Ngôn ngữ ký hiệu của bé
Trẻ sơ sinh có khả năng học các ngôn ngữ ký hiệu. Sự hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng vận động của trẻ đều được phát triển nhanh hơn nhiều so với khả năng nói. Hầu hết các em bé thích bắt chước. Ví dụ như trẻ sẽ học được cách vẫy tay từ rất sớm, nhưng khá lâu sau con mới biết nói “tạm biệt”.
Ý tưởng giúp trẻ tiến xa hơn một bước và dạy các bé một loạt các ký hiệu được lấy cảm hứng từ chuyên gia phát triển trẻ em: Tiến sĩ Joseph Garcia.
Ông phát hiện ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ bị khiếm thính sẽ bắt chước các ký hiệu của cha mẹ và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính này để giao tiếp. Những em bé này sẽ ít đòi hỏi và cáu gắt hơn những em bé khác. Đơn giản là lúc này trẻ đã có khả năng bày tỏ suy nghĩ và nhu cầu dễ dàng hơn.
Mời ba mẹ tham khảo: Ngôn ngữ ký hiệu của trẻ
Tiến sĩ Garcia cho rằng nếu một em bé có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để thể hiện nhu cầu của mình, con sẽ ít phải khóc hay la hét hơn và ba mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Như vậy ngôn ngữ ký hiệu mang đến lợi ích cho cả ba mẹ và các bé. Chúng ta hoàn toàn có thể thử sử dụng loại hình này trong nuôi dạy con.
Lợi ích khi dùng ngôn ngữ ký hiệu với trẻ
Trẻ ít thất vọng hơn
Dạy bé học ngôn ngữ ký hiệu không khó, nhưng cần sự kiên nhẫn của bố mẹ. Thậm chí là bé chỉ cần học được một ký hiệu đơn giản cho từ “uống” (đưa tay lên và nghiêng vào miệng) đã là một thành công lớn. Một mẹ đã chia sẻ rằng ban đầu hướng dẫn trẻ ký hiệu “uống” mẹ đã nghĩ rằng con không hề chú ý.
Nhưng sau đó khoảng một tuần, khi bé đang ngồi tự chơi thì con ngước lên nhìn mẹ. Và con đưa tay làm kí hiệu “uống”. Cả ba và mẹ cảm thấy vỡ òa y như khi con bước những bước đi đầu tiên vậy.
Ngôn ngữ ký hiệu giúp trẻ biểu đạt nhu cầu của mình tốt hơn
Khi trẻ học được nhiều ký hiệu hơn, con sẽ biết cách để diễn tả nhu cầu của mình. Nhờ đó ba mẹ biết cách đáp ứng nhu cầu của con và trẻ sẽ ít bị thất vọng hơn.
Gắn kết mạnh mẽ hơn
Những ngôn ngữ ký hiệu sẽ mang lại cho mẹ một mối gắn kết với con yêu. Khi bé đã có một lượng từ vựng nhất định con sẽ dễ kết nối từ ngữ và hành động. Trẻ sẽ đặc biệt vui vẻ khi mẹ hiểu được những dấu hiệu mà con đưa ra.
Còn gì hạnh phúc hơn khi mẹ hiểu được những gì xảy ra trong đầu của con. Đôi khi hai mẹ con thể hiện tình cảm với nhau mà không cần phải nói ra bằng lời. Và điều này giúp sự gắn kết quý giá giữa hai mẹ con sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Cải thiện khả năng giao tiếp
Nhiều cha mẹ lo lắng rằng việc dạy bé ngôn ngữ ký hiệu sẽ cản trở sự phát triển khả năng nói của bé. Nhưng một số nghiên cứu lại cho thấy sự thật lại ngược lại.
Ngôn ngữ ký hiệu có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ nói và từ vựng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể sử dụng những ký hiệu này để giao tiếp nhiều tháng trước khi bé có thể xâu chuỗi các từ lại với nhau.
Tiến sĩ Garcia chỉ ra rằng việc dùng ký hiệu chỉ là một cách để cải thiện giao tiếp chứ không thay thế ngôn ngữ. Ngôn ngữ ký hiệu vẫn cần được liên kết với lời nói bình thường. Và để có thể hiểu được bé sẽ phải tập trung vào những gì mẹ đang nói cũng như những gì mẹ đang làm.
Và khi em bé có những phản hồi lại bằng ký hiệu, giao tiếp sẽ trở thành sự tương tác hai chiều. Nếu bé dùng ký hiệu để thể hiện rằng con nghe thấy tiếng một chiếc máy bay mẹ hãy tiếp lời: "Con đã nghe thấy một chiếc máy bay à? Đúng rồi, mẹ có thể nhìn thấy nó. Con nhìn kìa, nó ở đằng kia. Tiếng nó to quá con nhỉ?"
Cứ như vậy, mẹ sẽ dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con. Đây là một trong những cách tốt nhất để giúp phát triển lời nói.
Dành nhiều thời gian nói chuyện với con giúp bé biết nói sớm
Sử dụng ký hiệu với trẻ
Giống như bất kỳ kỹ năng mới nào, điều quan trọng là phải đi theo tốc độ của bé. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu là khi bé bắt đầu phát triển mong muốn giao tiếp thực sự.
Điều này thường xảy ra vào khoảng 8 hoặc 9 tháng tuổi khi mẹ nhận thấy em bé hòa đồng hơn, bắt đầu biết bập bẹ sử dụng âm thanh và nét mặt để thu hút sự chú ý của mẹ.
Trẻ thường bắt đầu đưa ra dấu hiệu đầu tiên cho điều mà trẻ quan tâm. Rất nhiều trẻ sẽ đưa ra dấu hiệu “con muốn ăn nữa”. Mỗi khi mẹ muốn sử dụng từ ngữ nào mẹ hãy cho bé thấy ký hiệu tương ứng.
Lưu ý luôn sử dụng cùng một dấu hiệu và sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời nhấn mạnh từ khóa cùng với dấu hiệu đó. Như vậy bé sẽ nhận ra được sự liên kết giữa cử chỉ và ngôn ngữ.
Sau vài ngày hoặc vài tuần bé sẽ thử bắt chước mẹ làm ký hiệu đó, mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé! Mẹ càng đưa ra những ngôn ngữ ký hiệu vui trẻ càng thích thú. Và con sẽ học từ những điều con thích dễ dàng hơn.
Một số ký hiệu nên thử áp dụng với em bé
Các chuyên gia đưa ra những quan điểm khác nhau về việc sử dụng ký hiệu như thế nào. Trong đó nổi tiếng nhất là cuốn “Sign with your baby” của Garcia và chương trình “Baby Signs” do các nhà tâm lý học Linda Acredolo và Susan Goodwyn thực hiện.
Mẹ cũng hoàn toàn có thể tạo ra ký hiệu của riêng mình. Bất kỳ cử chỉ bắt chước nào của trẻ cũng sẽ là một dấu hiệu tốt.
- “Thức ăn”: Đưa ngón tay lên môi
- “Con muốn ăn thêm”: Đặt hai bàn tay trước ngực, nắm hai lòng bàn tay vào nhau như tư thế vỗ tay.
- “Vui mừng”: Vẽ một nụ cười lớn trên miệng bằng ngón tay, đồng thời mỉm cười.
- “Nóng”: Đưa tay ra và rút lại nhanh chóng.
- “Ở đâu?” Nhún vai, mở hai lòng bàn tay ra.
- “Con thỏ”: Nhăn mũi và giơ hai ngón tay lên làm tai thỏ
Tương tác bằng mắt với trẻ
Khi người chăm sóc bé sử dụng ánh mắt và âm điệu để giao tiếp với con, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn.
Trước khi biết nói, em bé đã học cách giao tiếp phi ngôn ngữ. Trẻ hiểu được cách ngôn ngữ cơ thể giúp con giao tiếp qua từng cử chỉ từ được âu yếm, an ủi và vỗ về.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những em bé mà thường xuyên giao tiếp với người lớn bằng ánh mắt sẽ có kỹ năng ngôn ngữ phát triển hơn. Những em bé chú ý nhìn vào những biểu cảm trên khuôn mặt của người chăm sóc cũng sẽ có vốn từ vựng phát triển hơn những em khác.
Dựa vào những thông tin này, cha mẹ có thể xem xét lại cách giao tiếp của mình với em bé. Khi giao tiếp với em bé, mẹ nên dành thời gian để quan sát cách em bé tương tác với mẹ. Khi con khóc, làm mặt xấu, nhìn mẹ hoặc quay lưng lại với âm thanh biểu hiện rằng em bé đang cố giao tiếp với mẹ.
Mời mẹ tham khảo thêm bài viết: Giao tiếp không lời với trẻ 0-1 tuổi
Mẹ hãy trả lời bé như đang nói chuyện với một người lớn. Nói về vấn đề mà bé đang cố truyền đạt cho mẹ như: "Có vẻ như âm thanh quá lớn làm con sợ à". Trẻ sẽ cảm nhận được rằng mẹ rất hiểu con.
Mẹ không những phải phản ứng lại với những hành động của em bé như khóc hoặc chỉ vào đồ vật mà còn phải xem xét xem điều gì sẽ tốt cho bé. Nếu em bé nhìn chằm chằm vào con sóc, mẹ hãy chỉ vào con sóc và nói những điều mẹ biết cho bé nghe.
Khi đó em bé sẽ thấy rằng mẹ chú ý đến bé và sẽ bắt đầu trò chuyện. Bằng cách giao tiếp qua lời nói và những biểu cảm, các bé sẽ học được các kỹ năng ngôn ngữ quan trọng.
Khi nói chuyện với em bé, mẹ nên thường xuyên tương tác với bé bằng ánh mắt. Em bé cũng giống như mẹ vậy, sẽ cảm thấy được lắng nghe nếu mẹ chăm chú nhìn em bé.
Khi giao tiếp mẹ sẽ thấy được ánh mắt là một công cụ giao tiếp rất hữu ích. Dù mẹ rất bận rộn và cố gắng hoàn thành tất cả các công việc nhưng việc mẹ dừng lại và chăm chú nhìn em bé khi bé nói chuyện sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của con.
Nguồn: Babycenter
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo