Khó thở khi mang thai - Khi nào thì mẹ nên lo lắng?

đăng bởi Minh Tâm

 

Mang thai là quãng thời gian đầy khó khăn, lúc này cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi dẫn đến việc xuất hiện những hiện tượng khác thường. Khó thở khi mang thai là một trong những điều khiến mẹ bầu lo lắng. Vậy nguyên nhân của dẫn đến hiện tượng khó chịu này là do đâu? Liệu mẹ bầu có nên quá sốt sắng vì nó?

 

Mẹ bầu khó thở 3 tháng đầu

Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu gặp nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là việc bị khó thở khi mang thai tháng đầu. Mẹ thấy khó thở là do lượng progesterone tăng lên. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể có thể cảm thấy khó thở vì lúc đó đang thích nghi với mức nội tiết tố mới. Triệu chứng này có thể biến mất sau vài tuần, sau đó bùng phát trở lại trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Vậy nên dấu hiệu mang thai khó thở là một dấu hiệu bình thường và triệu chứng này sẽ dần giảm bớt khi tháng lớn và đầu của em bé lọt vào ống sinh — thường là khoảng hai hoặc ba tuần trước khi sinh — vì lúc này trong cơ thể sẽ có nhiều chỗ hơn cho cơ hoành dẫn đến việc thở dễ dàng hơn.

Bà bầu khó thở 3 tháng giữa

Thời gian mang thai là quá trình phát triển của em bé, lúc này thai nhi sẽ lớn dần, tình trạng khó thở xảy ra do tử cung đang lớn dần chiếm nhiều chỗ hơn trong bụng của bạn do em bé phát triển lớn hơn bên trong bụng. Lúc này, tử cung tạo ra một lực ép, đẩy và dịch chuyển các cơ quan nội tạng trong cơ thể. 

Laura Riley, Bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện NewYork-Presbyterian cho biết: “Phụ nữ mang thai không cần lo lắng về việc nội tạng bị lệch vị trí. Sự chèn ép lên phổi này không gây ra bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào. Sau khi em bé được sinh ra, các cơ quan sẽ tự nó trượt ngay trở lại vị trí trước khi mang thai.”


Vào khoảng tuần thứ 31 đến 34 của thai kỳ, tử cung bắt đầu đè lên cơ hoành (cơ phẳng di chuyển lên xuống khi con người thở). Những thay đổi này có thể khiến phổi của mẹ bầu khó nở ra hoàn toàn, khiến hơi thở nông hơn và có thể làm mẹ bầu cảm thấy khó thở. Đây cũng là nguyên nhân của triệu chứng khó thở khi mang thai tháng thứ 4.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7

Lúc này thai nhi tháng đã lớn và tạo một lực ép lớn lên phổi của mẹ bầu. Lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở hoặc thở nông hơn, nhưng để thích ứng với việc này, cơ thể của mẹ lưu giữ không khí ở lại trong phổi lâu hơn để đảm bảo lượng oxy cung cấp cho em bé trong bụng không bị thiếu hụt. Đi kèm với đó là việc lưu lượng máu tăng nhiều để vận chuyển đủ oxy cho thai nhi trong bụng. 

 Ngoài ra mẹ bầu khó thở về đêm cũng là một triệu chứng khiến nhiều phụ nữ mang thai khó chịu bởi điều này ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nhưng hiện tượng này có thể được giảm bớt bằng cách thay đổi tư thế nằm. 

Khi mang thai và đặc biệt là vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kì, thai nhi phát triển hoàn thiện ở mức tối đa, lúc này, thể trọng của em bé tăng lên, cơ thể cũng đạt mức to nhất khiến bụng trở nên to rõ ràng hơn và làm cho mẹ bầu bị khó thở nhiều vào ban đêm, nhất là lúc ngủ. Do đó, mẹ bầu cần lựa chọn tư thế nằm thoải mái để giảm bớt áp lực của thai nhi lên nội tạng, từ đó tránh việc gây khó thở hoặc khiến mẹ không thở được. 

Tư thế nằm được nhiều bác sĩ khuyên dùng đó là nằm nghiêng về phía bên trái vì ở thế này, sức nặng của bụng không đè lên người, vậy nên tránh được việc tử cung đè lên động mạch và làm giảm những cơn tức ngực. Ngoài ra, mẹ bầu có thể chèn một chiếc gối cao vừa phải ở sau lưng để áp lực của tử cung lên cơ hoành hay lên phổi được giảm đi. Hoặc cũng có thể kê cao gối và chân để máu lưu thông dễ dàng hơn. 

Khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu hãy tự do thay đổi tư thế nằm đến khi cảm thấy thoải mái nhất, không nhất định phải giữ nguyên một tư thế nào.

Khi nào thì cần lo lắng về hiện tượng khó thở khi mang thai

Cảm giác khó thở nhẹ khi mang thai là điều bình thường. Nhưng mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện rất đột ngột. Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, mẹ bầu cũng nên đi bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Mạch đập nhanh
  • Tim đập nhanh (tim đập nhanh và mạnh)
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu đột ngột
  • Tức ngực
  • Xung quanh vùng môi, ngón tay hoặc ngón chân xuất hiện màu xanh
  • Ho không ngừng
  • Ho ra máu
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Với những người có bệnh hen suyễn thì bệnh tình trở nặng.

Bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến hô hấp đều có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Nếu như bị hen suyễn, hãy đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên về cách chăm sóc sức khỏe và làm sao để kiểm soát tình trạng này trong thai kỳ. Bệnh hen suyễn của mẹ bầu có thể vẫn như vậy, xấu đi hoặc cải thiện trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ bị hen suyễn từ trung bình đến nặng có nhiều nguy cơ bị lên cơn hen suyễn trong ba tháng cuối của thai kỳ và trong quá trình chuyển dạ và sinh nở nên cần cực kỳ chú ý.

Ngoài những lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi, thì mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần trong thai giáo cũng cực kì quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, và sức khỏe tinh thần tốt thì sẽ có tác động vô cùng tích cực lên thể chất. Giúp em bé khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

Chương trình POH Thai giáo là chương trình đầu tiên và duy nhất có các bài thực hành bài bản theo ngày, cá nhân hóa cho mẹ và bé. Với POH Thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp thai giáo đạt hiệu quả tối ưu.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti