Giáo dục trẻ 2 tuổi ngang bướng, không nghe lời như thế nào?

đăng bởi Minh Tâm

Là những người làm cha, làm mẹ, mong muốn lớn nhất chính là con ngoan ngoãn và phát triển khỏe mạnh. Không ba mẹ nào muốn nhìn thấy cảnh con lì lợm, ngang bướng và khó bảo.

Thế nhưng, có những giai đoạn mà trẻ không làm cho ba mẹ hài lòng về cách hành xử của mình. Khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn như vậy.

Trẻ 2 tuổi ngang bướng, không nghe lời cha mẹ, nghịch ngợm và cực kỳ khó bảo. Hành vi và lời nói của con khiến ba mẹ rất khó chịu và cảm thấy bế tắc.

Vậy trẻ bướng bỉnh không nghe lời phải làm sao, cách giáo dục trẻ không nghe lời là gì, có nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời? Ba mẹ hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời!

 

 

Tại sao trẻ 2 tuổi ngang bướng và không nghe lời ba mẹ?

Bé bước sang tuổi thứ 2, mọi chuyện vẫn đang diễn ra bình thường cho đến một ngày đẹp trời, mẹ đang chuẩn bị bữa sáng thì nghe được câu gắt gỏng: “Mẹ để con tự làm!”.

Mẹ đứng hình mất mấy giây vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con. Chưa hết, mẹ còn bất ngờ hơn khi trẻ lại cáu kỉnh vì mẹ cất hết đồ chơi mình vừa lấy ra hoặc giận dỗi khi đang chơi vui với bạn mà mẹ bảo về nhà.

Trẻ 2 tuổi hay cáu gắt, ăn vạ, luôn miệng nói “không” với tất cả mọi thứ, động vào tí là la hét rồi đấm đá.

Có lẽ trẻ đang gặp một vấn đề nào đó mà mẹ chưa biết. Mẹ rất muốn tìm hiểu xem nguyên nhân đằng sau những lời nói và hành động lạ thường ấy là gì phải không?

Trẻ ngang bướng, trẻ khó bảo, trẻ 2 tuổi quá lì, không chịu nghe lời có thể là tính cách từ nhỏ. Nhưng nếu trẻ 2 tuổi lì lợm và bướng bỉnh thì nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ cột mốc khủng hoảng tuổi lên 2.

Ở giai đoạn này, tâm lý trẻ 2 tuổi bị xáo trộn và không kiểm soát tốt cảm xúc nên dễ phản ứng thái quá. 

Ngoài ra, trẻ ương bướng không chịu nghe lời có thể là do tâm lý ganh tị khi thấy mẹ quan tâm em bé hơn. Cũng không tránh khỏi việc bé 2 tuổi hay cáu gắt, ăn vạ là vì cảm thấy ấm ức khi bị ba yêu cầu đem cất món đồ chơi yêu thích. 

Từ quan điểm của ba mẹ, cách cư xử đầy thách thức của trẻ là không chấp nhận được. Thế nhưng, nguyên nhân là gì thì ba mẹ cần tìm hiểu và tìm hướng giải quyết phù hợp nhất thay vì mắng chửi, trách phạt con.

>> 6 cách giáo dục trẻ không nghe lời đơn giản mà hiệu quả

 Ngang bướng, lì lợm, ăn vạ có thể là biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2

Trẻ bướng bỉnh không nghe lời phải làm sao?

Chắc hẳn ba mẹ rất buồn vì con không nghe lời, luôn chống đối và nghịch ngợm phải không? Những phản ứng đó của con chưa hẳn là tính cách mà có thể xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó.

Mỗi ba mẹ sẽ chọn cách dạy trẻ ngang bướng khác nhau. Dù cách giáo dục trẻ không nghe lời là gì đi chăng nữa thì ba mẹ cần đảm bảo được những yếu tố dưới đây:  

1. Thấu hiểu

Khi con la hét và khóc lóc vì không muốn rời khu vui chơi, mẹ hãy âu yếm con và nói rằng mẹ cũng hiểu cảm giác của con. Trẻ sẽ cảm nhận được sự đồng tình và thấu hiểu từ mẹ.

Mẹ không phủ nhận cảm xúc của con, mà đang cố gắng đặt mình vào vị trí của con để thấu hiểu. Dù có muốn chơi thêm với các bạn, nhưng trẻ vẫn không cảm thấy ấm ức khi phải về nhà cùng mẹ. Cách xử lý trẻ bướng bỉnh này cũng hiệu quả phải không mẹ?

Trẻ ngang bướng phải làm sao? Có nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời? Tức giận hay những cái đánh đòn không có tác dụng thay đổi nhận thức của trẻ mà chỉ khiến không khí thêm căng thẳng. Do đó, mẹ nên dạy trẻ 2 tuổi bằng lời nói và sự thấu hiểu. 

 

 

2. Đặt ra giới hạn cho con

Trẻ nhỏ cần những giới hạn và thậm chí các bé cũng rất thích thú với điều đó. Vì vậy, ba mẹ cần đặt ra những khuôn khổ nhất định và đảm bảo con biết mình được phép và không được phép làm gì.

Với những trẻ ương bướng, không chịu nghe lời thì điều này có hơi khó khăn một chút, nhưng ba mẹ hãy cố gắng. 

Nếu con chưa thể ghi nhớ và phân biệt hết thì ba mẹ đừng ngần ngại nhắc nhở con:“Con không được phép đánh bạn. Nếu muốn lấy lại đồ chơi thì con nên nói để bạn biết.” hoặc “Con nhớ phải luôn nắm tay mẹ khi đi ra bến xe nhé!”

Nói thì luôn dễ hơn thực hiện. Bạ mẹ cần chấp nhận sự thật rằng con sẽ không thể thực hiện được hết những giới hạn và quy tắc được đặt ra. Vì vậy, ba mẹ hãy tìm một hướng giải quyết dự phòng khác. 

Ví dụ, nếu trẻ đánh em bé vì ganh tị thì mẹ hãy cho trẻ cơ hội được tiếp xúc và chăm sóc em bé nhiều hơn, ví dụ như tắm cho em, cho em ăn…

Hoặc nếu con khóc lóc, đòi trèo xuống khỏi giường vì sợ tối thì hãy để chiếc đèn pin bên cạnh giường hoặc bật bóng ngủ để con cảm thấy an toàn.

Có những điều trẻ muốn nhưng không được làm vì đó là giới hạn để con tự lập hơn và ba mẹ đang con biết cách ứng xử sao cho đúng mực. 

 Trò chuyện và đặt ra giới hạn để trẻ bớt ương bướng và nghịch ngợm

3. Khen ngợi mỗi khi con cư xử ngoan ngoãn và lễ phép

Ba mẹ đừng nên chăm chăm tập trung vào khuyết điểm rồi phê bình, la mắng khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời. Hãy quan tâm nhiều hơn đến những lần con ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn. Đó là sự nỗ lực của con và con rất muốn được ba mẹ công nhận.

Sự thờ ơ, vô tâm và coi đó là điều hiển nhiên mà một đứa trẻ phải làm vẫn đang len lỏi trong suy nghĩ của ba mẹ. Do đó, ba mẹ chỉ muốn “chấn chỉnh” hành vi không được phép của con bằng cách tức giận và la mắng mà thôi.

Ba mẹ coi đó là cách dạy trẻ ngang bướng, nhưng thực tế thì không phải vậy. Con trẻ sẽ cảm thấy thất vọng và không muốn nỗ lực hơn nữa vì biết rằng ba mẹ sẽ không quan tâm và không công nhận. 

Kỷ luật không có nghĩa là sự kiểm soát và kìm hãm. Kỷ luật không có nghĩa là ba mẹ dùng bạo lực như một cách phạt trẻ không nghe lời.

Hình phạt nặng nề có thể khiến trẻ sợ mà thực hiện theo yêu cầu của mẹ, nhưng về bản chất thì trẻ vẫn chưa hiểu tại sao mình cần làm như vậy. 

4. Cho con quyền tự do quyết định

Trẻ 2 tuổi là một cá thể độc lập và hoàn toàn có quyền tự do đưa ra quyết định. Sự sắp xếp của mẹ có thể không phải là điều trẻ hằng mong muốn. Và lúc này mẹ đã vô tình cướp đoạt đi quyền tự do của con. 

Thay vì yêu cầu con mặc chiếc quần mẹ đã chọn thì hãy để con được đưa ra quyết định xem mình nên mặc chiếc nào.

Hãy để con lựa chọn tối nay ăn cháo hay ăn mì ống, tối nay trước khi đi ngủ sẽ đọc truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” hay “Cô bé lọ lem”.

Để con cảm nhận được quyền kiểm soát của bản thân, ba mẹ nên nói nhiều hơn về những điều con có thể làm thay vì những việc không được làm.

Ví dụ, thay vì ngăn cản: “Con không được ném bóng trong nhà!” thì mẹ hãy diễn đạt theo cách khác “Mẹ con mình cùng ra ngoài ném bóng nhé!”.

Nếu con muốn ăn kem, mẹ hãy gợi ý các món ăn vặt lành mạnh hơn như nho và chuối để con lựa chọn. 

 Hãy trao cho con quyền được lựa chọn, quyền được quyết định 

5. Tránh tạo không khí căng thẳng

Trẻ có những sở thích riêng về trang phục, ăn uống hay hoạt động giải trí. Có khi những điều đó không giống với mẹ, nhưng điều mẹ cần làm là tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt.

Con thích mặc quần áo có họa tiết chấm bi, con thích ăn bánh mì nướng vào bữa trưa. Mẹ sẽ không vì sự khác biệt mà la mắng hay bắt con phải làm theo ý mình. 

Mẹ cần nhìn nhận vấn đề một cách thoáng hơn. Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh, trẻ 2 tuổi không nghe lời ba mẹ không phải là bản chất, chỉ là trẻ đang muốn hình thành sự tự lập cho bản thân mà thôi. 

 

 

6. Nhìn nhận thực tế hơn về độ tuổi và giai đoạn phát triển của con

Nắm bắt được tâm lý trẻ 2 tuổi và những đặc điểm của trẻ khủng hoảng tuổi lên 2, ba mẹ hãy chủ động tránh những tình huống khiến con cáu kỉnh và lì lợm.

Nếu đã lỡ rơi vào tình huống không mong muốn thì hãy nhanh chóng hướng sự chú ý của con đến sự vật xung quanh. 

Ví dụ, khi trẻ 2 tuổi nghịch ngợm không nghe lời dù mẹ đã dặn không được chạy nhảy trong phòng khách , mẹ hãy bế con ra cửa sổ để ngắm những chú chim đang hót líu lo trong vườn.

Lúc này, cơn giận dỗi không có cơ hội “bùng phát” và mẹ đã tránh được tình huống khó xử rồi. 

Trẻ nhỏ cũng có một thế giới riêng mà ba mẹ cần tôn trọng. Trong thế giới của mình, có trẻ nhận thức được về mặt thời gian nhưng cũng có trẻ chưa nhận thức được.

Vì vậy, thay vì muốn con ngay lập tức rời khỏi khu vui chơi để về nhà thì mẹ hãy cho con thêm ít phút để chuẩn bị tinh thần cho việc đứng dậy và chia tay các bạn. 

Không có gì đảm bảo rằng con sẽ ngoan ngoãn rời khỏi khu vui chơi để về nhà mà không một lời than vãn. Trên thực tế, trẻ vẫn có thể phản ứng tiêu cực như cũ.

Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn kiên trì và nhất quán trong cách phản ứng thì có thể giúp con nhận ra rằng ngang bướng, lì lợm, không nghe lời không phải là cách để đạt điều mình muốn. 

Tuy nhiên, POH luôn cho rằng: Không có em bé bướng. Chỉ có em bé chưa được ba mẹ thấu hiểu.

Đó là lý do POH Acti (1-3 tuổi) ra đời giúp mẹ thấu hiểu và xử lý đúng cách 1001 vấn đề ở trẻ như bướng bỉnh, ăn vạ, đánh cắn bạn, Khen thưởng - kỷ luật đúng, Hướng dẫn ngồi bô, bỏ bỉm…

Với POH Acti (1-3 tuổi) mẹ không cần đau đầu tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý… một mình. Vì POH luôn có giảng viên tư vấn 1-1 ngay tại thời điểm mẹ gặp vấn đề giúp mẹ có kỹ năng xử lý hàng loạt các vấn đề tương tự một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Đăng ký ngay POH Acti (1-3 tuổi) mẹ nhé!

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo