Vô sinh có thể là một trong những điều khó khăn nhất mà các cặp vợ chồng sẽ phải đối mặt. Mọi người thường đánh giá thấp mức độ căng thẳng của nó cho đến khi tự mình trải qua.
Nó có thể khiến các mẹ đặt câu hỏi về mọi thứ trong cuộc sống, từ sự tự tin vào bản thân và cơ thể, đến mối quan hệ vợ chồng.
Vô sinh thực sự là một thử thách tâm lý đối với cả hai vợ chồng
Cách tốt nhất là thừa nhận rằng mình đã trải qua một thời gian khó khăn. Cảm thấy buồn, tức giận, tuyệt vọng hoặc choáng ngợp là điều hết sức bình thường. Hãy làm quen với việc đó và cố gắng đừng làm ngơ cảm xúc của chính mình. Hãy cho phép bản thân trải nghiệm những cảm giác mạnh mẽ này để có thể tự mình vượt qua.
Đó có phải là lỗi của bản thân không khi đáng lẽ nên sinh con sớm hơn?
Tất nhiên là không! Không thể đổ lỗi cho ai khi bị vô sinh, nhưng thường hai vợ chồng phải trải qua một giai đoạn cảm thấy tội lỗi, dù không quá khó khăn, nhưng sẽ rất thất vọng và buồn bã.
Điều duy nhất quan trọng bây giờ là vợ chồng sẽ cùng nhau đối phó như thế nào với tương lai và với sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình.
Tốt hơn hết là hãy chấp nhận sự thật, thảo luận về những gì cả hai muốn làm tiếp theo và đưa ra một kế hoạch mà phù hợp với cả hai vợ chồng.
Chị em có thể làm gì để bản thân cảm thấy tốt hơn khi đang thấy vô dụng?
Càng hiểu biết nhiều càng tốt. Vì vậy hãy đọc, cập nhật về những phương pháp mới nhất và đặt ra nhiều câu hỏi. Nghiên cứu khả năng sinh sản và phương pháp điều trị hỗ trợ thụ thai có thể phức tạp và một số phương pháp tiến triển rất nhanh chóng.
Nếu thực sự hiểu những gì xảy ra về mặt y học, các mẹ sẽ đối phó với sự bất an tốt hơn và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Tư vấn tâm lý sinh sản có thể giúp hai vợ chồng rất nhiều.
Lên kế hoạch chăm sóc thường xuyên cho bản thân, chẳng hạn như làm móng hoặc mát-xa, hoặc nấu các món ăn yêu thích. Tiếng cười là một nguồn năng lượng tích cực.
Vì vậy, hãy xem những chương trình hài kịch yêu thích hoặc gặp gỡ bạn bè và đi chơi hay làm bất cứ điều gì phù hợp với bản thân để giúp mẹ tận hưởng những khía cạnh khác trong cuộc sống.
Cố gắng đừng trì hoãn cuộc sống trong khi trải qua các bài kiểm tra và điều trị. Nếu cứ tiếp tục những sở thích và cảm thấy vui vẻ lạc quan, chị em sẽ có cơ hội sống một cuộc sống hài lòng và hạnh phúc hơn, thay vì chỉ tồn tại từ chu kỳ điều trị này sang chu kỳ khác.
Nếu tham gia các hoạt động cũ khiến chị em bị tổn thương vì những người liên quan hiện đã trở thành các bậc cha mẹ thì hãy tìm kiếm những hoạt động mới.
Bạn luôn muốn học ghi-ta? Hãy làm điều đó luôn! Nếu yêu thích đi bộ đường dài hoặc khiêu vũ, hãy dành thời gian cho nó. Ghi danh vào các lớp học vẽ tranh, hoặc bất cứ điều gì khác cám dỗ. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp ích rất nhiều.
Giải quyết các vấn đề sinh sản để không làm đổ vỡ mối quan hệ vợ chồng như thế nào?
Cố gắng không đổ lỗi cho đối phương hoặc cho chính mình. Không ai trong số hai người nên cảm thấy tội lỗi về việc không thể cho đối phương một gia đình hoàn hảo.
Đối phó với các vấn đề sinh sản sẽ dễ dàng hơn nếu mọi người cùng quyết tâm, vì vậy hãy chia sẻ cùng nhau thật cởi mở, chân thành. Hãy chăm sóc cho cảm xúc của nhau, chú ý đến những gì đối phương đang trải qua, lắng nghe và trấn an lẫn nhau.
Phụ nữ thường phản ứng mạnh mẽ hơn với sự căng thẳng của các vấn đề sinh sản, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đời không bị ảnh hưởng. Việc có sự khác biệt trong cách các chị em muốn tiếp nhận thông tin và hỗ trợ là điều bình thường.
Cố gắng đừng để nó chia rẽ hai vợ chồng nếu như một bên muốn có thông tin bằng cách trò chuyện trong khi một bên thích đọc hoặc chị em muốn tham gia vào một nhóm hỗ trợ trong khi bạn đời lại chỉ muốn nói chuyện với chuyên gia.
Lập kế hoạch cho các vấn đề thực tế giúp cả hai cùng phối hợp chứ không phải chống lại nhau. Nếu các mẹ đang điều trị, hãy để chồng đảm nhận các nhiệm vụ gia đình, hoặc nếu cần tiêm hormone, chị em có thể cùng chồng làm việc nhà. Cố gắng tìm cách hợp tác để cả hai cùng tham gia vào cả quá trình điều trị.
Nhiều cặp vợ chồng thấy rằng đời sống tình dục của họ bị ảnh hưởng xấu. Quan hệ tình dục trở thành một nhiệm vụ theo theo lịch chứ không phải là niềm vui nữa. Nếu vấn đề này xảy ra, hãy tham khảo cách đưa niềm vui để trở lại đời sống tình dục.
Có quá mất lịch sự không khi chị em không thể đối mặt với bất kỳ lễ đầy tháng em bé nào?
Nếu những cuộc tụ tập nhất định với những người bạn đang mang thai khiến các chị em quá tổn thương thì hoàn toàn không nên tham gia, thường là khi lời mời đến ngay trong lúc các mẹ trải qua thời kỳ khó khăn về mặt cảm xúc. Để tránh cảm giác tổn thương, hãy gửi một món quà và ghi chú viết tay thay vì tham dự.
Nếu quyết định tham dự, chị em cũng nên ở một thời gian ngắn sau đó xin lỗi và rời đi. Hãy lên kế hoạch để làm một cái gì đó thú vị sau đó, như một bữa ăn ở ngoài hoặc xem phim, sẽ khiến chị em cảm thấy có một cái gì đó đáng để mong đợi.
Tư vấn sinh sản có hữu ích không?
Đối phó với vô sinh hoặc trải qua điều trị sinh sản có thể rất cô đơn và cần phải dũng cảm đối mặt với mọi thứ vì không thể nói với ai khác ngoài những người rất thân và gia đình, thậm chí bản thân có thể cảm thấy bối r ối hoặc xấu hổ.
Gặp chuyên gia tư vấn tâm lí cũng là một cách giải tỏa khi phải đối mặt với vấn đề vô sinh
Tư vấn là một cách để giúp đối phó với sự căng thẳng. Chị em có thể tìm thấy sự hỗ trợ cần thiết thông qua các nguồn sau:
Bác sĩ
Nếu đang điều trị khả năng sinh sản, các mẹ nên được tư vấn kèm: ý kiến trước, trong và sau bất kỳ cuộc thăm dò hoặc điều trị nào, bất kể kết quả ra sao. Điều này sẽ cho phép các mẹ tìm hiểu thêm về những gì liên quan và khám phá cảm xúc bản thân.
Nếu sử dụng tinh trùng hay trứng, phôi được hiến tặng hoặc mang thai hộ trong điều trị thì được tư vấn là đặc biệt quan trọng.
Chị em cũng sẽ được tư vấn chuyên khoa nếu việc điều trị bao gồm kiểm tra các rối loạn di truyền, hoặc nếu một trong hai vợ chồng xét nghiệm dương tính với nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV hoặc viêm gan.
Tư vấn cũng có thể giúp xử lý căng thẳng mà điều trị sinh sản gây ra cho mối quan hệ vợ chồng. Các mẹ có thể vạch ra các chiến lược đối phó phù hợp nhất với cả hai vợ chồng.
Xin lưu ý rằng nếu thăm khám ở một phòng khám sản tư nhân, chị em sẽ phải trả tiền để được tư vấn.
Các cặp vợ chồng khác
Chia sẻ về những trải nghiệm của mình với người mà đã trải qua điều tương tự có thể thực sự hữu ích.
Tham gia nhóm hỗ trợ để cảm thấy mình không đơn độc. Các mẹ hãy ghé thăm một vài cộng đồng hỗ trợ để gặp gỡ và trao đổi với những người khác có cùng hoàn cảnh.
Bác sĩ hoặc phòng khám sinh sản sẽ cung cấp thông tin về các tổ chức có thể giúp đỡ, hoặc mẹ có thể tự liên hệ với các tổ chức hỗ trợ sinh sản tư nhân.
Chị em có thể cảm thấy rằng các nhóm tư vấn hỗ trợ không phù hợp, nhưng hãy thử nếu có thể vì các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc này rất hiệu quả.
Tư vấn trị liệu, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), có thể giúp chị em đối mặt với căng thẳng tâm lý, và thậm chí có thể cải thiện cơ hội thụ thai.
Nếu cần điều trị IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), hoặc các buổi tập cơ thể và tâm thức, hãy sử dụng một loạt các liệu pháp như chánh niệm hoặc thiền để cải thiện cơ hội.
Nếu đã nhiều năm nỗ lực mang thai mà không thành thì đâu là giới hạn của sự cố gắng?
Từ bỏ giấc mơ có con là điều khó có thể tưởng tượng được, nhưng điều trị sinh sản có thể gây căng thẳng và chị em không thể đối phó với sự căng thẳng tâm lý mãi mãi.
Sự căng thẳng của IVF là một trong những lý do chính khiến các cặp vợ chồng ngừng điều trị trước khi hoàn thành tất cả các chu kỳ.
Khi một chu kỳ điều trị không thành công, chị em có thời gian phục hồi và suy nghĩ về các lựa chọn khác trong một vài tháng.
Nếu quyết định không tiếp tục, các mẹ có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi ngừng suy nghĩ về điều trị sinh sản và mở đường cho việc xem xét các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như nhận con nuôi hoặc mang thai hộ.
Đối với một số cặp vợ chồng, ngay cả việc tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia ngay bước đầu tiên cũng quá căng thẳng.
Hai vợ chồng có thể quyết định lựa chọn các điều trị sinh sản không phù hợp. Điều quan trọng là tiếp tục cởi mở nói chuyện với nửa kia để có thể đưa ra quyết định chung công bằng cho cả hai.
Áp lực tài chính khi điều trị sinh sản thì sao?
Điều trị vô sinh rất tốn kém, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách xem xét những gì có sẵn. Một số đối tượng có quyền được tiếp cận điều trị sinh sản và có thể được cung cấp tối đa ba chu kỳ IVF miễn phí tùy thuộc vào độ tuổi, hoàn cảnh và vị trí.
Không phải tất cả mọi người sẽ được xem xét để điều trị miễn phí, vì ở mỗi khu vực là khác nhau. Ở một số khu vực chị em chỉ có thể được cung cấp thuốc sinh sản mà thôi.
Một số nhóm y tế hoạt động tại địa phương không tài trợ cho các phương pháp điều trị sinh sản phức tạp, chẳng hạn như IVF hoặc ICSI, quanh năm. Điều đó có thể là do phương pháp điều trị quan tâm bị hạn chế hoặc bị đình chỉ khiến chị em cảm thấy căng thẳng.
Các mẹ có thể tìm cách điều trị riêng tư hoặc, như nhiều người, sử dụng kết hợp điều trị ở bệnh viện công và điều trị phòng khám tư.
Trong trường hợp đó, hãy luôn tìm hiểu toàn bộ chi phí của mỗi chu kỳ điều trị, bao gồm các chi phí tiềm ẩn nếu nghỉ việc và chi phí đi lại. Chị em cũng có thể phải di chuyển đến phòng khám rất nhiều lần.
Một khi đã biết chi phí điều trị là bao nhiêu, hãy ngồi xuống và thảo luận với chồng hoặc một người bạn đáng tin cậy về những điều sau đây:
- Hai vợ chồng sẽ chi trả như thế nào? Có thoải mái khi vay tiền, hoặc sử dụng hết số tiền tiết kiệm của mình không?
- Nếu chu kỳ điều trị đầu tiên không có tác dụng thì bản thân có đủ khả năng để tiến hành tiếp không? Và sau đó sẽ như thế nào?
- Tổng cộng phải chuẩn bị bao nhiêu tiền?
- Nếu được đề nghị chia sẻ trứng như một cách để giảm chi phí IVF, bản thân các mẹ có vui lòng làm điều này không?
- Nếu đang sử dụng IVF, cả hai vợ chồng có thoải mái với tỷ lệ đánh đổi không thành công không?
Nguồn: Babycentre
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.
Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----