Đánh giá sự phát triển của trẻ tháng thứ 4

đăng bởi Tiên Tiên

( Thực hiện bài test khi trẻ được 3 tháng  21 ngày tuổi - 4 tháng 20 ngày tuổi)

1. Vận động thô

Nâng đầu 90 độ: Khi nằm sấp:

  • Dùng khuỷu tay nâng ngực (1 điểm)
  • Dùng tay nâng ngực (2 điểm)

Ngồi giữ vững đầu: Khi trẻ nằm ngửa, người lớn bảo: “Con ngồi dậy nào!”, đỡ trẻ để ngồi

  • Đầu hướng về phía trước khi ngồi 2s (1 điểm)
  • Giơ hai tay để người lớn nâng dậy, thẳng đầu khi ngồi 2s (2 điểm)

Đỡ đứng bằng hai chân (người lớn đỡ nách):

  • Hai chân gập cong, không thể duỗi thẳng chịu lực (1 điểm)
  • Hai chân đứng thẳng có thể chịu lực trong thời gian ngắn 2s-4s (3 điểm)

Chống tay nâng ngực

  • Mắt nhìn về phía trước, cằm chạm giường (1 điểm)
  • Ngẩng đầu, cằm không chạm giường (2 điểm)
  • Dùng khuỷu tay nâng đầu và ngực (3 điểm)

Lật (lẫy), xoay người:

  • Xoay người từ nằm nghiêng sang nằm sấp hoặc nằm ngửa (xoay một góc 90độ) (1 điểm)
  • Xoay người chuyển từ nằm sấp sang nằm ngửa hoặc từ nằm ngửa sang nằm sấp (xoay một góc 180độ) (3 điểm)

Kéo trẻ ngồi dậy khi nằm ngửa:

  • Đầu ngửa ra sau, người lớn phải đỡ (2 điểm)
  • Đầu hướng về phía trước, chỉ có thể ngồi (4 điểm)

Đỡ trẻ ngồi dậy, có đệm:

  • Đầu ngửa ra phía sau (1 điểm)
  • Đầu hướng về phía trước, chưa vững (2 điểm)
  • Đầu vươn thẳng (4 điểm) 

2.      Ngôn ngữ

Phát ra âm oo, a oh (khi được nói chuyện/tự nằm chơi/có hứng thú): 3 nguyên âm (1 điểm)

Cười thành tiếng

  • Hiếm khi cười (1 điểm)
  • Người lớn trêu mới cười (2 điểm)
  • Cười với tất cả mọi người (3 điểm)
  • Cười khi gặp người quen và  thấy trong gương (3 điểm)

Reo cười: Người lớn nói chuyện với trẻ: 

  • Cười không đáp (1 điểm)
  • Kêu nhỏ để đáp lại (2 điểm)
  • Kêu to để đáp lại (3 điểm)

Lắng nghe âm thanh: Dùng vật phát ra âm thanh (- không cho trẻ nhìn thấy) , lắc bên tai phải, tai trái và quan sát việc quay đầu theo âm thanh của trẻ.

  • Cổ không cử động và biết có âm thanh đang lắc 2 phía (1 điểm)
  • Lắc âm thanh sang bên trái và bên phải, cổ quay sang phía âm thanh 2 bên không giống nhau (có 1 bên linh hoạt hơn). (3 điểm)
  • Lắc âm thanh sang bên trái và bên phải, cổ quay sang phía âm thanh 2 bên giống nhau (hai bên đều linh hoạt). (4 điểm)

Bắt chước âm nói: Bật âm đơn, phụ âm không rõ nghĩa: (g, r, b…)

  • Không bật âm đơn (0 điểm)
  • 1 phụ âm (2 điểm)
  • 2 phụ âm (4 điểm)

Nghe nhắc tên người thân hoặc đồ vật xung quanh

  • Nhìn lung tung (1 điểm)
  • Nhìn vào mặt người lớn (2 điểm)

Hướng về phía tiếng nói: Gọi tên trẻ:

  • Nhận ra tên, không quay đầu (1 điểm) 
  • Đầu và Mắt Hướng về phía có tiếng gọi (3 điểm) 

3.      Vận động tinh

Nhìn qua đường giữa: cơ mắt (khi nhìn theo quả bông màu đỏ):

  • Chỉ hai mắt chuyển động với một góc nhỏ hơn 60 độ (1 điểm)
  • Trẻ đưa mắt sang trái, phải với một góc 180 độ, mắt và đầu cùng chuyển động (2 điểm)

Cầm nắm đồ vật (người lớn đưa vật cho trẻ và để trẻ tự vươn tay ra cầm vật dài, như cán xúc xắc):

  • Không cầm được, tay chạm vào cán xúc xắc (3 điểm)
  • Cầm và không buông tay ngay (4 điểm)
  • Nắm chặt trong 1 phút(5 điểm)
  • Nắm chặt và đưa vào miệng (6 điểm)

Nắm hai bàn tay:

  • Tay sờ lung tung, mắt không nhìn theo tay (1 điểm)
  • Hai tay nắm đồ chơi, nắm mặt, nắm quần áo, nắm chăn…(2 điểm)
  • Bé chập 2 bàn tay của mình nắm vào với nhau (3 điểm)

Nhìn theo 180 độ: 

  • Nhìn sang bên trái và bên phải với một góc nhỏ hơn 60độ, mắt hướng theo nhưng đầu không chuyển động (1 điểm)
  • Nhìn sang bên trái và bên phải (2 điểm)
  • Nhìn lên trên và xuống dưới (3 điểm)
  • Đầu và cổ cùng hoạt động, nhìn theo vòng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, khoảng 8 giây (4 điểm)

Nhìn những vật nhỏ (hạt lạc, đậu đỗ…): đặt hột, hạt trên mặt phẳng trắng cách bé 40cm- 60cm:

  • Chưa nhìn thấy (1 điểm)
  • Người lớn dùng tay chỉ mới phát hiện ra (3 điểm)
  • Lập tức phát hiện ra (5 điểm)

4.  Cá nhân – Xã hội

Nhìn bàn tay (Quan sát tay, khi nằm ngửa biết giơ tay trước mặt để xem): 

  • 5 giây liên tục (1 điểm)
  • 10 giây liên tục (2 điểm)

Hướng với đồ chơi: 

  • Với tay về phía đồ chơi và không cầm được (1 điểm)
  • Với tay về phía đồ chơi và cầm được (2 điểm)

Người lớn che mặt chơi trò ú tim với trẻ:

  • Không có biểu hiện cảm xúc (1 điểm)
  • Chỉ cười, không cử động tay (2 điểm)
  • Cười và lấy tay kéo khăn (3 điểm)

Khi soi gương: 

  • Quan sát bản thân trong gương (1 điểm)
  • Làm được 1 động tác (cười/ dùng tay sờ): 3 điểm

Nhận biết người:

  • Chăm chú nhìn người lạ, không có biểu hiện cảm xúc (1 điểm)
  • Chăm chú nhìn người lạ, có biểu hiện cảm xúc (2 điểm)
  • Rúc vào lòng cha, mẹ hoặc người chăm sóc mình (3 điểm)

Đêm trẻ ngủ được:

  • 3 tiếng liền nhau, tính giấc dài nhất (1 điểm)
  • 4-5 tiếng liền nhau, ban ngày thức nhiều hơn, tính giấc dài nhất (2 điểm)

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo