Có thể nhiều người không biết rằng tỷ lệ phụ nữ mang thai bị giang mai không phải ít. Việc chủ quan cũng như chưa nắm rõ về bệnh giang mai có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Vậy mẹ bầu bị giang mai sẽ có những lưu ý gì bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
MỤC LỤC
Bệnh giang mai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
Mẹ có được xét nghiệm giang mai khi mang thai?
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do một loại vi khuẩn gây ra. Nếu không được chữa trị, giang mẹ có thể để lại hậu quả lâu dài. May mắn là, nếu được phát hiện kịp thời, bệnh giang mai có thể được chữa trị bởi kháng sinh.
Giang mai lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét trên người bị nhiễm bệnh. Phổ biến nhất là thông qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng, tuy vậy có thể mắc giang mai nếu hôn người có vết loét giang mai trên môi hoặc xung quanh miệng hay tiếp xúc vết thương hở với vết loét.
Giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai do tiếp xét với vết thương khi vượt cạn
Nhiễm trùng đã gần như biến mất, tuy vậy số ca đã tăng lên trong những năm gần đây; năm 2017 cứ tỉ lệ là 2.3/100,000. Con số này cao hơn đáng kể ở những cộng đồng có tỷ lệ nghèo đói cao, trình độ học vấn thấp và thiếu tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ (CDC), số lượng trẻ sơ sinh mắc giang mai tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Vào năm 2013, có 362 trẻ sơ sinh mắc giang mai.
Con số này nhảy vọt lên 918 vào năm 2017, tức là 100,000 trẻ sinh ra lại có 23 trẻ mắc bệnh. Arizona, California, Florida, Louisiana và Texas có tỉ lệ mắc giang bật bẩm sinh đặc biệt cao, theo CDC.
Triệu chứng của bệnh
Giang mai phát triển theo từng giai đoạn, với những triệu chứng thay đổi từ giai đoạn nọ sang giai đoạn kia và từ người này sang người khác. Trong một vài trường hợp, những triệu chứng rất khó nhận ra, và mẹ có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xét nghiệm.
Ở giai đoạn đầu tiên, giang mai nguyên phát, những dấu hiệu đặc trưng là 1 hoặc nhiều vết loét không đau và có khả năng lây nhiễm cao bờ cứng gọi là săng giang mai. Săng xuất hiện ở vị trí nhiễm trùng, khoảng 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, mặc dù vậy săng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc trong vòng 3 tháng sau.
Bởi săng nằm bên trong âm đạo hoặc trong miệng, mẹ có thể không nhận ra. Chúng có thể nằm trên môi bé, đáy chậu, hậu môn hoặc môi, và các hạch bạch huyết có thể lan rộng ra trong vùng vết loét phát triển.
Nếu mẹ được điều trị hợp lí trong giai đoạn này, bệnh có thể được chữa khỏi. Nếu không được điều trị, vết loét kéo dài 3-6 tuần và tự khỏi. Tuy vậy, vi khuẩn (được gọi là xoắn khuẩn) có khả năng sinh sôi và lan truyền trong máu. Khi điều này xảy ra, tiến trình bệnh sẽ sang giai đoạn tiếp theo, gọi là giang mai thứ phát.
Ở giai đoạn thứ 2, giang mai có thể có rất nhiều triệu chứng biểu hiện trong những tuần và tháng sau khi những vết loét biến mất, tuy vậy lần này chúng vẫn rất khó để phát hiện.
Hầu hết những người bị giang mai thứ phát có những nốt phát ban không ngứa, thường ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, tuy vậy những vết này cũng có thể xuất hiện trên những bộ phận khác.
Mẹ có thể có những vết thương trên miệng và âm đạo,cũng như những vết loét trông như mụn cóc không đau nhưng dễ nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, các triệu chứng cảm cúm, sụt cân và rụng tóc. Bệnh trong giai đoạn này vẫn có thể chữa được.
Nếu không được chữa trị, những triệu chứng này dần mất đi trong một vài tháng, nhưng bệnh vẫn ủ trong cơ thể. Vi khuẩn tiếp tục nhân lên trong giai đoạn tiềm tàng và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Trên thực tế, cứ 1/3 người không được chữa trị đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh giang mai cấp ba. Giai đoạn muộn của bệnh có thể từ 30 năm sau lần phát bệnh đầu tiên và gây ra bất thường về tim nghiêm trọng.
Những tổn thương gây chết người phát triển từ từ trong xương, trên da và những cơ quan của vật chủ nhiễm bệnh. May mắn là hầu hết được chữa trị sớm nên rất ít người mắc giang mai cấp 3.
Giang mai có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương – não và tủy sống. Đây gọi là giang mai thần kinh, có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn này của bệnh. Sau này, nó có thể gây ra những vấn đề như viêm màng não.
Giang mai thần kinh ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến co giật, mù lòa, giảm thính lực, mất trí nhớ, các vấn đề về tủy sống và cuối cùng là chết.
Bệnh giang mai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
Giang mai di chuyển từ máu qua nhau thai và ảnh hưởng đến trẻ bất cứ giai đoạn nào thai kỳ. Trẻ cũng có thể nhiễm bệnh trong khi mẹ lâm bồn. Nếu bệnh giai mai được phát hiện và điều trị, mẹ và bé có thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Nếu mẹ không được chữa trị, khả năng cao bé bị nhiễm bệnh, nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh, khi bệnh dễ lây nhiễm nhất. Mẹ không được điều trị giang mai có đến 80% nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi.
Mẹ có thể mất con do sảy thai, thai chết lưu, hoặc chết sớm sau khi sinh, hoặc bé được sinh ra với các vấn đề về thần kinh. Giang mai cũng làm tăng nguy cơ sinh non và hạn chế tăng trưởng trong tử cung.
Nhiều trẻ nhiễm giang mai mà mẹ không được điều trị kịp thời trong thai kỳ có thể phát hiện qua siêu âm những vấn đề trước sinh. Những vấn đề này bao gồm nhau thai quá lớn, có chất lỏng trương phình trong bụng, gan hoặc lá lách lớn.
Sốt, mệt mỏi là những biểu hiện dễ nhận biết ở trẻ sơ sinh nhiễm bệnh
Trẻ bị nhiễm bệnh có những bất thường khác khi sinh, như phát ban da và tổn thương quanh miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn; dịch tiết mũi bất thường; sưng hạch bạch huyết, viêm phổi và thiếu máu.
Hầu hết những đứa trẻ không có những triệu chứng này ngay từ đầu, nhưng nếu không được chữa trị những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong tháng đầu tiên hoặc thứ 2 sau khi sinh.
Và kể cả những dấu hiệu có xuất hiện sớm hay không, nếu bệnh không được chữa trị, trẻ bị giang mai bẩm sinh gặp nhiều vấn đề hơn về sau, như dị tật xương và răng, giảm thị lực và thính lực và những vấn đề về thần kinh nghiêm trọng.
Chính vì vậy phụ nữ cần khám và điều trị khi mang thai, và đối với những đứa bé mắc giang mai bẩm sinh cũng cần được chẩn đoán và chữa trị.
Mẹ có được xét nghiệm giang mai khi mang thai?
Mẹ sẽ được xét nghiệm sàng lọc bệnh khi mang thai. Mặc dù bệnh khá hiếm, nhưng việc phát hiện và điều trị giang mai khi mang thai là rất cần thiết.
Phụ nữ có thai được khuyến cáo cần xét nghiệm giang mai trong lần đầu tiên tới khám thai, và ở một số nước yêu cầu phụ nữ xét nghiệm lần nữa khi sinh.
Nếu ở nơi mẹ sống bệnh giang mai rất phổ biến hoặc mẹ có nguy cơ cao, mẹ nên kiểm tra lần nữa ở tuần 28 và khi sinh con.
Mẹ cũng phải xét nghiệm giang mai lần nữa nếu mẹ mắc bệnh tình dục khác trong thai kỳ hoặc nếu mẹ và người bạn đời có những triệu chứng của giang mai.
Phải mất khoảng bốn đến sáu tuần sau khi tiếp xúc để có kết quả dương tính nếu xét nghiệm máu, vì vậy kết quả có thể âm tính nếu mẹ xét nghiệm quá sớm. Vì vậy, nếu mẹ quan hệ tình dục một vài tuần trước khi xét nghiệm hoặc bạn tình gần đây có triệu chứng, hãy nói với bác sĩ được xét nghiệm lại sau một tháng.
Nếu xét nghiệm sàng lọc ra kết quả dương tính, phòng thí nghiệm sẽ thực hiện một xét nghiệm cụ thể hơn trên mẫu máu của mẹ để chắc chắn liệu mẹ có bị giang mai hay không.
Bị giang mai làm cho mẹ dễ bị nhiễm HIV hơn, vì vậy nếu kết quả dương tính với bệnh giang mai, hãy xét nghiệm (hoặc xét nghiệm lại) HIV và các bệnh tình dục khác. Và nếu mẹ mắc giang mai nguyên phát, mẹ cần được xét nghiệm HIV sau 3 tháng một lần nữa.
Bệnh giang mai được điều trị như thế nào khi mang thai?
Penicillin là loại kháng sinh duy nhất an toàn khi mang thai đồng thời có thể điều trị giang mai cho cả mẹ và bé. Nếu bạn mắc bệnh giang mai, bạn sẽ được tiêm một hoặc nhiều mũi penicillin, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và tiểu sử bệnh thần kinh.
(Nếu mẹ có triệu chứng của bệnh lý thần kinh, mẹ cần đi kiểm tra ngay lập tức.) Nếu mẹ bị dị ứng với penicillin, trước tiên mẹ cần được giải mẫn cảm với thuốc trước khi sử dụng thuốc.
Ở nhiều phụ nữ mang thai, điều trị bệnh giang mai gây ra các triệu chứng tạm thời có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu và đau cơ,khớp. Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện vài giờ sau khi điều trị và tự khỏi sau 24 đến 36 giờ.
Việc điều trị cũng có thể gây ra một số thay đổi về nhịp tim của em bé và nếu mẹ đang ở nửa sau của thai kỳ, nó có thể gây ra các cơn co thắt. (Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ cơn co thắt hoặc chuyển động của thai nhi giảm, mẹ nên gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ điều trị trong bệnh viện để mẹ có thể được theo dõi.)
Các ông chồng của các mẹ cũng sẽ cần được xét nghiệm, và cần được điều trị nếu dương tính hoặc có quan hệ tình dục với các mẹ trong vòng ba tháng qua, ngay cả khi xét nghiệm máu của anh ta âm tính.
Các mẹ cần hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi cả hai đã được điều trị. Sau khi điều trị, mẹ sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo rằng nhiễm trùng đã được loại bỏ và mẹ chưa bị tái nhiễm rồi sau đó em bé sẽ được siêu âm để kiểm tra.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh giang mai?
Chỉ quan hệ tình dục với bạn tình mà người đó cũng chỉ quan hệ tình dục với các mẹ và đã được xét nghiệm âm tính với bệnh giang mai.
Mặc dù bao cao su có thể ngăn ngừa lây truyền HIV và các bệnh qua đường tình dục khác, nhưng chúng chỉ bảo vệ khỏi bệnh giang mai nếu vết loét ở dương vật của bạn tình - chúng sẽ không bảo vệ các mẹ khỏi những vết loét không được bao bọc bởi bao cao su.
Cũng cần nhớ rằng, mẹ có thể mắc bệnh giang mai nếu vết đau của bạn tình chạm vào bất kỳ màng nhầy nào của mẹ (chẳng hạn như trong miệng hoặc âm đạo) hoặc phần da bị xước (vết xước hoặc vết cắt).
Nếu mẹ đã mắc bệnh giang mai một lần, điều đó không có nghĩa là mẹ không thể mắc lại. Các mẹ vẫn có thể bị tái nhiễm.
Nếu các mẹ đã tiếp xúc với bệnh giang mai hay bất kỳ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào khác trong khi mang thai, hoặc các mẹ hoặc bạn tình có bất kỳ triệu chứng nào, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức để các mẹ có thể được xét nghiệm và điều trị ngay nếu cần thiết.
Nguồn: Babycenter
Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu
Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?
Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.
Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.
Khóa thực hành thai giáo online_Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----