Có nên lo lắng khi bé 6 tháng chưa biết ngồi cũng chẳng biết theo mẹ?

đăng bởi Minh Tâm

Mỗi em bé đều có những mốc vận động tiêu biểu như lẫy - trườn – bò - ngồi - đứng – đi, cũng như các mốc quan trọng về khả năng nhận thức, ngôn ngữ khác. Và 6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng nhất khi bé biết ngồi để sẵn sàng cho kỹ năng cực kỳ quan trọng, đó chính là ăn dặm. Vậy mà bé nhà mình 6 tháng rồi vẫn chưa biết ngồi, thậm chí chưa biết trườn và chẳng thèm theo khi mẹ bắt đầu quay trở lại làm việc gì cả! Đó đã là điều đáng lo ngại nhất hay chưa? Mẹ hãy đọc tiếp nhé! 

Em bé 6 tháng biết làm gì?

Trước hết, mẹ hãy tìm hiểu xem các bé 6 tháng tuổi có thể đạt được các mốc phát triển nào nhé. Theo CDC, những biểu hiện của bé thông qua quá trình vận động, chơi đùa, biểu cảm… đều phản ánh mức độ phát triển của bé. Các mốc phát triển dưới đây là những dấu mốc mà hầu hết các bé (75% trở lên) có thể làm được ở một độ tuổi nhất định, và trong trường hợp này là 6 tháng tuổi. Có 4 lĩnh vực phát triển cơ bản của trẻ sơ sinh:

 

Đối chiếu với bảng các mốc trung bình này, mẹ có thể thấy các em bé 6 tháng thường biết tự ngồi mà không cần hỗ trợ, có thể trườn khi được đặt nằm sấp để với tay nắm lấy đồ chơi yêu thích, và khi mẹ quay trở lại đi làm thì bé quấn mẹ không rời. Mẹ vừa thương vì con khóc nhiều quá, lại vừa vui vui một chút trong lòng vì con biết thể hiện tình cảm rõ ràng với mẹ.

>>  Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Dấu hiệu bé 6 tháng tập ngồi

Vậy khi bé 6 tháng chưa biết ngồi, bé 6 tháng chưa biết trườn hay bé 6 tháng chưa biết theo mẹ, thì mẹ có cần lo lắng?

Ngồi là kỹ năng thông thường các bé đạt được trong khoảng thời gian từ 4-7 tháng. Như vậy sẽ có những bé biết ngồi từ rất sớm và có những bé cần nhiều thời gian hơn một chút. Thời điểm hầu hết các bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ là 6 tháng tuổi, cũng là lúc bé sẵn sàng ăn dặm. 

Trườn là kỹ năng không chỉ cần hệ cơ xương đủ chắc khỏe mà còn đòi hỏi sự phối hợp chéo chi giữa tay và chân. Bởi vậy trườn là động tác tương đối khó đối với một em bé 6 tháng tuổi.

>> Bé mấy tháng biết trườn

Mẹ có để ý đến sự khác biệt giữa tháng tuổi của bé tính theo ngày dự sinh và ngày thực sinh? Trong những tháng đầu đời, sự khác biệt này tác động không nhỏ khi tính toán các mốc trung bình của bé. Chẳng hạn bé dự sinh ngày 15/02 nhưng sinh sớm 1 tháng và có ngày thực sinh là 15/01. Vậy thì tuổi thực của bé. Vậy tháng 7, em bé nhà mình mới được 5 tháng tuổi mà thôi! Vậy mẹ đừng vội vàng đối chiếu các mốc phát triển của bé với các bạn 6 tháng tuổi mà sốt ruột và lo lắng nhé! Bé cần 1-2 tháng nữa để có thể tập ngồi thật vững!

Bé có thể bận rộn với việc phát triển các lĩnh vực khác trước tiên. Trong 4 lĩnh vực phát triển cơ bản của trẻ sơ sinh, có những bé phát triển sớm ở một lĩnh vực nhất định và cần nhiều thời gian hơn ở một lĩnh vực khác. Điều đó là bình thường bởi mỗi em bé có đặc điểm riêng và có tốc độ phát triển hoàn toàn khác nhau. 

Tuy vậy với bé không sinh non 6 tháng chưa biết ngồi, trườn hay theo mẹ thì mẹ nên hỗ trợ để con làm được việc đó. Bởi vì ngồi ảnh hưởng đến ăn dặm và an toàn khi ăn dặm. Bé ngồi được giữ được thực quản thẳng, tránh trường hợp hóc, nghẹn khi ngồi không đúng tư thế. 

Vì bé có xu hướng gắn bó với người chăm sóc chính nên bé 6 tháng chưa biết theo mẹ có thể là do mẹ đã quá bận rộn với công việc. Khi mẹ đi làm từ sớm bé chưa thức dậy và khi chiều muộn mẹ về nhà bé đã được bà hoặc người giúp việc cho ăn và đi ngủ từ lâu. Bé có quá ít thời gian được ở bên mẹ. 

Mặt khác cũng có những dấu hiệu cho thấy bé gặp vấn đề với một lĩnh vực nào đó và cần có sự can thiệp y khoa. Mẹ có thể tham khảo các đặc điểm sau để quyết định cho bé đi khám càng sớm càng tốt. Mẹ và bé được tư vấn chuyên môn để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Khi nào mẹ thực sự phải lo lắng?

Một số biểu hiện mẹ cần cho bé đi khám chuyên khoa:

  • Bé không thể hiện tình cảm với ba mẹ hoặc những người gần gũi chăm sóc bé nhất.
  • Bé không phản hồi với các âm thanh gần bé.
  • Bé không biết cười.
  • Bé gặp khó khăn khi đưa đồ vật vào miệng.
  • Bé không tạo ra nguyên âm 
  • Các cơ ở tay và chân của bé có vẻ quá mềm hoặc quá cứng nhắc
  • Bé không tự lật sấp hoặc lật ngửa.
  • Bé không thích thú với lấy các món đồ ở gần bé.

Mẹ nên làm gì để hỗ trợ bé 6 tháng phát triển tối ưu

Luôn bình tĩnh tìm hiểu thông tin

Chăm sóc một em bé có bao nhiêu vấn đề nhỏ xíu và thật kỳ công phải không mẹ? Mẹ hãy bình tĩnh để tìm hiểu kỹ các thông tin nhé. Bé 6 tháng chưa biết ngồi hay bé 6 tháng chưa biết trườn mẹ hãy bình tĩnh đánh giá lại mốc vận động của con mình. Có những bé chưa ngồi hay trườn vì con chưa thực sự sẵn sàng.

Khi mẹ lo lắng thái quá, những áp lực và cảm xúc tiêu cục này cũng vô tình ảnh hưởng lên bé. Em bé sơ sinh chỉ cần được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của mẹ, ngày tháng trôi đi bé sẽ lớn lên theo cách của mình. 

Các hoạt động gia tăng liên kết mẹ và con

6 tháng tuổi là thời điểm nhiều mẹ phải quay trở lại với sự nghiệp của mình, dù mẹ rất bận rộn nhưng hãy cố gắng dành thời gian chất lượng cho con. Đó có thể là ôm ấp, thủ thỉ chuyện trò với bé trước khi đi ngủ hoặc dành ra một giờ cố định cùng bé đọc sách tranh mỗi ngày. Nhờ đó, những liên kết vô hình giữa mẹ và con luôn được củng cố và ngày càng bền chặt.

Hỗ trợ vận động càng sớm càng tốt

Vận động là chìa khóa mở cánh cửa trí não. Bên cạnh việc ngừng lo lắng sốt ruột trước các mốc phát triển của bé, mẹ cũng có thể thấy lợi ích của việc đạt được các mốc này sớm đối với sự phát triển chung của bé. 

Mẹ khuyến khích bé vận động

Chẳng hạn biết ngồi sớm đem đến cơ hội giải phóng đôi tay để thoải mái luyện tập các động tác vận động tinh khác như cầm nắm, sờ chạm và khám phá thế giới xung quanh. Thêm vào đó, khi ngồi tầm mắt của bé được mở rộng giúp bé quan sát nhạy bén hơn. 

Ngồi vững cũng là một trong những dấu hiệu bé sắp biết trườn và bò. Trong khi ngồi, bé nhận ra mình có thể đẩy cơ thể tiến lên phía trước bằng cánh tay và đầu gối. Từ đó, việc biết ngồi sớm có thể giúp bé trườn và bò nhanh hơn, hỗ trợ các mốc vận động thô tiếp theo phát triển nhanh chóng.

Mẹ có thể cùng bé thực hiện các bài tập hỗ trợ vận động đơn giản mà hiệu quả sau đây:

  • Khuyến khích bé nằm sấp nhiều nhất có thể ngay từ khi mới chào đời
  • Cho bé làm quen với tư thế ngồi bằng cách đặt bé ngồi tựa vào lòng mẹ 
  • Tập cho bé những bài tập củng cố cơ bắp như massage, đạp xe hay gập bụng theo cách nắm tay bé và kéo từ tư thế nằm lên tư thế ngồi 

Và còn rất nhiều bài tập khác trên tất cả các lĩnh vực phát triển của bé trong chương trình POH ACTI (0-3 tuổi).

Nếu mẹ vẫn đang bối rối làm sao để hỗ trợ con vận động đúng cách để không bỏ lỡ bất kỳ dấu mốc quan trọng nào, mẹ có thể tham gia khóa giáo dục từ sớm POH ACTI (0-3 tuổi) nhé!

POH Acti giúp mẹ giáo dục từ sớm cho con ngay tại nhà thật dễ dàng, giúp bé tránh trốn lẫy, trốn bò, chậm đi, chậm nói… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời các bài học được thiết kế và hướng dẫn bởi những cố vấn giàu chuyên môn và tận tâm sẽ giúp con mở rộng vùng khám phá, tăng cường liên kết các khớp nối thần kinh từ đó hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo