Những việc nên và không nên làm khi hướng dẫn trẻ tự đi vệ sinh

đăng bởi Nguyễn Khải

Khi bắt đầu tập bỏ bỉm cho bé, ba mẹ cần lưu ý những việc nên và không nên làm để đạt được hiệu quả cao nhất. Ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết nhé!

Những điều nên làm

Xác định độ tuổi thích hợp để bắt đầu 

Trên thực tế, không có giới hạn cụ thể nào về độ tuổi để trẻ sẵn sàng bỏ bỉm. Tuy nhiên, đa số trẻ đã có khả năng này khi được từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi. 

Khi nào trẻ mới biết bỏ bỉm?

Trẻ cần có thời gian để làm quen và thành thạo tất cả các bước để tự đi vệ sinh. Tùy theo đặc điểm phát triển của từng trẻ mà khoảng thời gian cũng dài ngắn khác nhau. Có những trẻ chỉ cần ít ngày đã có thể tự làm các bước, nhưng cũng có nhiều trẻ phải mất vài tuần, vài tháng.

Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Trẻ sẽ là người chủ động trong quá trình làm quen với kỹ năng mới và phức tạp này từng bước một. Trẻ sẽ tự động thực hiện lần lượt các bước khi đã sẵn sàng. Ba mẹ hãy kích thích sự hứng thú của trẻ bằng những câu chuyện và sự khích lệ. 

Trẻ sẽ cần ba mẹ hướng dẫn một thời gian để biết cách tự đi vệ sinh. Với những trẻ mới biết đi, việc đi vệ sinh sẽ không được ưu tiên vì còn có nhiều hoạt động còn thú vị hơn. Do đó, ba mẹ hãy nhắc trẻ nhẹ nhàng rằng: “Con đi vệ sinh xong rồi ra chơi tiếp nhé” để trẻ nhận biết được thời điểm cần đi vệ sinh. 

>> Ưu và nhược điểm của dụng cụ hỗ trợ trẻ tự đi vệ sinh

Những điều cần lưu ý khi hướng dẫn trẻ tự đi vệ sinh

Trẻ cần một thời gian để làm quen trước khi sẵn sàng bỏ bỉm

Chuẩn bị sẵn sàng

Trước khi mua dụng cụ đi vệ sinh cho trẻ, ba mẹ cần suy nghĩ về những điều quan trọng hơn như:

  • Khi nào nên bắt đầu?
  • Bắt đầu như thế nào?
  • Thưởng quà gì cho con?
  • Giải quyết khó khăn như thế nào?

Ba mẹ cần bàn bạc kế hoạch với nhau, với chuyên gia y tế và các ba mẹ khác để có thêm những lời khuyên hữu ích.

Khi đã đưa ra kế hoạch cuối cùng, hãy đảm bảo tất cả mọi người đều có chung mục tiêu và phương pháp chăm sóc để tránh làm trẻ bối rối.

 

 

Khen thưởng nếu trẻ làm tốt 

Trong quá trình làm quen với những kỹ năng mới, trẻ sẽ rất cố gắng nếu được ba mẹ khích lệ và động viên. Do đó, ba mẹ đừng để trẻ thất vọng. Mỗi khi trẻ chuyển sang một bước mới hoặc cố gắng dùng bô vệ sinh, ba mẹ hãy khen ngợi và cho trẻ biết ba mẹ rất tự hào. 

Tuy nhiên, ba mẹ không khen thưởng quá đà vì điều đó sẽ khiến trẻ sợ thất bại, sợ ba mẹ không hài lòng, từ đó dẫn đến những lỗi sai không đáng có.

Giải quyết lỗi sai theo hướng tích cực

Việc gặp phải những rủi ro trước khi thành thạo một kỹ năng mới nào đó là điều hết sức bình thường với trẻ. Những lúc như vậy, ba mẹ đừng nóng giận và trách phạt trẻ. Thay vào đó, hãy cho trẻ thêm thời gian để luyện tập. Khi trẻ làm sai, ba mẹ hãy giữ bình tĩnh và gợi ý trẻ sử dụng bô vào lần đi vệ sinh tiếp theo. 

Những điều cần lưu ý khi hướng dẫn trẻ tự đi vệ sinh

Hướng dẫn trẻ bỏ bỉm một cách tích cực

Những điều không nên làm

Không nên bắt đầu quá sớm

Nếu trẻ chưa thực sự sẵn sàng thì ba mẹ cũng đừng quá nôn nóng, ép trẻ phải làm quen với những kỹ năng mới. Điều này không những khiến trẻ bối rối, khó chịu mà còn không mang lại hiệu quả như mong muốn. Khi đó, ba mẹ sẽ phải dừng rồi lại bắt đầu lại nhiều lần. 

Không nên bắt đầu vào những thời điểm có nhiều biến động 

Trong giai đoạn có nhiều thay đổi hoặc sự xáo trộn trong nếp sinh hoạt, ba mẹ không nên bắt đầu dạy trẻ cách tự đi vệ sinh. Trẻ mới biết đi rất thích thực hiện mọi thứ theo thói quen, và những thay đổi lớn sẽ khiến trẻ khó chịu và có cách hành xử tiêu cực. Ba mẹ hãy đợi đến khi mọi thứ ổn định lại và trẻ đã hứng thú với việc học thêm một kỹ năng mới. 

Không ép trẻ dùng bô và nhà vệ sinh

Còn gì vui hơn khi trẻ hứng thú với việc học cách tự đi vệ sinh đúng lúc ba mẹ muốn bắt đầu. Tuy nhiên, ba mẹ không nên ép trẻ làm những điều trẻ chưa sẵn sàng. Trẻ cần có thời gian để học cách kiểm soát bàng quang và ruột để quá trình tự đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. 

Ba mẹ hãy chú ý lời nói với trẻ. Ví dụ, trẻ sẽ hiểu câu nói: “Con cố đi tiểu đi!” bằng việc ngồi trên bồn vệ sinh khoảng mấy giây. Tuy nhiên, khi trẻ đã ngồi trên bồn được mấy phút nhưng vẫn không đi vệ sinh thì ba mẹ vẫn nên tích cực và để trẻ biết rằng bản thân đã cố gắng rất nhiều. 

Những điều cần lưu ý khi hướng dẫn trẻ tự đi vệ sinh

Ba mẹ không nên bắt đầu quá sớm hoặc thời điểm có nhiều biến động

Không bị áp lực bởi lời khuyên từ những người xung quanh

Ba mẹ đừng để mình bị áp lực khi nghe quá nhiều lời khuyên từ người thân và bạn bè mà hãy đợi cho đến khi trẻ có những dấu hiệu sẵn sàng.

Trẻ cần học cách nhận biết những dấu hiệu sẵn sàng bỏ bỉm, cũng như cách nhịn cho đến khi vào phòng vệ sinh. Các sợi cơ cảm giác ở thành bàng quang sẽ gửi tín hiệu qua xương sống đến não bộ rằng bộ phận này đã chứa đầy chất lỏng.

Sự liên kết giữa xương sống và não bộ chưa hình thành cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Các cơ điều khiển bàng quang và trực tràng vẫn chưa hoàn chỉnh cho đến khi trẻ được 18 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là lý do tại sao dạy các trẻ dưới 2 tuổi đi vệ sinh rất khó. 

Ba mẹ hãy cho người thân và bạn bè biết mình đã có kế hoạch dạy kỹ năng mới cho trẻ và sẽ kiên trì thực hiện. Khi đó, tất cả mọi người sẽ cần thực hiện theo một phương pháp chung để tránh khiến trẻ bối rối. 

 

 

Không quá khắt khe khi trẻ làm sai

Ở thời điểm mới bắt đầu một kỹ năng, có lúc trẻ sẽ cảm thấy không hứng thú, không chịu ngồi bô và hay mắc lỗi. Những lúc như vậy, trẻ rất cần sự khích lệ và cổ vũ. Nếu ba mẹ giận dữ và trách phạt thì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. 

Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và phản ứng nhẹ nhàng khi trẻ làm không đúng ý. Hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ dùng bô hoặc vào nhà vệ sinh vào lần sau. Sau khi trẻ mắc lỗi, mẹ hãy cho trẻ ngồi lên bô để trẻ biết đây là nơi để đi vệ sinh. 

Mắc lỗi là điều bình thường nên ba mẹ đừng nên la mắng khiến trẻ bớt hào hứng hơn với kỹ năng mới. Trẻ sẽ ngại mắc lỗi và khiến ba mẹ không hài lòng; từ đó, quá trình học bỏ bỉm sẽ trở thành cuộc chiến cam go. Thậm chí, trẻ cố nhịn đi vệ sinh, dẫn đến táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. 

Mắc lỗi là một phần trong quá trình học cách tự đi vệ sinh. Theo thời gian, trẻ sẽ ít mắc lỗi hơn và thành thạo các kỹ năng mới. Tuy nhiên, nếu mẹ giữ bình tĩnh và dành nhiều lời khen ngợi thì trẻ cả nhà sẽ có trải nghiệm thú vị cùng nhau. 


Nguồn: Babycentre & Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo