Mang thai 6 tuần ra máu nhưng không đau bụng, liệu có nguy hiểm không?

đăng bởi Thanh Thanh


Hiện tượng ra máu khi đang mang thai là một trong những nỗi lo lắng hàng đầu của các mẹ bầu. Liệu có phải khi nào bị ra máu cũng là nguy hiểm không? Cần làm gì khi bị ra máu? Hãy cùng POH tìm hiểu và có hướng xử lý khi mẹ bầu không may gặp phải hiện tượng này nhé!

1- Các nguyên nhân thai 6 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng

Có một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng thai 6 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng:

Trứng làm tổ

Trong những tuần đầu của thai kỳ, thường mẹ sẽ thấy có ra chút máu nhưng không đau bụng. Điều này không cần phải lo lắng, vì thực tế đa số trường hợp này chỉ là dấu hiệu cho thấy trứng đã làm tổ thành công trong tử cung. Quá trình này có thể dẫn đến việc bị ra máu và dịch nhầy màu đỏ nhạt. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng sớm biến mất sau 2-3 ngày.

Thay đổi nội tiết

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự đảo lộn của các hormone nội tiết. Vô tình điều này tạo ra những phản ứng hóa học, dẫn tới hiện tượng chảy máu âm đạo. Khi cơ thể của mẹ đã thích nghi với sự thay đổi các hormone rồi thì hiện tượng ra máu sẽ sớm chấm dứt. Và đương nhiên nó không gây cho mẹ cảm giác đau bụng.


Quan hệ tình dục

Trong quá trình mang thai, đặc biệt những tuần đầu của thai kỳ, các cặp vợ chồng vẫn có thể tiếp tục quan hệ tình dục, tuy nhiên cần chọn những tư thế an toàn và hạn chế sử dụng các động tác kích thích mạnh có thể gây đau hoặc chảy máu âm đạo cho mẹ bầu.

Viêm nhiễm vùng kín

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu có thể bị viêm nhiễm vùng kín, với mức độ nặng nhẹ có thể khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi của tuyến nội tiết làm mất cân bằng độ pH ở âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn, dẫn đến viêm nhiễm. Vì vậy, khi có dấu hiệu ra máu, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra chi tiết hơn.

Ảnh hưởng của việc khám thai

Ở giai đoạn đầu mang thai, bác sĩ có thể siêu âm đầu dò hoặc khám phụ khoa cho mẹ bầu. Trong khi khám phụ khoa, sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt, và đôi khi do mẹ bầu căng thẳng, chưa thả lỏng cơ thể, khiến bác sĩ gặp khó khăn khi thao tác. Điều này dẫn tới việc làm tổn thương nhẹ bên trong âm đạo và gây ra chảy máu.

 

 

2- Mang thai 6 tuần ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Như vậy, mẹ bầu mang thai tuần thứ 6 bị ra máu nhưng không đau bụng là hiện tượng khá phổ biến và không gây nguy hại gì cả. Thường sẽ chỉ ra một lượng nhỏ máu và kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên để an tâm và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ nên đi tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay nhé!

3- Thai ra máu khi nào thì được coi là nguy hiểm?

Với các trường hợp thai 6 tuần ra máu nhưng không đau bụng đã nêu ở trên thì mẹ có thể an tâm, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có các trường hợp thai 6 tuần ra máu là nguy hiểm và khi gặp phải, mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Bụng dưới mẹ bầu bị đau quặn lại.
  • Mẹ đột nhiên choáng hoặc ngất.
  • Âm đạo chảy máu đỏ tươi.
  • Chảy máu nhiều và nhanh.
  • Mẹ bầu sốt cao trên 38 độ hoặc liên tục ớn lạnh.
  • Máu ra có màu bất thường.

 

 

4- Cần làm gì khi thai 6 tuần ra máu?

Việc ra máu khi đang mang thai tuần thứ 6 có thể là dấu hiệu vô hại, nhưng cũng có thể là tín hiệu cảnh báo về vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Sản để xác định nguyên nhân chính xác, đồng thời tuân theo các lưu ý sau đây:

Theo dõi lượng máu ra

Nếu như mẹ chỉ thấy lượng máu ra rất ít, có màu nâu và không đau bụng và biến mất sau 2-3 ngày thì có thể an tâm đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Ngược lại, nếu mẹ thấy máu ra màu đỏ tươi, hay màu bất thường, lượng máu ra nhiều, bụng đau râm ran, chuột rút thì đừng chần chừ, hãy liên hệ với bác sĩ lập tức.

Hãy nghỉ ngơi

Những tuần đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi đang làm tổ, chưa bám chắc vào tử cung. Do đó, mẹ bầu cần hạn chế hoạt động mạnh, không làm việc quá sức hay mang vác vật nặng, vì nó cũng có thể khiến mẹ bị ra máu và gây ra sự nguy hiểm cho thai nhi. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tìm hiểu và bổ sung nhiều dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của thai nhi giai đoạn này.


Giữ vệ sinh vùng kín

Mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Tuy nhiên cũng không nên thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo, vô tình đẩy vi khuẩn vào bên trong và gây viêm nhiễm.

Đôi khi nguyên nhân viêm nhiễm vùng kín đến từ chế độ ăn uống không lành mạnh của mẹ. Do đó mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn, bổ sung dinh dưỡng đa dạng.

Nếu mẹ đã bị viêm nhiễm, cũng không nên tự ý mua thuốc về uống hay đặt. Mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và uống/ đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp cho các mẹ khi mới mang thai sẽ không còn quá lo lắng khi bị ra máu nữa. Bên cạnh đó, để giúp con yêu khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng, mẹ đừng quên thai giáo cho con mỗi ngày cùng POH Thai giáo nhé! 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti