Thói quen bặm môi xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đôi khi trẻ sẽ bặm môi trong vô thức lúc đang chơi, đang tập trung, hoặc thậm chí khi đang ngủ. Hành động này thường không gây nguy hiểm gì lớn cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lo lắng khi bắt gặp trẻ sơ sinh bặm môi thường xuyên, hoặc bé có các dấu hiệu bất thường khác như đau, sưng lợi, có vết loét ở môi… Vậy lý do nào khiến trẻ hay bặm môi? Bặm môi có tác hại gì? Mẹ nên làm gì để trẻ hết bặm môi? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu với bài viết sau đây!
Tại sao trẻ hay bặm môi?
Hiện tượng trẻ hay bặm môi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến sự phát triển tự nhiên và cảm giác của bé. Trong một số trường hợp, bặm môi cũng có thể là cách để bé thể hiện cảm xúc hoặc nhu cầu nào đó. Và dưới đây là một số lý do phổ biến nhất đằng sau thói quen bặm môi, mút môi ở trẻ!
Trẻ hay bặm môi như thói quen tự nhiên
Trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, bé bắt đầu khám phá cơ thể mình bằng cách sử dụng môi miệng. Từ khoảng 2 tháng tuổi, trẻ có những hành động như nhè nước bọt, mút môi, le lưỡi… để làm quen với các cảm giác mới lạ.
Sau đó tới giai đoạn bé đưa đồ vật vào miệng để khám phá. Hành động mút môi cũng được xem là một trong những thói quen được hình thành trong giai đoạn này.
Vì thế nếu mẹ đột nhiên bắt gặp trẻ 3 tháng tuổi hay bặm môi hay trẻ 4 tháng mút môi dưới là rất bình thường. Đây là một phần của quá trình phát triển và học hỏi thế giới xung quanh.
Trẻ sơ sinh hay bặm môi dưới như một thói quen tự nhiên
Bé bặm môi khi đang mọc răng
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bặm môi đó là do bé đang mọc răng. Khi răng sữa nhú lên, em bé sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu hoặc đau ở lợi. Việc bặm môi giúp em giảm bớt cảm giác đau ngứa này, tương tự như việc cắn và đồ chơi nhai trong giai đoạn mọc răng đấy các mẹ ạ!
Dấu hiệu bé đang đói
Một vài trẻ sơ sinh mút môi trên, liếm môi, bặm môi dưới chỉ để thể hiện rằng mình đang đói, đặc biệt là các bé sơ sinh 0-3 tháng tuổi. Khi con chưa biết sử dụng cử chỉ hoặc âm thanh để giao tiếp, bé có thể dùng hành động bặm môi này để "nói" với mẹ rằng bé cần bú rồi.
Bặm môi vì bé căng thẳng, lo âu
Dù ít gặp hơn, nhưng trong một số trường hợp trẻ có thể bặm môi như một cách tự trấn an bản thân khi gặp tình huống căng thẳng. Ví dụ khi bé xa mẹ, ở trong môi trường lạ, được người lạ bế hoặc cảm thấy không an toàn, bé sẽ liên tục có hành động bặm môi, mím môi, thở dài…
Trẻ hay bặm môi do bắt chước người lớn
Trẻ nhỏ rất giỏi bắt chước những hành động mà bé nhìn thấy từ người khác. Nếu trong nhà có người hay bặm môi, bé có thể bắt chước theo. Đây là một cách học hỏi tự nhiên của trẻ.
Đôi khi trẻ bặm môi là một cách giải trí riêng, vì bé sẽ rất thích thú với biểu cảm của mọi người khi thấy con làm hành động này.
Bặm môi có tác hại gì? Bé bặm môi dưới có nguy hiểm không?
Nhìn chung, trước 1 tuổi thói quen bặm môi thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Đây chỉ là một thói quen tạm thời trong quá trình phát triển của bé. Nếu bé vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường và không có dấu hiệu bất thường nào khác, mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Hầu hết các em bé khi lớn lên sẽ không còn làm hành động đó nữa.
Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh hay bặm môi dưới, mút môi liên tục kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây hãy cẩn thận theo dõi:
- Môi bé bị nứt nẻ, sưng tấy, chảy máu, hoặc xuất hiện vết loét do trẻ bặm môi quá nhiều.
- Bé tỏ ra đau đớn, quấy khóc, khó chịu trong thời gian dài
- Bé không chịu bú mẹ, không ăn dặm và uống sữa như bình thường.
- Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mủ quanh môi lợi
Những dấu hiệu này có thể cho thấy bé gặp phải vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm, nứt môi do khô, hoặc bé bị căng thẳng trong thời gian dài. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ sớm để tránh những nguy cơ tiềm ẩn.
Trước 1 tuổi, thói quen bặm môi không gây hại cho trẻ
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo