Chơi xếp hình khối và những lợi ích không ngờ cho trẻ 0-36 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Một bộ gồm các khối lắp ráp, sắp xếp là một loại đồ chơi đơn giản nhưng những lợi ích cho sự phát triển của trẻ lại rất lớn! Xếp hình được coi là một trò chơi giáo dục phát triển trí não, giúp trẻ thông minh hơn. Trong bài viết về Đồ chơi an toàn cho trẻ, mẹ sẽ biết được những khối hình đơn giản này kích thích hầu hết mọi lĩnh vực phát triển của trẻ như thế nào.

Khi bé lớn lên, con vẫn có thể dùng bộ độ chơi hình khối đó nhưng chơi với những cách phức tạp hơn. Con sẽ bắt đầu với các vận động cơ bản như cầm nắm và khám phá ra một khối, và sau đó là xây dựng để sắp xếp các khối thành những cấu trúc đơn giản. 

Tro-choi-xep-hinh-khoi-mang-lai-nhieu-loi-ich-cho-tre

Trò chơi xếp hình khối mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Trong suốt mỗi quá trình xếp hình khối, bé sẽ tinh chỉnh và phát triển các kỹ năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ cũng như kỹ năng xã hội. Đồng thời khả năng sáng tạo, tư duy, trí tưởng tượng và sự kiên trì của trẻ cũng được rèn luyện và kích thích phát triển.

Dưới đây là cách bộ đồ chơi hình khối tác động đến sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn!

 

 

Từ 0 – 12 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu học cách cần nắm các khối trong khoảng 2 tháng đầu. Trong khoảng thời gian này, nếu đặt một khối hình trong tay trẻ, bé sẽ nắm lấy ngay. Có lẽ bé cũng sẽ nhìn vào khối hình trong bàn tay mình theo mọi hướng bằng cách sử dụng các chuyển động của tay và cánh tay. 

Hành động này có vẻ đơn giản nhưng lại có những tác động rất lớn: Trẻ đang tương tác với khối đồ chơi theo cách riêng của con và hình thành nên ý niệm về vật này. Đồng thời giúp xây dựng sự liên kết tay - mắt linh hoạt và khéo léo hơn.

Đến 3 tháng tuổi, bé có thể cố đưa những khối hình mẹ đặt vào tay con lên miệng, vì vậy (mẹ phải) chắc chắn rằng các khối đủ lớn, không có các cạnh nhỏ và sắc.

Đến 7 tháng tuổi, bé nhà bạn có thể sử dụng một động tác cào để đưa các khối trên sàn lại gần hơn với mình, nhưng phải đến gần 10 tháng tuổi bé mới có thể tự cầm các khối bằng cách dùng ngón trỏ và ngón cái.

Cũng tại mốc 10 tháng tuổi, bé có thể xem xét các khối ở gần hơn để có thể biết được về đặc tính của chúng. Mẹ có thể quan sát thấy bé đập các khối vào nhau để nghe các tiếng động hoặc di chuyển các ngón tay xung quanh khối để cảm nhận sự va chạm.

Từ 13 – 24 tháng tuổi

Khi bé nhà bạn bước sang 13 tháng tuổi, mẹ có thể thấy bé bắt đầu có nhiều sự tương tác hơn với các khối. Bé có thể cầm theo khi đang tập đi, ném, nhặt chúng vào thùng rồi lại đổ ra sàn.

Các hành vi như vậy giúp xây dựng các trải nghiệm, nhằm kích thích các kỹ năng nhận thức của trẻ, bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy toán học, tư duy khoa học và sự chú ý. 

Bé sẽ dùng hầu hết thời gian chơi với các khối và nghĩ “Nếu như vậy thì sao…” và “ Tại sao”. Ví dụ, bé có thể cố ghép hai khối khác nhau lại và tự hỏi tại sao chúng không khớp với nhau. Mẹ hãy đưa cho trẻ các khối đa dạng và để trí tò mò dẫn dắt bé khám phá.

Đến 18 tháng tuổi, bé có thể xây dựng các tòa tháp nhỏ gồm ba đến bốn khối hình và có khả năng bắt đầu sử dụng chúng có mục đích, ví dụ như xây một “ga-ra” cho chiếc xe đồ chơi của mình. Đến 21 tháng tuổi, tòa tháp bé xây sẽ thành 6 khối, và đến 23 tháng tuổi, bé có thể có đủ lực ở ngón tay để có thể chơi với các khối nhỏ hơn.

 

 

Từ 25 – 36 tháng tuổi

Trẻ đã được hai tuổi và đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng mọi thứ nhờ vào những điều đã học được trong thời gian chơi với các khối. Khoảng 25 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề tượng hình để tìm ra các cách sử dụng khác nhau của các khối. 

Ví dụ, bé có thể tiếp tục di chuyển các khối vòng quanh và ghép chúng lại cho đến khi bé học được cách tạo ra hình vuông. Bé cũng có thể thử nghiệm việc sử dụng các vật liệu khác để xây dựng, như gậy hoặc các khối vuông. 

Đến 27 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể xếp tháp với 6 hình khối trở lên. Đến khoảng 28 tháng tuổi, bé sẽ tạo ra các loại kiến trúc đơn giản mà mẹ có thể nhận ra được, như nhà hay xe.

Những mô hình này chỉ có một vài hình khối nhưng đầy đủ những thứ thiết yếu. Trẻ cũng có thể phá những “công trình tí hon” của mình để xây lại hoặc tạo thành một mô hình hoàn toàn mới.

Chơi với các khối là trò chơi thú vị đối với trẻ mọi lứa tuổi và mọi giai đoạn phát triển. Do đó, món đồ chơi này được xuất hiện rất nhiều trong những hoạt động của chương trình POH ACTI. Mời ba mẹ tìm hiểu về chương trình tại đây!

Nguồn: Baby Sparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo