Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai phải làm sao đây?

đăng bởi

Đau nhức không còn là vấn đề xa lạ với các bà bầu trong lúc mang thai nữa rồi. Thật khó tránh khỏi những lời than vãn của các bà bầu bị đau hông trái, đau xương chậu, đau mông, đau khớp háng… trong thai kỳ.

Vậy mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai phải làm sao đây, các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây với POH nhé.

 

 

Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai

Khi mang thai mẹ sẽ có cảm giác ở vùng xương chậu khá khó chịu, cảm giác của mẹ sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí, cân nặng, tư thế của thai nhi.

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu sẽ ít cảm nhận được bằng thời gian sau khi bé dần lớn lên và tạo áp lực lên vùng xương chậu đó mẹ ạ.

 Có thể mẹ quan tâm: Đau lưng dưới khi mang thai

Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai

Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai tháng cuối

Khi thai ở tuần thứ 36 thì bé đã xoay đầu và ở vị trí thấp nhất khiến cho cơn đau trở nên đỉnh điểm.

Máu dồn về khu vực xương chậu và các dây thần kinh hoạt động cao độ làm cho cảm giác khó chịu tăng lên, vậy nên đau xương chậu khi mang thai tháng cuối sẽ đau đớn hơn nhiều việc đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa.

Triệu chứng đau khung xương chậu SPD

Với chứng đau khung xương chậu SPD thì các biểu hiện đó là đau lưng, hông, sau đó là cảm nhận được việc đau vùng chậu cùng và nhức mỏi vùng mông. Khi bị chứng đau khung xương chậu SPD thì các hoạt động thường ngày cũng sẽ khiến người bệnh đau đớn.

Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đây là hiện tượng khá thường gặp, cứ 5 người mang thai thì có 1 người gặp vấn đề trên. Về cơ bản thì đau xương chậu khi mang thai không nguy hiểm, nhưng mẹ cũng cần biết mức độ báo động để phòng tránh những hệ lụy không ngờ.

Nếu như mẹ bầu cảm thấy có những cơn đau nhói ở vùng chậu như co thắt lại thì đây có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạ sớm.

Dấu hiệu nguy hiểm đi kèm mà mẹ bầu nên lưu ý đó là chảy máu âm đạo, nước ối rỉ, chuột rút hay các cơn đau co thắt. Mẹ cũng nên để ý trong thời gian đau xương chậu thì bé có hoạt động bất thường hay ngừng hoạt động không để có phương án điều trị kịp thời với bác sĩ.

 

 

Đối phó với áp lực vùng chậu trong thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu hãy cố gắng nghỉ ngơi vào những tuần cuối cùng thai kỳ, không nên làm việc, lao động quá sức. Mẹ hãy nằm nghiêng sang một bên rồi ngửa đầu để thoải mái hơn. Những di chuyển nhẹ nhàng được khuyến khích để giúp căng kéo cơ lưng và cơ bụng.

Chườm nước là phương pháp để mẹ bầu đối phó với áp lực vùng chậu trong thai kỳ. Mẹ có đắp những miếng gạc nóng hoặc lạnh lên vùng bị đau.

Sản phẩm đai hỗ trợ thai phụ để nâng đỡ bà bầu có rất nhiều loại hiện nay, mẹ có thể nhờ bác sĩ hỗ trợ xem mình nên mua loại nào nhé.

Mẹ bầu bị đaMẹ bầu tắm nước ấm giúp làm dịu cơn đauu xương chậu khi mang thai

Mẹ bầu tắm nước ấm giúp làm dịu cơn đau

Nước ấm khi tắm cũng là giải pháp được nhiều người biết đến nhất để cơ bắp được thư giãn và giải phóng.

Phương pháp mát xa cũng nên được tích cực áp dụng. Những dịch vụ mát xa chuyên nghiệp dành cho bà bầu được áp dụng khá phổ biến và được nhiều mẹ tin dùng, nếu dùng phương pháp châm cứu thì mẹ nên chọn những cơ sở chuyên nghiệp nhé.

Mẹ có thể thực hành thai giáo vận động với những bài tập thực hành phù hợp dành riêng cho mẹ bầu hay đi dạo cùng chồng để cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn nhé.

Chị em phải đẹp khi mang thai cũng nên:

  • Tránh đi các loại giày cao gót nhiều. Nếu công việc bắt buộc thì mẹ nên thủ sẵn đôi dép tông bên mình khi không cần thiết nhé.
  • Nếu như tư thế ngồi chưa đúng thì nên sửa hoặc sử dụng các loại nệm hỗ trợ. Bên cạnh đó là không nên mang vác nặng một bên hoặc thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến cơ quan vùng chậu.
  • Bình thường khi không thoải mái hãy thay đổi tư thế nằm hay ngồi ngay có thể.

Đau mông khi mang thai

Khi mang thai bà bầu thấy phần mông bị ê hoặc tê cứng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, sự phát triển của thai nhi. Cảm nhận rõ ràng nhất ở cuối thai kỳ và thậm chí cơn đau có thể lan xuống 2 chân. Khi ê mông, phụ nữ sẽ cảm thấy:

  • Đau phần mông đi hèm hông, lưng và nóng ran hoặc không.
  • Đau mông về đêm nhiều hơn.
  • Cơn đau mông có thể chạy xuống các khớp gối, cá chân

Đau mông khi mang thai cũng giống như đau xương chậu khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý những triệu chứng không hay đi kèm và các phương pháp khắc phục chúng.

 

 

Đau khớp háng khi mang thai

Bên cạnh việc đau xương chậu khi mang thai thì đau khớp háng khi mang thai cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Nguyên do của chúng đó là:

  • Việc đứng lên ngồi xuống có sự co thúc tạo ra cử động mạnh.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến dây chừng hớp háng.
  • Khi dạ con to ra thì dây chằng bị kéo căng nên thai phụ khó khăn khi đi lại, vận động.
  • Thiếu canxi và tăng cân.

Cách điều trị đau khớp háng khi thai

Mẹ bầu thư giãn giúp giảm cơn đau khớp háng

Mẹ bầu thư giãn giúp giảm cơn đau khớp háng

Thai phụ không nên lao động quá nặng nề, nên đi lại và thả lỏng thường xuyên để được thư giãn và vận động, có thể sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm áp lực.

Hạn chế ngồi xổm, chườm nóng vùng đau để cảm thấy thoải mái hơn. Hạn chế làm tổng thương lên xương khớp.

Nên có chế độ ăn đảm bảo canxi, magie… và các dưỡng chất khác.

Cơn đau với những dấu hiệu bất thường hay cơn đau kéo dài âm ỉ, thì người phụ nữ mang thai nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể thăm khám và điều trị.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti