Trong hành trình sống của mỗi người, sai lầm là một điều mà ai cũng sẽ mắc phải, nhất là khi ta còn non trẻ, chúng ta sẽ dễ dàng mắc phải sai lầm nhiều hơn. Với mỗi đứa trẻ có mắc phải sai lầm tiếp hay không còn phụ thuộc vào phần lớn cách giáo dục của cha mẹ. Vậy thì cha mẹ giáo dục và kỷ luật con cái như thế là đúng?
Cha mẹ giáo dục con cái
Kỷ luật tích cực là gì?
Kỷ luật là một hình thức giáo dục trẻ một cách văn minh, tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em khác hoàn toàn với trừng phạt. Tuy nhiên với sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và một số người lớn nhận thức còn hạn chế, nhiều bậc phụ huynh vẫn cho rằng hai hình thức này giống nhau. Dẫn đến, hiện nay nhiều thế hệ gia đình Việt Nam còn áp dụng hình thức kỷ luật “thương cho roi cho vọt” với con trẻ, biến kỷ luật trở thành trừng phạt.
Hình thức kỷ luật mang tính chất tiêu cực được xem là trừng phạt vì thường được thể hiện bằng các tác động đến thân thể, các hình thức lăng mạ, mắng nhiếc, chửi bới làm ảnh hưởng xấu đến tinh thần và thể xác của trẻ. Biện pháp này không có hiệu quả về lâu dài với mà còn khiến trẻ lầm lì, bướng bỉnh hơn.
Một số hậu quả của kỷ luật tiêu cực đã được chứng minh không có hiệu quả giúp trẻ chấm dứt hành vi, mà còn làm tăng thêm sự hung hăng, tăng khả năng bị thương tích, tăng các nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần… Hơn nữa mức cortisol tăng cao phản ánh căng thẳng và có liên quan đến căng thẳng độc hại và những thay đổi trong cấu trúc não…
Thay vào đó, nếu thầy cô và cha mẹ áp dụng kỷ luật theo hướng tích cực lại khiến con chấp nhận lỗi sai và sửa đổi một cách nhanh chóng. Vì kỷ luật tích cực chính là áp dụng kỷ luật vào quá trình giáo dục trẻ nhằm hướng dẫn trẻ tuân theo các quy tắc và điều chỉnh hành vi chưa phù hợp. Sau khi được hướng dẫn cách ứng xử phù hợp, trẻ sẽ áp dụng theo nếu như lại gặp phải trường hợp ấy. Ngoài ra, kỷ luật tích cực dạy cho trẻ có trách nhiệm hơn với các hành động của mình.
Những em bé sống trong môi trường kỷ luật tích cực được chứng minh có sức khỏe thể chất tốt hơn vì ít căng thẳng, ít bệnh tật, đồng thời con có IQ cao hơn do vùng chất xám trong vỏ não có cơ hội phát triển tốt hơn, con có tinh thần trách nhiệm, ít nổi loạn, bão tố tuổi dậy thì, đồng thời thành công hơn trong tương lai vì EQ phát triển… (theo viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ).
Kỷ luật tích cực trong gia đình
Khị làm cha, làm mẹ ai cũng có lúc chật vật trong việc tìm ra cách tốt nhất để dạy dỗ và kỷ luật con cái. Hầu hết chúng ta đều học làm cha mẹ qua bản năng hay là các trải nghiệm tuổi thơ của chính mình. Thậm chí có những người là những trải nghiệm tiêu cực, sẽ rất khó để kiềm chế khi phải xử lý một đứa bé đang gào khóc hay cáu giận, nhưng quát mắng hay bạo lực đều không phải là giải pháp.
Một vài cha mẹ cảm thấy tồi tệ về việc mất bình tĩnh của mình, còn số khác thì cảm thấy vô vọng. Tuy nhiên có rất nhiều phương pháp để kỷ luật tích cực với con như là:
Lắng nghe con thay vì la mắng
Cho dù người lớn hay trẻ em đều không thích cảm giác bị la mắng. Việc cha mẹ la mắng sẽ khiến con cảm thấy xấu hổ. Thay vì quát mắng khi con làm sai, cha mẹ hãy thử nhẹ nhàng nhắc nhở con, chẳng hạn khi con ném đồ chơi cho dù đã được nhắc nhở, cha mẹ nên nhẹ nhàng nói “Nếu con lại ném đồ chơi đi một lần nữa thì nó sẽ chạy mất đấy!”
Lắng nghe con thay vì chỉ trích
Khi nóng giận, cha mẹ nên hít thở sâu hoặc đi ra ngoài để lấy lại bình tĩnh, bằng cách này cha mẹ cũng có thể dạy con cách kiểm soát cảm xúc hạn và hạn chế hành vi cư xử không đúng mực.
Nói cho con biết cha mẹ cũng đang mệt mỏi
Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả bởi vì con cái đôi lúc sẽ không nhận ra lỗi của mình và không nghĩ cha mẹ đang phiền lòng về chúng. Khi người lớn bày tỏ thái độ mệt mỏi, trẻ sẽ có xu hướng im lặng nhìn nhận lại lỗi sai của mình và điều chỉnh lại thái độ với cha mẹ.
Mệt mỏi vì con
Không bỏ qua hành động xấu nào của con từ khi con còn nhỏ
Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua những hành vi xấu của con khi mới chớm, nhưng không biết rằng điều này sẽ khiến trẻ hình thành thói quen. Cha mẹ cần phải dập tắt những hành vi xấu ngay từ khi vừa ở cấp độ nhỏ. Ví dụ nếu đi học con cắn bạn khác, hãy nói cho con biết hành vi đó là không chấp nhận được. Nếu con nhận lỗi sai và không lặp lại hành động đó vào ngày hôm sau thì phụ huynh hãy dành cho con những lời khen để con thấy được hành động như thế nào là đúng và nhận được sự cổ vũ từ cha mẹ.
Bỏ qua phần thưởng khi con mắc lỗi
Khi con làm điều gì đó tốt, nhiều cha mẹ sẽ thưởng con một cái gì đó như que kem hay chiếc kẹo, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên trao phần thưởng cho con. Trong những trường hợp này sẽ khiến trẻ cho rằng phải được thưởng công thì mới làm.
Cha mẹ nên chơi cùng con 20 phút mỗi ngày
Thay vào việc thưởng những món quà vật chất, cha mẹ nên dành thời gian để chơi và trò chuyện cùng con. Mỗi cha mẹ chỉ cần bỏ ra 20p mỗi ngày cũng khiến con cảm thấy được yêu thương và quan tâm. Việc dành thời gian bên con là yếu tố làm nên đứa trẻ hiểu chuyện và ngoan ngoãn. Đây là cách đầu tư tốt nhất thay vì bất cứ khoản phần thưởng vật chất nào cho con.
Bố mẹ học cách tĩnh tâm, nhận diện cảm xúc tiêu cực mỗi khi chúng xuất hiện
Bố mẹ nên dành ra 10-15 phút mỗi ngày ngồi tĩnh tâm quan sát hơi thở, theo dõi và nhận diện cảm xúc tiêu cực. Việc luyện tập này sẽ giúp ba mẹ sớm nhận diện ra cơn tức giận của mình, làm chậm quá trình phát tác ra thành hành động (mắng chửi, dọa nạt, bạo lực với con cái…). Đây có thể được coi là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất giúp ba mẹ thực hiện được 3 điều bên trên tuy nhiên yêu cầu bố mẹ cần luyện tập, luyện tập và luyện tập hằng ngày.
Tham gia khóa học Kỷ luật tích cực dành cho ba mẹ
Nhiều khi ba mẹ giận giữ và mắng mỏ, đe dọa, bạo lực lên trẻ chỉ vì không hiểu lý do tại sao con phát sinh hành vi ấy. Ngoài ra bố mẹ sẽ cho rằng, nếu không mắng, không đánh thì con sẽ hư.
Ví dụ ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 1 - đánh dấu mức phát triển nhận thức vượt trội của trẻ, con thường có hành vi ăn vạ, khóc lóc, mè nheo… tuy nhiên nếu bố mẹ nghĩ rằng con đang ‘hư’ và áp dụng kỷ luật tiêu cực, thì không những khiến hành vi lâu chấm dứt, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý con.
Ngược lại nếu bố mẹ biết, à, chỉ là khủng hoảng tuổi lên 1 thì mọi chuyện sẽ khác. Giảng viên sẽ hướng dẫn bố mẹ cách xử lý, tương tác với con giai đoạn này, giúp con hợp tác với bố mẹ, hành vi sớm chấm dứt, khủng hoảng sớm kết thúc và con sớm trở về là một em bé thiên thần.
Đó là lý do bố mẹ cần những chuyên gia giáo dục để giúp bố mẹ hiểu, đằng sau hành vi của trẻ là gì? Một khi ba mẹ ‘hiểu’ thì sẽ có ‘thương’ và kỷ luật tích cực sẽ sớm thành công.
Để có được sự đồng hành với giảng viên, ba mẹ tham khảo chương trình POH Poti: Giúp tối ưu EQ, IQ trẻ bằng kỷ luật tích cực nhé!
POH sẽ cung cấp cho ba mẹ những bài học qua app, và những buổi tư vấn 1:1 trực tiếp qua zoom, ba mẹ chỉ cần đặt câu hỏi, POH sẽ giải quyết triệt để. Mong rằng với những chia sẻ trên, đã giúp các phụ huynh có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình giảng dạy của mình
Kỷ luật tích cực trong lớp học
Những năm gần đây có nhiều vụ bạo lực học đường gây hậu quả nghiêm trọng khiến cho xã hội lên án và nhìn nhận lại việc giáo dục. Tuy nhiên, cách kỷ luật tiêu cực động chạm đến thân thân thể hay những lời khiển trách nặng nề vẫn là một trải nghiệm thường xuyên ở trường học đối với nhiều trẻ em Việt Nam. Trong khi đó, Luật Giáo dục năm 2005 nghiêm cấm hành vi trừng phạt thân thể ở trường học nhưng trên thực tế nó vẫn còn tồn tại.
Kỷ luật tích cực trong lớp học
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng bạo lực trong giáo dục học sinh về lâu dài sẽ mang đến cho học sinh sự căng thẳng, thiếu tự tin, tội lỗi, cảm giác không được thấu hiểu và tạo một khoảng cách lớn với giáo viên. Phương pháp giáo dục bằng bạo lực hay trách mắng sẽ không chứng minh được mức độ hiệu quả trong quá trình giáo dục học sinh. Mà ngược lại, nó còn phản ánh việc thầy cô đang thực hiện những hành vi bạo lực với trẻ em..
Kỷ luật tích cực là cách tiếp cận mang tính giáo dục tôn trọng trẻ và không mang tính bạo lực, cụ thể là:
- Những biện pháp giáo dục mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật và tự giác của học sinh.
- Cần có sự tôn trọng từ hai phía học sinh và giáo viên
- Dạy cho học sinh nắm được quy tắc/quy định trong lớp học. Giúp các em phát huy tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài.
- Giáo dục nghề nghiệp và các kỹ năng khác cho học sinh nhằm giúp các em tăng sự tự tin và kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống
- Thầy cô phải làm gương và Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác. Động viên, khích lệ giúp các em phát triển toàn diện nhân cách.
Trên đây là những điều mà cha mẹ và thầy cô cần biết về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Việc xây dựng một môi trường giáo dục tích cực sẽ khiến trẻ nghe lời và hợp tác hơn. Để có một lộ trình giáo dục kỷ luật cho con thật bài bản, ba mẹ có thể tham khảo khóa học POH Poti (0-6 tuổi): Tối ưu IQ, EQ trẻ bằng kỷ luật tích cực.
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo