại thuốc này sẽ có giá bao nhiêu để có thể cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm trước khi bắt đầu điều trị.

Tỷ lệ thành công của gonadotrophin là bao nhiêu?

Khoảng 7/10 phụ nữ có vấn đề rụng trứng do PCOS gây ra sẽ rụng trứng sau khi sử dụng gonadotrophin liều thấp và khoảng 4/10 người sẽ thụ thai. Gonadatrophin thường được sử dụng để kích thích rụng trứng chỉ sau khi các loại thuốc sinh sản rủi ro thấp khác, chẳng hạn như clomifene citrate, đã được thử dùng trước.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai là:

  • Tại thời điểm nào trong chu kỳ khi có quan hệ tình dục
  • Tuổi tác và cân nặng
  • Tốc độ và khả năng di chuyển (vận động) của tinh trùng

Gonadotrophins thường được sử dụng trong điều trị IVF vì kiểm soát sự phát triển và giải phóng trứng chín từ buồng trứng để làm tăng cơ hội thành công.

Gonadotrophin hoạt động như thế nào?

Có hai loại hormone cơ thể sản xuất rất quan trọng cho sự rụng trứng, đó là hormone luteinising (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH).

Gonadotrophin là dạng tiêm các hormone này, trực tiếp kích thích buồng trứng sản xuất và làm chín trứng.

Loại gonadotrophin được sử dụng trong thời gian dài nhất có chứa cả FSH và LH, được gọi là gonadotrophin mãn kinh ở người (hMG).

Có một số loại thuốc, được gọi là follitropin, hiện chỉ chứa FSH tinh khiết. Không có nhiều bằng chứng cho thấy rằng có một loại gonadotrophin tốt hơn các loại khác trong việc kích thích buồng trứng sản xuất trứng chín, mặc dù một số có thể rẻ hơn hoặc có sẵn hơn.

Các mẹ sẽ được sử dụng gonadotrophin kết hợp với một loại hoóc môn khác gọi là gonadotrophin màng đệm ở người (hCG). Hormone này hoàn thành giai đoạn cuối của quá trình phát triển trứng và cũng có thể kích hoạt rụng trứng.

Điều trị bằng gonadotrophin mất bao lâu?

Nếu chưa rụng trứng, chị em có thể bắt đầu điều trị bằng gonadotrophin bất cứ lúc nào. Nếu đã rụng trứng và sử dụng IVF thì các mẹ có thể sẽ được cung cấp các hormone khác để ngăn chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên trước khi bắt đầu, được gọi là "điều chỉnh giảm".

Dù bằng cách nào, quá trình tiêm gonadotrophin sẽ tiếp tục hàng ngày trong khoảng 10 ngày đến 12 ngày mỗi tháng, tùy thuộc vào thời gian trứng cần để chín.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ dạy mẹ cách tự tiêm thuốc để không phải đi khám mỗi ngày hoặc bạn đời có thể làm hộ nếu chị em không muốn tự mình tiêm.

Trong khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để xem khi nào mẹ có khả năng rụng trứng, nghĩa là siêu âm thường xuyên để kiểm tra buồng trứng.

Quá trình quét sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng đầu dò đưa vào âm đạo, nhưng không gây khó chịu. Các mẹ cũng có thể cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone.

Khi quét mà thấy trứng đã chín, mẹ sẽ được tiêm hCG hỗ trợ giai đoạn cuối cùng và rụng trứng.

Nếu sử dụng IVF, quy trình lấy trứng sẽ được lên kế hoạch trong khoảng 36 giờ sau khi tiêm. Nếu đang tiêm thuốc kích thích rụng trứng mà không sử dụng IVF, hai vợ chồng sẽ được yêu cầu quan hệ tình dục một ngày sau lần tiêm cuối cùng.

Nếu đang điều trị rối loạn rụng trứng, chị em có thể điều trị tối đa từ ba đến sáu chu kỳ thuốc, trong đó bác sĩ sẽ đánh giá xem mẹ có rụng trứng hay không và có thể tăng liều không.

Tỷ lệ thành công sẽ không cần cải thiện nếu dùng thuốc trong thời gian dài hơn. Nếu mẹ đã cố gắng thực hiện ba chu kỳ trở lên mà không rụng trứng hoặc có thai, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị khác.

Tác dụng phụ của gonadotrophin?

Chị em có thể gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Dị ứng với thuốc
  • Đau bụng
  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Sốt
  • Đau nhức hoặc phản ứng ngay tại chỗ tiêm

Việc tự tiêm trực tiếp vào cơ bắp, có thể là đùi, là rất khó vì nó cần một cây kim dài. Gonadotrophin hàng mới và tinh khiết ít gây ra tác dụng phụ hơn và có thể được tiêm bằng cách sử dụng kim nhỏ hơn.

Uống các loại thuốc sinh sản này có thể khiến cảm xúc trở nên mãnh liệt. Cũng như tất cả các mũi tiêm khác, chị em sẽ cần phải theo dõi thường xuyên.

Cũng như khi sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản khác, cần theo dõi thường xuyên để nhanh chóng phát hiện những bất thường

Có những rủi ro điều trị liên quan đến gonadotrophin và đặc biệt là hCG khi phát triển hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) - tình trạng buồng trứng trở nên rất sưng.

Mặc dù OHSS có thể trở nên nghiêm trọng nhưng hầu hết các trường hợp đều chỉ phát nhẹ. Các mẹ có thể cảm thấy đầy hơi, đau bụng nhẹ, và buồn nôn, có thể được xử lý chỉ sau một vài ngày với nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau.

Các triệu chứng OHSS nghiêm trọng bao gồm:

  • Đầy hơi và đau bụng dữ dội hơn
  • Nôn mửa
  • Khát nước và các triệu chứng mất nước khác, chẳng hạn như nước tiểu ít và sẫm màu

Nếu quét siêu âm cho thấy buồng trứng đang có quá nhiều trứng, chị em không nên quan hệ tình dục hoặc tập thể dục vất vả để tránh nguy cơ tổn thương buồng trứng đang bị sưng.

Nếu mẹ đang cố gắng mang thai mà không có sự hỗ trợ thì có thể bị thất vọng khi phải từ bỏ một chu kỳ điều trị. Mặc dù vậy, chị em cũng nên thận trọng vì có khả năng mang đa thai nhiều hơn. Mang đa thai có thể dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé.

Những vấn đề khác nên biết về gonadotrophin?

Các mẹ hãy suy nghĩ nghiêm túc về những rủi ro khi sử dụng điều trị này vì ngay cả với sự giám sát tốt nhất, OHSS vẫn có thể xảy ra.

Khoảng 1/3 chu kỳ IVF bị ảnh hưởng bởi OHSS nhẹ và khoảng 1% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi OHSS vừa hoặc nghiêm trọng. Tỷ lệ chính xác phụ thuộc vào tuổi tác và lịch sử sinh sản cá nhân cũng như các loại và liều lượng thuốc sinh sản được sử dụng.

Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang kháng clomifene, các mẹ sẽ có khoảng 33% khả năng mang đa thai sau khi dùng thuốc sinh sản như gonadotrophin.

Các loại thuốc sinh sản như hMG dường như không làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư sau này.

Các phát hiện cho thấy rằng chính vấn đề sinh sản mới làm tăng nguy cơ ung thư, thay vì các loại thuốc được sử dụng để điều trị. Không có bằng chứng nào cho thấy sử dụng thuốc sinh sản ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Bác sĩ sẽ cung cấp liều thuốc sinh sản hiệu quả thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Điều này giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ, chẳng hạn như OHSS, cũng như các biến chứng đa thai.

Có những tên thương hiệu nào của gonadotrophin?

Gonadotrophin thời kỳ mãn kinh (hMG) có chứa LH và FSH có các tên nhãn hiệu sau:

  • Merional
  • Menopur

Follitropin hoặc FSH tái tổ hợp (FSH thuần túy) có các tên nhãn hiệu sau:

  • Bemfola
  • Fostimon
  • Gonal F
  • Pergoveris
  • Puregon

Tuyến sinh dục ở người (hCG) có các tên nhãn hiệu sau:

  • Choragon
  • Ovitrelle
  • Pregnyl

Xem thêm:

Thuốc hỗ trợ sinh sản: Clomiphene citrate (Clomifene, Clomid)

Thuốc hỗ trợ sinh sản: Dopamine agonists

Các loại thuốc hỗ trợ sinh sản dành cho nam giới

Nguồn: Babycentre

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti