Có nên để bé tự chơi một mình?

đăng bởi Minh Tâm

 

Có nên để bé tự chơi một mình?

Có nên để trẻ sơ sinh nằm một mình? Là câu hỏi rất nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi nhiều ba mẹ cảm thấy đôi chút tội lỗi khi con nằm một mình. Tuy nhiên, đó chỉ làm cảm xúc của ba mẹ mà thôi.

Thực ra con rất cần có một khoảng không để tự thỏa mãn chính mình  đó ba mẹ. Khoảng không gian này được gọi là  “chơi một mình” hay “chơi tự lập”.

Dạy con tự lập từ sơ sinh mang đến những lợi ích tuyệt vời. Xây dựng lịch sinh hoạt khoa học và nhất quán là một cách để hình thành tính độc lập cho con. 

Bên cạnh những hoạt động ăn - ngủ - chơi vui nhộn thì trẻ cũng cần những “khoảng lặng” trong ngày để phát huy trí tưởng tượng và sự tập trung. Mẹ có thể để bé chơi một mình với những món đồ chơi yêu thích và trong một không gian an toàn. 

Những đứa trẻ tự lập từ nhỏ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển tính độc lập, kỹ năng cảm xúc - xã hội tốt hơn chính con khi không có thời gian một mình.

>> Cách giúp bé tự chuyển giấc

 

 

Trẻ sơ sinh không chịu nằm chơi?

Không phải trẻ nào cũng có thể nhanh chóng thích ứng với việc chơi một mình. Có những trẻ sơ sinh không chịu nằm chơi nếu không có ba mẹ hoặc người chăm sóc ở bên. 

Trên thực tế, những trẻ không thích ở một mình trở nên lo lắng hơn khi không có ai đồng hành bên cạnh. Không phải là trẻ không thể thích ứng được mà là cần sự hỗ trợ từ ba mẹ để dần ổn định cảm xúc khi chơi một mình. 

Nhiều bé không chịu chơi một mình mà phải có mẹ ở cạnh 

Làm sao để bé chơi một mình? 

Mỗi trẻ có một tính cách riêng để mình là một cá thể duy nhất. Hầu hết trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi đều trải qua giai đoạn khủng hoảng xa cách.

Việc nhìn mẹ hoặc người chăm sóc rời đi và phải ở lại một mình càng trở nên khó khăn hơn với những trẻ có tính cách khó hòa nhập. Do đó, việc luyện con chơi tự lập sẽ trở nên khó khăn hơn một chút. 

Dạy con chơi tự lập đôi khi không có nghĩa là để con tự chơi một mình trong không gian riêng biệt và không có ai ở cạnh. 

Những ngày đầu tiên - khi con chưa quen với việc chơi một mình, ba mẹ có thể tham gia chơi cùng con, chỉ là không khí của trò chơi không được vui nhộn như bình thường mà thôi. 

Sự có mặt của mẹ vừa giúp con cảm thấy thoải mái khi có mẹ bên cạnh, vừa tạo cho con cảm giác yên tâm để tận hưởng giờ chơi mà không lo mẹ đi khỏi tầm mắt. 

Tuy nhiên, mẹ nên chọn những hoạt động yên tĩnh và nhẹ nhàng khi ở cùng không gian với con.

Mẹ có thể để con chơi trò chơi một mình trên sàn như lắp ghép và mẹ ngồi cạnh cửa sổ để đọc sách. 

Những hoạt động tạo ra nhiều tiếng động như gõ máy tính hay sấy tóc sẽ làm con sao nhãng. Hãy tạo một không gian thật yên tĩnh để con hiểu rằng đây là khoảng thời gian trong ngày để chơi một mình, thư giãn hoặc ngủ ngắn. 

Xếp hình khối là trò chơi phù hợp với các bé 

Làm sao để con tự chơi vui vẻ? Tập cho bé tự chơi một mình như thế nào hiệu quả?

Luyện cho bé chơi một mình đúng nghĩa là tạo ra những hoạt động giúp con cảm thấy hứng thú và tập trung hoàn toàn vào trò chơi đó.

Chỉ khi giúp con có được niềm vui và cảm giác hứng thú với trò chơi thì việc dạy con chơi tự lập cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Những trò chơi như đóng vai cần nhiều tương tác không phù hợp cho khung giờ này vì trẻ cần ai đó tham gia vào trò chơi của mình.

Vậy thì, chơi ghép hình, xem truyện tranh hoặc tô màu sẽ phù hợp hơn nhiều đó mẹ nhé. Con có thể thoải mái sáng tạo, làm theo ý mình mà không cần ai chơi cùng mình. 

Để con chủ động hơn trong giờ chơi của mình, mẹ có thể lên thời khóa biểu trước và dán sticker dễ thương vào từng ngày để con biết mình sẽ chơi gì.

Khi đó, trẻ sẽ không còn ngại chơi một mình nữa mà sẽ thấy trò chơi một mình cũng thú vị không kém những trò chơi đông vui khác mà mình từng chơi. 

Dưới đây là một số gợi ý tập cho trẻ sơ sinh nằm chơi mời ba mẹ tham khảo:

Bé chơi một mình vui vẻ nếu mẹ chọn đúng hoạt động mà bé thích

Cho con giữ những đồ vật gắn liền với mẹ

Thời gian đầu luyện con tự chơi, sự có mặt của mẹ là rất quan trọng. Nhưng nếu điều này kéo dài thì con sẽ trở nên phụ thuộc.

Do vậy, mẹ nên “làm công tác tư tưởng” cho con và rút dần thời gian có mặt của mình trong khung giờ con tự chơi. 

Trước khi ra khỏi phòng hoặc không gian con tự chơi, mẹ nhớ thông báo với con rằng: “Mẹ ra khỏi phòng trong vòng 5 phút và sẽ quay lại với con ngay.” Mẹ cứ lặp đi lặp lại như vậy trong nhiều ngày liên tiếp và tăng dần thời gian vắng mặt lên. 

Mẹ hãy đưa cho con cái chăn, áo sơ mi hay bất cứ vật gì mà mẹ hay dùng để mang đến cảm giác an tâm trong vòng 5 phút không có mẹ ở bên.

Như vậy, con sẽ chịu ngồi yên trong thời gian mẹ “đi vắng” và con tự chơi một mình. 

Giảm dần thời gian có mặt của mẹ

Nếu con tự chơi vui vẻ và thoải mái khi không có ba mẹ ở bên thì chứng tỏ trẻ đã tự lập hơn.

Khi đó, mẹ có thể bắt đầu kéo dài thời gian bé chơi một mình. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần kéo dài thêm một phút để con từ từ làm quen với sự thay đổi. 

 

 

Duy trì thói quen

Thói quen giúp trẻ cảm thấy an toàn và biết trước những gì sắp diễn ra. Vì thế, nếu không có thay đổi gì thì mẹ nên duy trì lịch trình sinh hoạt đều đặn mỗi ngày, và khung giờ yên tĩnh để trẻ tự chơi một mình cũng vậy.

Khi trẻ đã biết trước thời điểm diễn ra các hoạt động theo thứ tự, cả ba mẹ và con sẽ thấy mọi chuyện diễn ra suôn sẻ hơn: trẻ tự chơi vui vẻ và mẹ cũng không cần phải nghĩ làm sao để con tự chơi mà không cần mình ngồi cạnh. 

Cho trẻ tự chơi và tận hưởng những giây phút một mình là cách tuyệt vời để dạy con tự tin tự lập tự học. Tuy nhiên, sẽ có nhiều trẻ cần thời gian thích nghi với sự thay đổi trong cách chơi. 

Vì vậy, mẹ đừng quá lo khi đã bé nhà mình mất đến vài ba tháng mới quen với việc chơi một mình. Mẹ hãy luôn nhớ rằng kiên trì và linh hoạt trong cách hỗ trợ chính là chìa khóa để dạy con tự lập từ nhỏ. 

Nếu cảm thấy việc này quá khó khăn, hoặc mẹ đã thử áp dụng đủ cách nhưng không thành công, hãy tham khảo POH Acti (0-3 tuổi) ba mẹ nhé! 

Không chỉ hướng dẫn con tự lập thành công mà chương trình còn giúp ba mẹ xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất trong nhà giúp con tối ưu tiềm năng sẵn có.

Nguồn: Babysparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo