Bảo vệ con khỏi nguy cơ đuối nước

đăng bởi Tiên Tiên

Nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước trong nhà như bị đuối nước trong bồn tắm, xô chậu chứa nước khiến bố mẹ bàng hoàng. Hậu quả đuối nước là rất kinh khủng. Bởi vậy ba mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc phòng chống đuối nước cũng như cách sơ cứu đuối nước để hạn chế tối đa tai nạn đuối nước và hậu quả xảy ra với trẻ. Ba mẹ hãy đọc những lưu ý sau đây để bảo vệ con khỏi nguy cơ đuối nước.

Trẻ rất thích nước và nhanh chóng tìm thấy niềm vui khi bắn nước tung tóe. Để đảm bảo an toàn cho trẻ mẹ hãy giữ con tránh xa những nguy cơ có thể dẫn tới tai nạn đuối nước ở trẻ.

Dưới đây là một số lời khuyên từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ về phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ:

Nước không được quá sâu gây nguy hiểm cho trẻ

Mẹ có biết rằng trẻ sơ sinh có thể bị đuối nước chỉ với 2,5-5cm nước? Tai nạn nước sẽ xảy ra một cách thầm lặng chỉ trong vài giây.

Kỹ năng kiểm soát cổ và các cơ của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Vì vậy chỉ cần một lượng nước nhỏ bao phủ toàn bộ mũi và miệng cũng khiến trẻ không thể thở được.

Lưu ý: Không bao giờ để trẻ sơ sinh một mình hoặc với trẻ lớn hơn ở gần nước dù chỉ một chút.

Bắt đầu những biện pháp an toàn trong nhà

Ngay khi trở về từ bệnh viện sau sinh mẹ cần lưu ý ngay những biện pháp phòng trừ tai nạn đuối nước. Các kỹ năng vận động của con liên tục phát triển với tốc độ rất nhanh.

Đảm bảo an toàn đuối nước cho trẻ tại nhà

Đảm bảo an toàn đuối nước cho trẻ tại nhà

Mẹ sẽ khó để biết chắc chắn rằng khi nào con bắt đầu biết với, biết lẫy, bò và đứng lên để tập đi. Cách tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp an toàn từ trước.

Những nguyên tắc an toàn phòng tắm cơ bản

Với những người lần đầu làm cha mẹ, những biện pháp đề phòng đuối nước ở trẻ bắt đầu từ các nguyên tắc an toàn phòng tắm. Bất cứ khi nào trẻ ở gần nước, mẹ phải chắc chắn:

  • Đặt các vật dụng cần thiết ở gần: Chuẩn bị những vật dụng như khăn tắm, sữa tắm… trong tầm với để mẹ có thể lấy bất cứ lúc nào mà không cần để con một mình.

(Hầu hết trẻ đuối nước trong nhà xảy ra trong bồn tắm và hơn một nửa các trường hợp đó là trẻ dưới 1 tuổi)

Trong rất nhiều trường hợp, đuối nước trong bồn tắm xảy ra khi người lớn lơ đãng để trẻ một mình trong giây lát. Nếu mẹ quên gì đó hoặc có việc khẩn cấp hãy bế trẻ theo.

Kể cả khi mẹ đang dùng bồn tắm dành cho trẻ sơ sinh hoặc chậu tắm, ghế tắm trẻ em. Trẻ có thể bị trượt khỏi ghế, lật chậu và bị ngạt thở khi chỉ có một chút nước.

  • Kiểm tra nhiệt độ nước: Trước khi cho bé vào bồn tắm mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng cổ tay hoặc khuỷu tay. Nước quá nóng sẽ gây bỏng có thể nghiêm trọng đến mức khiến trẻ nhập viện, thậm chí phải thực hiện phẫu thuật. Thực tế bỏng nước là nguyên nhân hàng đầu trong các ca bỏng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viện Hàn Lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nhiệt độ nước tắm cho trẻ tương ứng với nhiệt độ cơ thể tránh bỏng nước sôi ở trẻ. Mẹ có thể pha thêm nước lạnh hoặc trực tiếp điều chỉnh vòi nước nóng.

Ngoài mỗi lần tắm mẹ cũng nên bảo vệ con khỏi các nguy cơ tai nạn nước trong phòng tắm khác. Ví dụ trẻ có thể bị ngã vào bồn cầu và không thể ra ngoài được. Mẹ nên áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Đặt nắp bồn cầu xuống. Cài chốt hoặc khóa an toàn trên tất cả các nắp đậy của bệ ngồi nếu có. Như vậy trẻ tò mò cũng không thể nhấc lên được
  • Cân nhắc tháo nút xả bồn tắm khi không sử dụng để tránh ứ đọng nước nếu trẻ vặn vòi nước.
  • Đóng cửa phòng tắm. Mẹ có thể sử dụng thêm một chốt an toàn và đóng chặt cửa phòng tắm lại như một biện pháp bổ sung.

Đổ nước trong các xô, chậu sau mỗi lần sử dụng

Mẹ không bao giờ được để lại một thùng chứa nước không có nắp. Bất cứ khi nào không sử dụng mẹ hãy đổ hết nước trong các thùng chứa đi. Hãy lưu ý xem các vật sau có còn chứa nước không:

  • Xô và thùng đựng nước sơn hoặc nước lau dọn nhà cửa
  • Bể bơi của trẻ
  • Đá để làm mát
  • Bát nước của thú cưng
  • Thùng rác hoặc các loại thùng được sử dụng để đựng nước mưa

Đảm bảo an toàn đuối nước ở bể bơi

Bể bơi bao gồm các hồ bơi lớn và các bể bơi bơm hơi của trẻ cần được trang bị hàng rào bao quanh. Các hàng rào này phải đảm bảo:

  • Cao ít nhất 1m2 và không có khe hở hoặc khoảng cách giữa các thanh lớn hơn 10cm
  • Hồ bơi và không gian sống của gia đình phải riêng biệt
  • Có cổng chốt tự động với chốt cách xa mặt đất 

Mẹ phải thường xuyên kiểm tra cổng để đảm bảo hàng rào vẫn hoạt động tốt. Mang đồ chơi ra khỏi khu vực bể bơi khi không sử dụng để trẻ không bị dụ dỗ chui qua hàng rào. Ngoài ra khóa tất cả các nắp cống và van nước khi không sử dụng.

Đảm bảo an toàn đuối nước ở khu vực xung quanh

Trước khi bé bắt đầu bò hoặc đi mẹ hãy kiểm tra khu vực xung quanh nhà để xác định nguy cơ tai nạn nước tiềm ẩn. Quan sát trẻ liên tục và chăm chú bất cứ khi nào đang ở gần nước. Đặc biệt cẩn thận nếu gần đó có:

  • Giếng hoặc mương tưới tiêu. Ngoài ra hãy cẩn thận với các lỗ trụ không có nút đậy như hàng rào, sàn, chuồng chim và cột cờ…
  • Bệ nước, đài phun nước và ao. Mặc dù đây là những địa điểm ngắm cảnh tuyệt vời nhưng mẹ có thể đợi trẻ lớn hơn rồi mới tới những nơi như vậy 

Đồ uống nóng và các rủi ro bỏng nước tại nhà

Tắm nước quá nóng không phải nguyên nhân duy nhất gây bỏng nước tại nhà. Các loại cà phê, trà, súp và các loại nước nóng khác đều có khả năng gây bỏng nghiêm trọng nếu trẻ bị đổ vào hoặc văng vào. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 27% đến 60% các trường hợp bị bỏng ở trẻ dưới 5 tuổi. Mẹ cần lưu ý:

  • Không bao giờ cầm theo đồ ăn hoặc đồ uống nóng khi đang bế em bé. Trẻ sơ sinh thường bắt đầu với những thứ con cảm thấy thú vị trong vòng ba tháng đầu. Ngay cả khi con không với tới thì chuyển động của con cũng dễ khiến mẹ làm đổ nước.
  • Tránh xa các cạnh. Đặt cốc, bát và các đồ vật chứa thức ăn nóng cách xa mép bàn, mép ghế. Trẻ có thể với tới những vật đó nên con đang được một người lớn bế đến gần bàn ăn. Con cũng có thể kéo tầm khăn trải bàn xuống hoặc đứng dậy để với. Rất nhiều trường hợp có thể xảy ra. Vì vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý. Tương tự, mẹ cũng không nên để các bát canh nóng, nước nóng hay trà, cà phê gần mép tủ bếp.

Tìm hiểu về phương pháp sơ cứu đuối nước

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên biết kỹ thuật hô hấp nhân tạo và các số điện thoại khẩn cấp. Để biết chi tiết mời ba mẹ tìm hiểu bài viết:  Sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tóm lại, mẹ phải luôn đảm bảo an toàn đuối nước cho em bé xung quanh chỗ ở của gia đình, bạn bè, người thân và những nơi mà gia đình đi du lịch. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ ngay trong buổi khám sức khỏe đầu tiên của con.

Nguồn: Healthychildren

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo