Chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé

đăng bởi

Khi mua sắm sản phẩm cho bé, mẹ sẽ muốn chọn những sản phẩm an toàn cho làn da mỏng manh của bé.

Vì vậy, những sản phẩm nào ít có khả năng gây kích ứng da của bé và có nhiều khả năng bảo vệ da? Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho mẹ:

Tại sao bé cần sản phẩm chăm sóc da đặc biệt?

Các sản phẩm được thiết kế cho tất cả mọi người có thể làm hỏng da bé. Vì vậy, nguyên tắc vàng là lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho em bé.


Mẹ nên tắm cho con sử dụng sản phẩm dành riêng cho em bé sơ sinh

Da của bé mỏng hơn, mỏng manh và dễ bị khô hơn da người lớn. Các sản phẩm dành cho bé nên là các sản phẩm có sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng để bảo vệ sự cân bằng tự nhiên của da bé.

Các sản phẩm dành cho người lớn thường chứa nước hoa, xà phòng và cồn, có thể khiến bé bị kích ứng da hoặc thậm chí dị ứng. Các sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ sơ sinh nên chứa ít hương liệu và không nên có xà phòng hoặc cồn.

Làm thế nào để biết được một sản phẩm có phù hợp với bé không?

Những điểm chính cần chú ý trên nhãn hàng là sản phẩm chứa chất tẩy rửa nhẹ nhàng và được thiết kế riêng cho em bé. Bất kỳ sản phẩm nào dành cho trẻ em dưới ba tuổi cần phải có đánh giá an toàn.

Tuy nhiên, có chứng nhận an toàn không có nghĩa là các nghiên cứu lâm sàng về ảnh hưởng của sản phẩm đó đối với da bé đã được thực hiện.

Điều này là dễ hiểu vì các loại thử nghiệm này rất khó thực hiện. Vì vậy, mẹ nên cẩn trọng khi mua, đặc biệt là khi gia đình có tiền sử các vấn đề về da.

Làm quen với một số thuật ngữ được sử dụng trên nhãn sản phẩm sẽ giúp mẹ đưa ra lựa chọn đúng đắn.

"Cân bằng độ  pH" nghĩa là gì?

Mẹ sẽ thường thấy các cụm từ "pH trung tính" hoặc "cân bằng độ pH" được sử dụng để mô tả các sản phẩm chăm sóc da trẻ em. Thang đo pH là một cách đo lường mức độ axit hoặc kiềm của sản phẩm

Những điều cần biết về độ pH:

  • Độ pH thấp, từ khoảng 1 đến 6, cho thấy một sản phẩm có tính axit.
  • Độ pH cao hơn, từ 8 đến 14, cho thấy một sản phẩm có tính kiềm.
  • Sản phẩm có tính trung tính khi pH = 7.

Mức độ pH rất quan trọng vì trong một vài tuần sau khi sinh, bề mặt da của bé thay đổi từ gần trung tính đến hơi có tính axit (pH = 5.5)

Màng axit của da bé hoạt động như một lớp bảo vệ da. Một sản phẩm chăm sóc da gần với độ pH của da em bé sẽ không làm ảnh hưởng đến lớp bảo vệ này.

Phần lớn các sản phẩm chăm sóc da thường không cho độ pH chính xác và có thể chỉ nói rằng đây là sản phẩm có pH trung tính. Nếu da bé khỏe mạnh và không bị khô hay bong tróc thì một sản phẩm có độ pH trung tính sẽ ổn cho bé.

Đôi khi những thuật ngữ như “nhẹ” hoặc “siêu nhẹ” cũng được sử dụng để chỉ một sản phẩm có độ pH gần với độ axit của một làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng không đảm bảo rằng sản phẩm có độ pH trung tính.

Xà phòng bánh và nước tắm thông thường không phù hợp với da bé vì thường có tính kiềm. Những sản phẩm có tính kiềm sẽ làm xáo trộn màng axit của da bé và có thể gây kích ứng.

Các sản phẩm kháng khuẩn có tốt cho da của bé không?

Không. Không sử dụng các sản phẩm được dán nhãn kháng khuẩn cho bé.

Chất tẩy rửa nhẹ, lỏng, không chứa cồn, có hiệu quả tốt trong việc giữ cho bé sạch sẽ. Thành phần kháng khuẩn thường không được thêm vào các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh.

Tại sao nhãn sản phẩm đề "không cồn"?

Cồn thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da dành cho người lớn nhằm mục đích làm cho sản phẩm nhanh khô trên da, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho da.

Tuy nhiên cồn có thể làm khô da và gây kích ứng cho da bé, vì vậy không nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da có cồn cho bé.


Mẹ không nên dùng sản phẩm chứa cồn để chăm sóc cho làn da bé

Trên nhãn sản phẩm, cồn sẽ được ghi là ethanol hoặc ethyl. Tuy nhiên, có một nhóm cồn khác cũng thường là thành phần trong sản phẩm chăm sóc da gọi là alcohol béo, những chất này thường không làm khô hay gây kích ứng da.

Cetearyl alcohol là một loại alcohol béo mà mẹ có thể tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da cho bé. Một loại khác là Cetostearyl alcohol, tuy nhiên chất này vẫn có thể gây kích ứng cho bé nếu bé có làn da nhạy cảm.

Có nên chọn sản phẩm không mùi?

Nếu da em bé khỏe mạnh, mẹ có thể tùy chọn giữa sản phẩm có mùi hương và không có mùi hương, tùy theo ý thích của mẹ. Sản phẩm chăm sóc da có độ pH trung tính có mùi thơm nhẹ khi sử dụng ít sẽ không gây hại cho da bé.

Nếu em bé có làn da khô, hoặc bị bệnh chàm, mẹ nên tránh tất cả các sản phẩm có mùi. Thành phần tạo hương có thể gây kích ứng cho da bé, kể cả mùi hương tự nhiên từ tinh dầu hoặc chiết xuất từ thực vật.

Các sản phẩm tự nhiên nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng không chắc an toàn hơn những sản phẩm khác. Bởi vậy, vì lí do an toàn, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên tránh dùng tất cả các sản phẩm có mùi hương.

Có nên dùng thử trước khi sử dụng một sản phẩm mới?

Kem dưỡng ẩm và kem dưỡng da cho bé thường có mùi thơm nhẹ. Mẹ có thể muốn cho bé dùng thử trước.

Mẹ có thể thoa một chút kem lên một vùng da nhỏ trên cánh tay hoặc chân của bé. Theo dõi trong vòng 24 giờ để xem liệu da của bé có phản ứng gì với kem dưỡng không. Nếu có, vùng da đó của bé có thể sẽ trở nên đỏ, ngứa, đau hoặc bong tróc.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, mẹ cần ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức. Tiếp tục theo dõi trong vài ngày, vì có thể sau mấy ngày, da của bé mới phản ứng với sản phẩm.

Những sản phẩm tốt nhất cho bé bị chàm

Nếu em bé có làn da khô hoặc bị chàm, điều quan trọng là chỉ nên sử dụng các sản phẩm làm mềm da và tránh tất cả các sản phẩm có mùi hương.

Chọn loại nước, kem hoặc thuốc mỡ làm mềm da nhẹ nhàng, không mùi, không xà phòng sẽ giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da của bé và ngăn ngừa khô da. Mẹ có thể dùng những sản phẩm này để tắm và gội đầu cho bé.

Nếu em bé bị bệnh chàm và mẹ muốn mát xa cho bé, tốt nhất nên sử dụng luôn loại kem dưỡng theo đơn đã được kê thay vì sử dụng một sản phẩm khác.

Thông tin khác trên nhãn sản phẩm


Mẹ nên đọc kỹ thông tin trước khi chọn mua sản phẩm

Theo luật, các nhà sản xuất các sản phẩm tắm và chăm sóc da cho trẻ em chỉ cần phải đề cập những thông tin sau trên nhãn sản phẩm:

  • Hạn sử dụng (Kể từ ngày sản xuất hoặc kể từ ngày mở sản phẩm)
  • Mô tả công dụng sản phẩm
  • Những cảnh báo cần thiết
  • Tên của nhà sản xuất
  • Danh sách thành phần

Nhà sản xuất tự điều chỉnh các thuật ngữ được sử dụng trên nhãn hàng. Thỉnh thoảng, rất khó để mẹ có thể hiểu được những gì ghi trên nhãn.

Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến nhất mà mẹ nên biết:

  • Antibacterial/antimicrobial: Tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Alcohol-free: Không chứa cồn
  • Chemical: Các chất nhân tạo hoặc tự nhiên làm từ nguyên tử hoặc phân tử. Tất cả các thành phần của sản phẩm đều là hóa chất.
  • Dermatologically tested: Không có định nghĩa pháp lý khi áp dụng cho mỹ phẩm, nhưng cụm này thường có nghĩa là "thử nghiệm trên da". Các xét nghiệm không nhất thiết được thực hiện bởi bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu nhưng có thể đã được kiểm tra bởi một người có trình độ y tế.
  • Hypoallergenic: Ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng.
  • For sensitive skin: Ít có khả năng gây kích ứng, dùng cho da nhạy cảm. (Khác với phản ứng dị ứng)
  • Fragrance-free/unscented: Không có thành phần tạo mùi hương đặc biệt. Tuy nhiên, một thành phần có chứa mùi hương vẫn có thể được đưa vào nếu có một lý do khác, chẳng hạn như để lấp đi mùi của sản phẩm ban đầu.
  • Natural: Một chất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các chất tự nhiên không phải lúc nào cũng lành mạnh hay an toàn hơn. Ví dụ, nicotine và asen là những chất tự nhiên.
  • Organic: Không có định nghĩa pháp lý cho mỹ phẩm hữu cơ. Một sản phẩm được gọi là organic nếu chứa hơn 95% thành phần được sản xuất hữu cơ.
  • pH balanced: Sản phẩm có độ pH gần với độ pH của một làn da khỏe mạnh, hơi có tính axit, khoảng từ 4,5 đến 5,5.
  • pH neutral or pH skin neutral: Sản phẩm có nồng độ pH là 7
  • Preservative: Chất bảo quản - Thành phần được thêm vào để bảo vệ sản phẩm và người dùng chống nhiễm bẩn bởi vi trùng trong quá trình bảo quản và sử dụng.
  • Soap or alkali-free:  Không chứa xà phòng hoặc các hóa chất có tính kiềm khác (pH>8)

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo