Các mẹ bầu biết không, bên trong tử cung của mẹ là cả một thế giới của con. Thai nhi có thể đá, vặn vẹo, nhào lộn và mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được những chuyển động đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu phần nào những cử động của con qua từng tuần.
Mẹ sẽ không nhận thấy được tất cả chuyển động của bé trong suốt thai kỳ vì nhiều lý do.
Vài chuyển động quá ngắn hoặc quá nhẹ khiến mẹ không cảm nhận được. Nhưng khi bé di chuyển toàn bộ cơ thể hoặc tay chân của bé lâu hơn vài giây, có thể mẹ sẽ nhận ra.
Mời ba mẹ tham khảo thêm:
- Có phải thai nhi đang di chuyển quá nhiều?
- Có phải thai nhi sẽ cử động chậm hơn ở cuối thai kỳ?
- Mẹ bầu bị đau khi bé di chuyển phải làm sao?
Một lí do khác khiến mẹ không cảm nhận được là vì những chuyển động đó có thể khó cảm nhận hơn nếu cột sống của bé hướng về phía trước bụng (vị trí ngôi đầu) hoặc nếu nhau thai nằm phía trước bụng (nhau thai bám mặt trước).
Vị trí nhau thai sẽ ảnh hưởng đến sự cảm nhận cử động của em bé
Mỗi lần mang thai là khác nhau, vì vậy rất khó để nói chính xác khi nào và những gì mẹ sẽ cảm nhận được, dưới đây là một vài điều sơ bộ về chuyển động của thai nhi.
16 tuần đến 19 tuần
Mẹ có thể nhận thấy những cảm giác rung rinh và mờ nhạt trong bụng vào khoảng tuần 18. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, mẹ có thể mất nhiều thời gian hơn để nhận ra những chuyển động nhẹ nhàng đó là bé đang di chuyển.
Nếu mẹ đã từng mang thai, mẹ có lẽ sẽ sớm nhận thấy chuyển động của bé ở tuần 16.
20 đến 23 tuần
Mẹ sẽ nhận ra những cái đạp nhẹ hoặc những cử động giật lặp đi lặp lại khi bé bị nấc. Những tuần tiếp theo, hoạt động của bé sẽ dần tăng lên và trở nên mạnh hơn.
Mẹ sẽ nhận thấy rằng em bé trở nên năng động hơn trong những ngày tiếp theo, đá, vặn vẹo và lộn nhào nhiều nhất vào buổi tối khi mẹ nghỉ ngơi.
Thời gian bé chuyển động nhiều nhất là trước hoặc trong giờ ăn. Theo thời gian, mẹ sẽ nhận ra thói quen chuyển động riêng của bé.
24 đến 28 tuần
Túi ối hiện chứa tới 750ml (26fl oz) chất lỏng. Điều này mang lại cho bé nhiều không gian để tự do di chuyển, vì vậy mẹ sẽ nhận thấy chuyển động thường xuyên và cảm thấy bé rất năng động.
Trong khi cử động chân tay có thể mạnh mẽ hơn thì chuyển động toàn thân lại mượt mà hơn. Mẹ thậm chí nhận thấy bé nhảy nhót trong những âm thanh bất ngờ.
29 đến 31 tuần
Em bé có khả năng thực hiện những cử động nhỏ, rõ ràng hơn, dứt khoát hơn như đạp và đẩy mạnh. Qua những tuần tiếp theo, mẹ có thể cảm nhận như thể bé đang chiến đấu với không gian khi bé trở nên chật chội hơn trong bụng (tử cung) của bạn.
Tuần 32 đến 35
Đây là thời gian thú vị nhất khi cảm nhận bé di chuyển, bởi trong tuần 32 chuyển động của bé sẽ đạt đến đỉnh điểm. Sau đó, tần suất chuyển động của em bé sẽ duy trì ổn định cho đến khi chuyển dạ.
Khi bé lớn lên và có ít không gian di chuyển, mẹ có thể nhận ra loại chuyển động mà bé thực hiện, mẹ sẽ thấy những thay đổi.
Những chuyển động này bắt đầu ổn định hơn hoặc chậm hơn vì thiếu không gian nhưng vẫn rõ ràng, mạnh mẽ và có lực trong những tuần trước khi sinh.
Mặc dù vậy, mẹ vẫn nên cảm thấy bé đang luồn lách trong bụng mình. Nếu ngón tay cái của bé bật ra khỏi miệng bé, mẹ có thể cảm thấy đầu của bé nghiêng từ bên này qua bên kia để cố tìm lại ngón tay của mình.
Mẹ cũng có thể phát hiện khoảng thời gian mà bé phát triển đều đặn trong ngày là khi bé cử động nhiều nhất.
36 đến 40 tuần
Nếu là bé đầu, bé có thể di chuyển vị trí dần xuống đường sinh ở âm đạo trong khoảng tuần 36 nếu bé chưa sẵn sàng. Các cơ săn chắc ở tử cung và vùng bụng sẽ giữ bé ở đúng vị trí.
Nếu bé ở vị trí ngôi thai thuận (đầu hướng xuống), có thể mẹ sẽ cảm thấy như có một quả dưa ép lên xương chậu của mình. Nếu đầu bé không hướng xuống, hãy kiểm tra những giải pháp có thể giúp bé thay đổi tư thế sao cho tốt nhất khi sinh.
Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng không phải lúc nào cũng có thể thay đổi tư thế của bé, một số bé vẫn ở vị trí ngôi thai ngược (ngôi mông) cho đến khi sinh.
Nếu mẹ đã từng có em bé trước đó, cơ bụng của mẹ dường như yếu hơn, vì vậy em bé có thể duy trì sự thay đổi vị trí của mình đến khi mẹ chuyển dạ.
Khi mẹ đến ngày chuyển dạ, bé sẽ trở nên lớn hơn, và không cuộn tròn như bình thường. Thay vào đó, mẹ có thể nhận thấy những cú đạp mạnh hơn nhưng tần suất ít hơn dưới xương sườn ở bên này hay bên kia, và vặn vẹo nhiều hơn. Chuyển động của bé không những chậm
hơn mà còn cứng rắn và mạnh mẽ hơn. Lực đẩy từ cánh tay và cú đạp từ chân bé có thể khiến mẹ cảm thấy nhói, không thoải mái và thậm chí làm mẹ đau.
Mẹ cảm nhận được sự thay đổi trong các loại chuyển động của bé ở cuối thai kỳ là điều bình thường. Nhưng mẹ vẫn nên cảm thấy bé di chuyển cho đến khi chuyển dạ.
Thay vì đếm những cú đạp, mẹ nên chú ý đến thói quen chuyển động của bé để biết điều gì là bình thường. Nếu mẹ đã nhận thấy rằng bé di chuyển ít hơn bình thường hoặc mẹ thấy lo
lắng về bé, hãy gọi cho nữ hộ sinh. Cô ấy sẽ nghe nhịp tim của bé để kiểm tra là tất cả đều ổn.
Trong khoảng thời gian đó, sẽ có lúc bé ngủ và có lúc bé tỉnh táo và hoạt động. Bé có thể thức dậy vào buổi tối hoặc khi mẹ đang cố gắng ngủ. Mẹ có thể nhận thấy rằng bé sẽ duy trì
thói quen hoạt động này tới những tuần đầu tiên khi bé chào đời, cho đến khi bé phân biệt được ngày và đêm.
Nguồn: Babycenter