Làm như thế nào để hiểu con khi mở miệng ra là khóc, thậm chí mắt nhắm tịt vô để gào, khi con chào đời không chỉ là cú sốc đối với con, mà còn là cú sốc đối với cả gia đình.
Con mình mỗi lần cất tiếng khóc là cả nhà rối rít tít mù mà chẳng biết con cần gì để mà đáp ứng, cứ nghĩ con ăn chưa đủ no là lại cho ti, mà ti thì vẫn ti khóc thì vẫn khóc, bạn có thế không?
Các bạn thân mến, khi sinh ra ngôn ngữ duy nhất của con là “khóc” mọi nhu cầu của con đều thể hiện qua tiếng khóc của con, đây là hình thức giao tiếp đầu tiên cũng là duy nhất từ sơ sinh cho đến 9 tháng tuổi.
Rất nhiều mẹ đã hiểu và đáp ứng được mọi nhu cầu của con thông qua tiếng khóc và tín hiệu con đưa ra cho mẹ, vậy làm sao để biết khi nào con đói, khi nào con cần đi ngủ… chúng ta cùng tìm hiểu 1 chút nhé.
“Sen ơi! Boss đói cho bình sữa đầy-ấm-nguyên chất nha!”
Khi con đói, tiếng khóc sẽ lặp đi lặp lại, to và càng lúc càng to hơn nếu chưa được đáp ứng nhu cầu,thậm chí tiếng khóc có vẻ hoang dại.
- Các biểu hiện kèm theo: tay bé quơ cào khắp nơi, mút tay( bé lớn), đầu bé quay qua quay lại tìm ti mẹ, nếu mẹ đưa tay gần miệng bé sẽ há và mút.
“Boss mệt, Boss muốn đi ngủ, chuẩn bị giường và quấn chũn cho boss nha.”
Tiếng khóc của con có vẻ cáu kỉnh, âm thanh đều, không cao, con sẽ dừng lại chút rồi tiếp tục khóc, nếu mẹ dỗ con sẽ nín, trêu sẽ cười xong lại khóc luôn nếu chưa được đi ngủ.
- Các dấu hiệu kèm theo: con dụi mắt, mút tay, ngáp, ngừng chơi, lờ đờ nhìn vô một điểm.
“Boss bị đầy hơi, sen đâu! Vỗ ợ hơi”
Tiếng khóc thường xuất hiện ngay sau khi ăn xong, tông giọng cao, nghe chói tai.
- Dấu hiệu đi kèm: đầu gối co lên đến ngực, ưỡn lưng.
“Bỉm thúi rồi, sen ơi thay tã”
Tiếng khóc nghe hậm hực, chơi không tập trung.
Con khó chịu ở bỉm, mèo nheo, đang ngủ dậy khóc.
“Boss muốn dừng chơi - Boss bị kích thích quá sức sen ơi”
Tiếng khóc tương phản, tiếng cười khóc làu bàu thay phiên nhau, cường độ tăng dần.
- Dấu hiệu đi kèm: con quay đầu lại so với phía có kích thích (âm thanh-ánh sáng)
“Boss bị đau bụng, xoa bụng cho boss đi sen”
Tiếng khóc to, đều đều và có thể kéo dài hàng giờ liền mỗi ngày.
- Dấu hiệu có thể đi kèm: đau bụng thường xuất hiện cùng thời điểm trong các ngày khác nhau, vào chiều hoặc tối. Con co duỗi chân liên tục, và đánh rắm khi khóc.
“Boss muốn mút mát, cho Boss cái ti (giả) đê sen ơiiiii”
Tiếng khóc nhỏ, rên rỉ, con mút môi, hoặc mút tay. Mẹ có thể sẽ bị nhầm với dấu hiệu đói của con.
Khi được cho ti mẹ con sẽ mút, nhưng sữa xuống con sẽ nhả ra và cáu gắt, rồi lại ngậm, sữa xuống
con sẽ lại nhả ra.
“Boss chán, muốn sen chơi cùng”
Tiếng khóc giống như con đang hét vậy.
Bạn đã đọc - hiểu - đáp ứng đúng bao nhiêu nhu cầu của con rồi?
Nguồn: Quấn Chũn
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo