Kỷ luật với trẻ mới biết đi

đăng bởi Nguyễn Khải

Nuôi dạy con đôi khi giống như việc kéo một sợi dây vậy, có khi phải kéo thật căng nhưng cũng có lúc cần nhẹ tay nhượng bộ. Điều quan trọng là ba mẹ có xác định được chính xác thời điểm và tình huống cụ thể để biết nên cứng rắn hay mềm mỏng hay không mà thôi.

Để giúp trẻ lớn lên với ý thức biết quan tâm và tôn trọng người khác, ba mẹ nên áp dụng các chiến thuật kỷ luật không nước mắt vừa mềm mỏng vừa có hiệu quả dưới đây:

Quy tắc cơ bản xây dựng kỷ luật tích cực cho trẻ 

Các thành viên trong gia đình cùng đồng lòng

Ngay từ khi bắt đầu, trẻ cần biết rằng các thành viên trong gia đình sẽ hỗ trợ và đùm bọc nhau dù có chuyện gì xảy ra. Do đó, tinh thần hợp tác là điều rất quan trọng.

Lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau

Ba mẹ hãy làm tấm gương sáng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Trẻ học tập bằng cách quan sát và bắt chước mọi điều xung quanh. Khi trẻ cố gắng nói với ba mẹ điều gì đó, hãy dừng mọi việc, và tập trung vào những lời trẻ nói. Tương tự, ba mẹ cũng dạy trẻ cách im lặng và lắng nghe người khác. 

>> Cách dạy trẻ mới biết đi phát huy tính tự lập 

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Quy tắc cơ bản xây dựng kỷ luật không nước mắt cho trẻ bao gồm sự đồng lòng của các thành viên trong gia đình

Thực hiện nhất quán

Ba mẹ hãy kiên định với những quy định và giới hạn mà mình đã đặt ra cho con. Thái độ bình tĩnh, cứng rắn và kiên định sẽ là chìa khóa để dạy trẻ hành xử có trách nhiệm. Trẻ mới biết đi thường hay phàn nàn nhưng thực chất là cảm thấy an toàn hơn khi ba mẹ luôn thực hiện đúng giới hạn đặt ra.

Giúp trẻ nhận ra cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ

Ba mẹ thường hay lo lắng rằng mình sẽ làm con thất vọng hay khó chịu. Tuy nhiên, đó lại chính là điều ba mẹ bắt buộc phải làm. Chỉ khi khó chịu, buồn bã hay thất vọng thì trẻ mới phát triển các kỹ năng về tâm lý để đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống. Rồi sẽ có lúc trẻ nhận ra cuộc đời không phải lúc nào cũng dễ dàng và mình cần cứng rắn hơn. 

 

 

8 chiến thuật xây dựng kỷ luật không nước mắt cho trẻ

1. Tình yêu thương

Tình yêu thương và sự quan tâm của ba mẹ chính là động lực giúp trẻ tự điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình. Ba mẹ cần tạo niềm tin cho con bằng cách đáp ứng những nhu cầu chính đáng. 

Về lâu dài, niềm tin vào ba mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và bớt lo lắng hơn. Khi đã cảm nhận được tình yêu thương, trẻ sẽ tự tin dù ba mẹ có đặt ra các giới hạn, các quy định, thậm chí là chỉ ra lỗi sai cho mình. 

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Trẻ sẽ tự tin dù bố mẹ đặt ra các giới hạn, quy định thậm chí chỉ ra lỗi sai cho mình

Ví dụ thực tế: Trẻ 12 tháng tuổi thích chơi cùng mẹ nhưng lại buồn bã, thậm chí tức giận khi không được chơi nữa và mẹ cất đồ chơi đi. 

Mẹ hãy cho trẻ biết mẹ đang rất bình tĩnh khi mình có thái độ tức giận. Ngoài việc kiểm soát chính cảm xúc của mình, mẹ cũng đang giúp trẻ kiềm chế sự thất vọng. Trẻ sẽ học cách tin tưởng mẹ, tin tưởng rằng thế giới ngoài kia vẫn an toàn dù mình có buồn đau đến nhường nào. Sau khi không khí vui vẻ trở lại, mẹ có thể cho bé khám phá nhiều trò chơi khác. 

2. Loại bỏ và thay thế

Hầu hết ba mẹ đều hiểu rằng trẻ nhỏ học tập được nhiều điều thông qua thực hành nhưng lại không thể đứng yên nhìn con làm những điều mình không thích hoặc lấy vật nguy hiểm làm đồ chơi. Khi đó, hãy bảo vệ con bằng cách lấy đồ vật đó đi, bế trẻ ra chỗ khác và cho trẻ chơi món đồ an toàn hơn.

Ba mẹ hãy giải thích với trẻ hành động của mình dù trẻ còn rất nhỏ để có thể hiểu được hết. Lúc này, trẻ đã tiếp thu được một bài học quan trọng rằng cách hành xử của mình không phù hợp và không được chấp nhận.

Ví dụ thực tế: Trẻ mới biết đi đang chơi với dây chuyền hạt cườm của mẹ và rất thích thú với màu sắc đẹp mắt. Thay vì để con tiếp tục chơi, mẹ hãy cất dây chuyền đi và giải thích cho trẻ hiểu rằng đồ trang sức không phải là đồ chơi. Sau đó, mẹ có thể đưa cho trẻ vài hạt cườm to hơn để hai mẹ con cùng xâu vào dây. Trò chơi này cũng khá thú vị đó chứ mẹ nhỉ!

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Khi lấy đi đồ chơi không an toàn từ bé, bố mẹ hãy đưa con giải pháp thay thế

3. Cùng nhau sửa lỗi

Khi bắt đầu được 1 tuổi, trẻ có thể đã biết cách khiến ba mẹ chú ý đến mình. Hành động làm rơi hạt đậu xuống sàn khi đang khám phá đồ ăn không hề giống với việc cố ý ném hạt đậu xuống sàn để chờ đợi phản ứng từ người lớn. 

Trẻ liếc mắt nhìn ba mẹ rồi ném đồ ăn xuống sàn là dấu hiệu cho thấy ba mẹ cần làm điều gì đó để phản ứng lại, cụ thể là dạy trẻ rằng những hành động của mình sẽ mang lại hậu quả. 

Ví dụ thực tế: Trẻ vừa tạo ra một “bãi chiến trường” dưới ghế ăn dặm.Sau khi kết thúc giờ ăn, mẹ bế trẻ xuống và nhờ trẻ nhặt những hạt đậu rơi vãi dưới sàn. Vừa làm, mẹ vừa nói: “Sàn nhà đang lộn xộn vì chúng ta làm rơi hạt đậu; vì vậy, giờ chúng ta phải đi dọn sàn cho sạch sẽ con ạ!”

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Cùng nhau sửa lỗi giúp làm giảm phản kháng từ con

4. Tập trung vào những điều tích cực

Thay vì lớn tiếng la mắng khi con làm sai điều gì đó, ba mẹ hãy tập trung nhiều hơn vào khen ngợi những hành động tích cực của con. Ba mẹ sẽ mất khá lâu thời gian để quen với việc khen ngợi thay vì trách mắng; tuy nhiên, kết quả sẽ giúp ba mẹ cảm thấy nỗ lực của mình hoàn toàn xứng đáng.

Đôi khi, ước muốn của trẻ chỉ là sự động viên, khuyến khích chứ không lớn lao như thời gian hay sự chú ý của ba mẹ. Nếu cứ thờ ơ với những điều trẻ làm tốt và phản ứng gay gắt khi trẻ làm sai thì ba mẹ đang vô tình dạy trẻ rằng hành xử tiêu cực mới là cách để có được thứ mình muốn. 

Ví dụ thực tế: Ngủ trưa có vẻ như là một cuộc chiến căng thẳng giữa mẹ và con. Từ giờ, mẹ hãy làm dịu không khí bằng cách khen ngợi từng tiến bộ nhỏ nhất của trẻ. Ví dụ: “Con đã dừng chơi khi nghe mẹ bảo. Điều đó thật đáng khen. Bây giờ hai mẹ con mình đọc truyện nhé. Nếu có nằm yên, mẹ sẽ đọc cho con nghe hai câu truyện liền! Con đồng ý không nào?”. Như vậy, câu chuyện hay bài hát sẽ là những phần quà cho những tiến bộ trong thói quen ngủ trưa của trẻ. 

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Thay vì la mắng, hãy tập trung khen ngợi những hành động tích cực từ con

 

 

5. Nhờ trẻ giúp đỡ

Sự ân cần từ ba mẹ có ảnh hưởng lớn đến cách hành xử của trẻ. Nếu nhận được sự khích lệ mỗi khi giúp đỡ và hợp tác với mọi người, trẻ chắc chắn sẽ muốn lặp lại cách hành xử tích cực đó vào những lần tiếp theo.

Khi trẻ đã đủ lớn, ba mẹ hãy cho trẻ tham gia các hoạt động thường ngày trong nhà để hiểu được rằng tất cả mọi người trong gia đình luôn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi việc. Dù là rửa rau hay phân loại quần áo thì việc góp phần vào công việc trong gia đình cũng giúp trẻ nhận thức được một phần trách nhiệm của mình và thật vui vẻ khi được mọi người khen ngợi vì sự cố gắng. 

Ví dụ thực tế: Trong siêu thị, trẻ liên tục cựa quậy và tìm mọi cách để ra khỏi chiếc xe đẩy. Khi đó, mẹ hãy đưa cho trẻ hộp ngũ cốc hay ổ bánh mì, nhờ trẻ bỏ vào xe đẩy và nói: “Chúng ta cần mua đồ ăn, con giúp mẹ xếp vào xe nhé!”. Ngoài ra, mẹ có thể nhờ đến sự “tư vấn” từ trẻ để lựa chọn những món đồ yêu thích trên kệ hàng. 

Hãy khen ngợi trẻ và quan tâm nhiều hơn để giúp trẻ phát huy tính hợp tác. Như vậy, vào những lần đi mua sắm tiếp theo, trẻ vẫn sẽ muốn tiếp tục hỗ trợ mẹ. 

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Khen ngợi và quan tâm giúp trẻ tự động hợp tác với bố mẹ

6. Kiểm soát sự giận dỗi

Cơn giận dỗi xảy ra khi trẻ không còn điều khiển được cảm xúc của bản thân mình. Bước đầu tiên là xác định được nguyên nhân của cơn giận dỗi. Có thể do trẻ đói, mệt, khó chịu hay ganh tị với những bạn khác. Lúc này, điều trẻ cần chính là thời gian, sự quan tâm, tình yêu thương từ ba mẹ.

Tiếp theo, hãy giúp trẻ bình tĩnh lại bằng mọi cách. Nếu trẻ để ba mẹ chạm vào người, hãy ôm và đung đưa cho đến khi trẻ nín khóc. Ngược lại, hãy cho trẻ không gian riêng để tự trấn an bản thân nếu trẻ không muốn ba mẹ đến gần. Phương pháp này thường phát huy hiệu quả khi trẻ khó chịu trong người và ba mẹ có nhiều thời gian để giúp trẻ bình tĩnh. 

Trẻ sẽ cần một khoảng thời gian để hoàn toàn bình tĩnh; do đó, ba mẹ nên sẵn sàng với không khí không được vui vẻ lắm sau khi trẻ nổi cơn giận dỗi. Cơn giận qua đi cũng là lúc ba mẹ bắt đầu cứng rắn chỉ ra lỗi sai và cách sửa lỗi cho con.

Ví dụ thực tế: Trẻ không muốn mặc quần áo và trở nên giận dỗi, ném đồ chơi khắp phòng. Khi trẻ đã bình tĩnh lại, mẹ hãy dắt trẻ đến chỗ đồ chơi và yêu cầu trẻ nhặt lên. Nếu điều đó hơi quá thì mẹ hãy mềm mỏng hơn một chút: “Con hãy nhặt gấu bông lên, còn mẹ sẽ giúp con nhặt xe ô tô.” Mẹ hãy ở yên trong phòng cho đến khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nếu trẻ nhất quyết không nghe lời và giận dỗi trở lại thì mẹ hãy lặp lại quy trình vừa rồi. Tuy nhiên, mẹ hãy cho trẻ thêm thời gian và giữ thái độ bình tĩnh, quyết đoán. 

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Giúp trẻ bình tĩnh và hành động nhất quán thay vì quát mắng

7. Thấu hiểu và hòa nhập với thế giới ngôn ngữ của con

Khi trẻ rơi vào trạng thái thất vọng, ba mẹ hãy đơn giản hóa các cuộc trò chuyện với con bằng các cụm từ ngắn được lặp đi lặp lại, kết hợp với của chỉ và biểu cảm khuôn mặt. Hãy để trẻ biết rằng ba mẹ hiểu được hết những suy nghĩ của mình và cũng đang giúp mình mở rộng vốn từ để thể hiện cảm xúc.

Ví dụ thực tế: Trẻ giật mạnh đồ chơi trên tay bạn. Trong tình huống này, ba mẹ hãy tự tin lấy món đồ chơi đó đưa lại cho đứa trẻ kia thay vì cố sức giải thích cho con hiểu tại sao không được làm như thế. Về phần con, ba mẹ cần thấu hiểu và cảm thông: “Mẹ biết con muốn chơi xe tải mà.”

Trẻ sẽ bình tĩnh hơn khi biết rằng ba mẹ cũng thấu hiểu mong muốn của mình. Khi đó, hãy chuyển tải những điều muốn nói đến trẻ rằng: “Con không nên giật đồ chơi, đợi bạn Bin chơi xong thì con chơi nhé!”. Có thể trẻ sẽ dần hiểu ra và yên lặng chờ đến lượt mình.

Bộ công cụ “kỷ luật không nước mắt” dành riêng cho trẻ mới biết đi

Khi xảy ra tranh chấp hãy bình tĩnh đơn giản hóa câu chuyện của con

8. Lắng nghe những lời nói “không” của trẻ

“Không” là một trong những từ mà trẻ học được sớm nhất; do đó, tần suất ba mẹ nghe được từ này là rất nhiều. Khi nghe quá nhiều lời từ chối, ba mẹ sẽ trở nên mệt mỏi và rối trí. Vậy, giải pháp là gì?

Một cách nghe có vẻ hơi kỳ lạ là tiếp nhận và suy xét những câu nói “không” của trẻ, sau đó tự nhẩm một mình khi không có ai nghe thấy. 

Ví dụ thực tế: Mẹ vừa chuẩn bị bữa trưa xong nhưng trẻ vẫn chưa ăn chuối. Lúc đó, mẹ hãy hỏi lại xem con có muốn ăn chuối không; nếu không, mẹ hãy cất chuối đi và thử lại sau. Thỉnh thoảng, mẹ nên lắng nghe những lời từ chối để trẻ biết rằng từ “không” cũng có tác dụng trong giao tiếp và sẽ không tùy tiện nói từ này nữa. 

 

Nguồn: Babycentre

 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo